Một số đánh giá từ thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 79 - 93)

hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2.1.5.1. Những mặt thuận lợi

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các Toà án nhân dân các cấp có thẩm quyền, các Trung tâm trọng tài đã từng bƣớc vận dụng tối ƣu các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp. Việc giải quyết đã góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp. Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp HĐCV trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐCV tại Trọng tài, Toà án đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Cụ thể là:

Một là, pháp luật điều chỉnh quan hệ tín dụng ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đã quy định khá đầy đủ, tạo hành lang pháp lý vững chắc chắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Trọng tài viên nhanh chóng tìm ra hƣớng giải quyết cũng nhƣ đƣa ra quyết định đảm bảo quyền lợi cho các đƣơng sự đó là các

văn bản Luật và văn bản dƣới Luật nhƣ: Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004, Bộ luật dân sự 2005, Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật Trọng tài thƣơng mại... và các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn về điều kiện cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay, quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm... Do đó, công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản đƣợc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Những quy định này đã nâng cao trách nhiệm của các cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐCV.

Hai là, việc giải quyết tranh chấp HĐCV tại Tòa án đã đƣợc thống nhất theo một thủ tục tố tụng chung- thủ tục tố tụng dân sự. Điều này đã khắc phục đƣợc hạn chế trƣớc đây trong giải quyết tranh chấp HĐCV. Trƣớc khi có Bộ luật tố tụng Dân sự, Toà án phải mất nhiều thời gian để xác định tranh chấp HĐCV cần đƣợc giải quyết là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh tế để áp dụng quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hay kinh tế. Hiện nay, vấn đề này không đặt ra nữa. Điều này, đã tiết kiệm đƣợc thời gian cho các cơ quan tƣ pháp và cho chính các bên tranh chấp.

Ba là, Toà án nhân dân các cấp, các Trung tâm trọng tài đã không ngừng nâng cao chất lƣợng xét xử, làm rõ những yêu cầu của đƣơng sự trong vụ án, tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết vụ án.

Bốn là, phần lớn các tranh chấp các đƣơng sự đều có thiện chí giải quyết bằng thƣơng lƣợng, hòa giải, chỉ khi không thể bàn bạc, thỏa thuận đƣợc thì các bên mới giải quyết tranh chấp Toà án, Trung tâm trọng tài, thậm chí khi tham gia tố tụng tại các cơ quan này cũng có nhiều vụ hòa giải thành công và đƣợc ghi nhận bởi quyết định của Tòa án, Trung tâm trọng tài.

Trên đây là một số thuận lợi đã góp phần thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay của NHTM đƣợc nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo việc tự do thỏa thuận của đƣơng sự, giữ gìn nền pháp chế xã hội chủ

nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết loại tranh chấp này, còn một số vấn đề bất cập, khó khăn cần đƣợc xem xét sửa đổi, khắc phụ để hoạt động giải quyết tranh chấp có đƣợc hiệu quả cao hơn.

2.1.5.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐCV của NHTM với khách hàng, có thể đƣa ra một số nhận định, đánh giá về những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐCV nhƣ sau:

Thứ nhất, pháp luật hiện hành liên quan đến giải quyết tranh chấp tuy khá đầy đủ nhƣng chƣa đồng bộ, chƣa hoàn thiện.

Thật vậy, việc giải quyết tranh chấp về HĐCV hiện nay đƣợc quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Một số quy định trong các văn bản luật, văn bản dƣới luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định nguyên tắc chung mang tính định hƣớng, vì thế gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật. Đặc biệt là các văn bản phục vụ cho việc xử lý tài sản bảo đảm không có sự thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau ở khía cạnh nhất định.

Việc xử lý tài sản bảo đảm còn phụ thuộc vào quá nhiều cơ quan dẫn đến khách hàng cố tình chây ỳ, gây thiệt hại cho NHTM. Một thực tế là, khi khách hàng vay vốn NHTM mà có tài sản để bảo đảm khoản vay, khi không trả nợ đƣợc thì NHTM có quyền phát mại tài sản. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục sang tên trƣớc bạ thì lại phải có sự đồng ý của chủ sở hữu, nếu khách hàng không thiện chí sang tên thì NHTM phải đón nhận nguy cơ rủi ro cao, không thể xử lý tài sản để thu nợ dẫn đến phát sinh tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp tại cơ qua tài phán lại mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho cả hai bên.

Thứ hai, thủ tục giải quyết tranh chấp vẫn còn rƣờm rà, thời gian kéo dài, gây tốn kém thời gian và chi phí tài chính cho các bên tranh chấp.

Có thể thấy rằng, thủ tục khởi kiện ra Tòa án khá rắc rối, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp phải trải qua nhiều giai đoạn, do vậy, thời gian thực tế để giải quyết xong một vụ việc thƣờng là 2 năm, nếu bị trì hoãn hoặc khách hàng bỏ trốn thì vụ việc có thể kéo dài thêm nhiều năm nữa, dẫn đến nguồn vốn của NHTM bị ứ đọng, khó hoặc không có khả năng thu hồi.

