Xây dựng cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 95 - 96)

2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.2.3. Xây dựng cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động giải quyết

chấp của Trọng tài thương mại

Sự hỗ trợ của Tòa án với hoạt động của Trọng tài thƣơng mại thể hiện ở các mặt sau: Tòa án hỗ trợ việc thi hành thỏa thuận trọng tài; Tòa án có quyền xem tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài; Tòa án giúp các bên lựa chọn, thay đổi Trọng tài viên trong những tình huống cần thiết; Tòa án có thể xem xét lại quyết định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tòa án có thể quyết định hủy hay không hủy quyết định trọng tài.

Mặt khác, cần có quy định ràng buộc Tòa án công nhận và yêu cầu các bên thực thi thỏa thuận thƣơng lƣợng, hòa giải trong trƣờng hợp HĐCV giữa NHTM và khách hàng có thỏa thuận thƣơng lƣợng, hòa giải. Thực tế cho thấy, nhiều HĐCV có điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp phát

sinh thì các bên phải tiến hành thƣơng lƣợng, hòa giải trƣớc khi nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, tuy nhiên, hiện nay pháp luật còn bỏ ngỏ vấn đề này, Tòa án sẽ không công nhận và yêu cầu các bên thực thi thỏa thuận hòa giải trƣớc khi thụ lý vụ án, điều này đi ngƣợc lại với những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng và không hỗ trợ cho sự phát triển của phƣơng thức này. Không ai bắt các bên tham gia vào thỏa thuận thƣơng lƣợng, hòa giải, do vậy, về nguyên tắc, các bên có trách nhiệm tôn trọng và thực thi những điều mà họ đã thỏa thuận. Ngoài ra, về mặt chính sách, nhằm thúc đẩy sự phát triển của phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải, góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác giải quyết tranh chấp nhằm giảm tải cho hệ thống Tòa án thì việc Tòa án tạm dừng việc thụ lý vụ án và yêu cầu các bên tiến hành hòa giải trƣớc là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Vấn đề cơ bản ở đây, chính là sự cân nhắc giữa một bên là việc đảm bảo quyền đƣợc tiếp cận hệ thống Tòa án của các tổ chức, cá nhân trong xã hội với một bên là việc khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua phƣơng thức hòa giải, giảm tải công việc cho các Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 95 - 96)