Thứ ba, sự vi phạm nguyên tắc tố tụng Tòa án, tố tụng Trọng tài, dẫn đến tình trạng những bản án của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên sẽ bị Toà án cấp trên xử huỷ để xét xử lại, phán quyết của Trọng tài bị hủy, gây tốn nhiều thời gian và chi phí cho các bên cũng nhƣ cho Nhà nƣớc.

Thứ tư, trình độ, năng lực của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Trọng tài viên còn hạn chế.

Yếu tố đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng bản án, quyết định, phán quyết là nhân tố con ngƣời mà trực tiếp là đội ngũ các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Trọng tài viên - những ngƣời tham gia hoạt động xét xử. Vì thế, các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Trọng tài viên phải là những ngƣời có đầy đủ kiến thức về chuyên môn, am hiểu kiến thức xã hội, có lập trƣờng quan điểm tƣ tƣởng vững vàng mới có thể đánh giá đúng sự thật khách quan và đƣa ra những phƣơng án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Hiện nay, trình độ của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Trọng tài viên còn chƣa đáp ứng về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm xét xử trong những vụ tranh chấp phức tạp dẫn đến ảnh hƣởng chất lƣợng của các bản án, quyết định, phán quyết. Đặc biệt hiện nay, các Thẩm phán ở Tòa án cấp huyện còn có khó khăn trong việc cập nhật kiến thức mới, trình độ giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay còn hạn chế, nhiều khi thẩm phán chƣa nắm bắt đƣợc hết các quy định của pháp luật về ngân hàng, các

thẩm phán xét xử chủ yếu dựa vào quy định của Bộ Luật dân sự. Bên cạnh đó, Hội thẩm nhân dân hiện nay còn kiêm nhiệm quá nhiều công việc, thiếu sự chuyên nghiệp và chuyên trách. Hội thẩm nhân dân đƣợc cơ cấu theo từng lĩnh vực với mục đích khi có các vụ án mà đƣơng sự, bị cáo tại phiên tòa có liên quan đến các lĩnh vực nào, thì sẽ đƣợc mời đến tham gia nghiên cứu hồ sơ để xét xử, khi các vụ án có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của mình thì trong nhiều trƣờng hợp, Hội thẩm sẽ am hiểu về lĩnh vực đó hơn Thẩm phán. Tuy nhiên, Hội thẩm mặc dù có trình độ chuyên môn riêng nhƣng còn hạn chế rất nhiều về trình độ pháp lý, đây là vấn đề bất cập trong thực tiễn hiện nay.

Thứ năm, hoạt động cung cấp, phân tích chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các chủ thể liên quan, nhất là các đƣơng sự còn gặp nhiều khó khăn.

Trƣớc Toà án, Trọng tài, nếu các đƣơng sự không chứng minh đƣợc sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết phục đƣợc Toà án, Trọng tài bảo vệ quyền cho mình. Vì trên thực tế, các Toà án, Trung tâm trọng tài cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Vì lý do này, một mặt dẫn tới việc giải quyết vụ án không đúng với sự thật khách quan, mặt khác làm cho đƣơng sự không bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền cho đƣơng sự mà còn có ý nghĩa giúp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Trọng tài viên có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng quy định của pháp luật.

Thứ sáu, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức nhƣ Tòa án nhân dân, Trung tâm trọng tài, cơ quan công an, cơ quan thi hành án còn chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa thực sự hiệu quả, gây khó khăn trong công tác thi hành án. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều phán quyết, bản án, quyết định buộc hai bên thi hành nghĩa vụ không có khả năng hoặc không thể thi hành trên thực tế.

Thứ bảy, mặc dù thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp, đồng thời đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, việc thi hành án còn kém hiệu quả, khiến doanh nghiệp, NTHM mất niềm tin.

Theo báo cáo của Tổng cục Thi hành án thành phố Hồ Chí Minh – môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, các doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục liên quan trong thời gian trung bình là 148 ngày, tỷ lệ thành công chỉ đạt 28%. Tại Hà Nội, thời gian tiến hành đƣợc rút ngắn trong 112 ngày, tỷ lệ thành công của doanh nghiệp cao hơn, đạt 36%. Tuy nhiên, số liệu của các tỉnh lân cận, lại có sự khác biệt rõ nét. Nam Định với thời gian trung bình 81 ngày, đạt 71% vụ việc thành công; Hƣng Yên 142 ngày, thành công 73% vụ.

2.1.5.3. Dự báo xu hướng tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của NHTM trong những năm tiếp theo

Theo khảo sát thực tế, Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tăng từ 4,08% (cuối năm 2012) lên 4,73%/ tổng dƣ nợ tín dụng vào tháng 10/2013. Khi tình hình kinh tế vĩ mô đƣợc cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống ngân hàng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan. Đến cuối tháng 12/2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3,63% tổng dƣ nợ tín dụng. Tuy nhiên, một số chuyên gia của một số tổ chức tiền tệ quốc tế và chuyên gia NHTM trong nƣớc cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của NHTM thực tế luôn cao gấp khoảng hai lần số liệu do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố hiện nay đang ở mức 7- 8%, riêng các ngân hàng [31].

Nguyên nhân chủ yếu là nợ xấu tiếp tục tăng lên trong đó phần nợ xấu tăng mạnh nhất lại rơi vào nợ nhóm 5 - tức là nợ có khả năng mất vốn. Tổng hợp một số thông tin từ các ngân hàng tiêu biểu nhƣ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thƣơng mại cổ

phần công thƣơng Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Quân Đội (MBB), Ngân hàng thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), Ngân hàng kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Á Châu (ACB), có thể nhận thấy hầu hết các ngân hàng đều có tỉ trọng nợ nhóm 5 tăng dần qua từng quý. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 và đến 30/6/2013: Vietcombank từ 2,26% lên 2,81%; VietinBank từ 1,46% lên 2,1%; Eximbank từ 1,32% lên 1,49%; Sacombank từ 1,89% lên 2,5%; MB từ 1,86% lên 2,45%; ACB từ 2,5% lên gần 3%; SHB từ 8,51%lên 9,04%; Techcombank từ 2,69% lên 5,28% [31].

Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn, xem nhƣ khách hàng không thể trả nợ và ngân hàng buộc phải bỏ vốn ra xóa nợ bằng cách trích lập dự phòng 100%. Đây cũng là lý do chính giải thích cho việc lợi nhuận ngành ngân hàng đang giảm, nguy cơ tranh chấp ngân hàng ngày càng gia tăng.

Có thể nhận định rằng, trong những năm tới, tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của NHTM sẽ phát triển theo xu hƣớng sau đây:

Một là, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của NHTM sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo, trong đó tranh chấp chủ yếu sẽ xảy ra trong thời gian tới, đó là tranh chấp giữa NHTM với khách về xử lý tài sản bảo đảm.

Dự báo, xu hƣớng tranh chấp HĐCV sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu vẫn đang khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng phá sản, làm ăn thua lỗ, đời sống kinh tế - xã hội khó khăn. Có thể nhận diện một trong số tranh chấp chủ yếu sẽ xảy ra trong thời gian tới, đó là: tranh chấp giữa NHTM và chủ doanh nghiệp, cá nhân về xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là tài sản thế chấp bằng bất động sản. Bởi, khá nhiều khoản vay trƣớc đây đƣợc thế chấp bằng giá

trị quyền sử dụng đất khi giá đất trên thị trƣờng rất cao. Đến nay, thị trƣờng bất động sản đóng băng, giá đất tuột dốc, NHTM yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân trả nợ để giải chấp nhƣng doanh nghiệp, cá nhân thì đề nghị NHTM phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM hiện nay đang gặp vƣớng mắc, một phần do trình độ, khả năng của cán bộ ngân hàng nhƣng phần lớn vẫn là do thủ tục phức tạp, cơ chế pháp lý chƣa phù hợp… Chẳng hạn nhiều bất động sản thế chấp tại NHTM dù đầy đủ thủ tục nhƣng khi cần thu hồi vốn, NHTM vẫn không thể tự bán. Pháp luật về giao dịch bảo đảm cho phép NHTM bán bất động sản để thu hồi nợ nhƣng Bộ Luật dân sự lại quy định ngƣời đứng tên trong hợp đồng mua bán phải là chủ bất động sản hay ngƣời đại diện hợp pháp của chủ bất động sản. Do đó, nếu chủ bất động sản không đồng ý, phản đối thì không thể thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ cho bất động sản đó. Gặp trƣờng hợp này, để có quyền bán bất động sản hợp pháp thì NHTM phải khởi kiện. Nhƣng thực tế, một vụ án có khi phải trải qua nhiều năm, qua rất nhiều cấp xét xử… Khi án có hiệu lực, nếu ngân hàng thắng kiện cũng chƣa chắc có thể xử lý tài sản.

Hai là, xuất hiện loại tranh chấp mới, đó là các tranh chấp giữa chủ đầu tƣ dự án và các ngân hàng thƣơng mại.

Có thể thấy rằng, thị trƣờng bất động sản ở Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn trầm lắng, đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng các xung đột giữa NHTM và khách hàng. Chỉ trong thời gian ngắn, đã bùng phát hàng loạt các tranh chấp trong lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh những tranh chấp đang diễn ra phổ biến nhƣ cách tính diện tích căn hộ, quy định phần sở hữu chung, phí dịch vụ, chiếm dụng vốn, bán nhà khi chƣa đủ pháp lý… thì trong tƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiến giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 79 - 93)