Nghĩa của việc quy định TNHS đối với pháp nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60380 (Trang 51 - 55)

Việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong BLHS 2015 là một trong các nội dung mang tính đột phá, thể hiện sự đổi mới nhận thức trong việc sửa đổi BLHS lần này. Việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại vào thời điểm này là cần thiết và đúng lúc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì:

a) Tình hình vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện diễn ra phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống an lành của người dân và gây mất trật tự, an toàn xã hội. Việc quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại sẽ góp phần răn đe, phòng chống, xử lý kịp thời, nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật do pháp nhân gây ra, đảm bảo công bằng xã hội.

b) Hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập mặc dù đã có chế tài xử phạt hành chính, quy định của pháp luật dân sự, kinh tế nhưng không hiệu quả; cơ chế bảo vệ của pháp luật đối với những người yếu thế trong xã hội khi xảy ra trường hợp pháp nhân vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với họ chưa

thực sự có hiệu quả. Do đó, trách nhiệm xử lý pháp nhân theo quy định của pháp luật hình sự phải thuộc về Nhà nước, chủ thể có đầy đủ sức mạnh, nguồn lực và thẩm quyền để thực hiện.

c) Việc quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân nói chung, pháp nhân thương mại nói riêng là xu thế chung trên thế giới. Việc chế định hóa TNHS đối với pháp nhân thương mại khẳng định hệ thống pháp luật của Việt Nam từng bước được hoàn thiện, phù hợp với pháp luật quốc tế trên cơ sở học hỏi, áp dụng những kinh nghiệm hay trong khoa học pháp lý của các quốc gia tiên tiến.

d) Quy định TNHS của pháp nhân thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Sự phù hợp của Bộ luật hình sự 2015 với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Bộ luật đã nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên, đặc biệt là các điều ước liên quan đến phòng, chống tội phạm như: Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000; Công ước chống tham nhũng năm 2003; Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác; Công ước chống bắt cóc con tin năm 1979; các điều ước của Liên hợp quốc, của ASEAN về chống khủng bố; các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).... Những quy định này tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

e) Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, việc quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại cũng là một biện pháp quan trọng hàng đầu

nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xử lý pháp nhân khi có vi phạm pháp luật xảy ra, đồng thời, tránh việc bỏ lọt tội phạm;

f) Với việc quy định TNHS của pháp nhân sẽ đưa ra cơ sở pháp lý để quy định trình tự thủ tục tố tụng hình sự chặt chẽ với pháp nhân, góp phần bảo đảm khách quan, hiệu quả hơn trong việc xử lý hành vi vi phạm của pháp nhân so với các chế tài xử lý hiện hành. Đồng thời, tăng cường bảo vệ quyền lợi của người dân khi thực hiện khiếu nại, khởi kiện.

g) Quy định TNHS của pháp nhân sẽ tạo cơ sở pháp lý để xử lý những pháp nhân vì lợi nhuận mà bất chấp pháp luật của Nhà nước, xem thường tính mạng, sức khỏe của người dân, lũng đoạn thị trường, phá vỡ trật tự quản lý của nền kinh tế đất nước cũng như để can thiệp vào hoạt động của các nhóm tội phạm có tổ chức tồn tại dưới hình thức hợp pháp là công ty, như các nhóm tội phạm hoạt động buôn lậu, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán trẻ em, ma túy,...

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cùng với các điều kiện hội nhập quốc tế, so sánh, tham khảo, học tập kinh nghiệm trong xây dựng và áp dụng chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân của nhiều nước tương quan, cho thấy: Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật hình sự 2015 của nước ta là cần thiết và phù hợp.

Về mặt lý luận, khi xây dựng chế định trách nhiệm hình sự của pháp

nhân đã làm thay đổi quan điểm của khoa học pháp lý truyền thống trong xác định chủ thể chịu trách nhiệm hình sự, tạo một bước tiến mới trong nhận thức và nguyên tắc xây dựng pháp luật, phù hợp với xu hướng phát triển chung trong pháp luật hình sự thế giới.

Về mặt thực tiễn, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong

Bộ luật hình sự 2015 góp phần trừng trị tội phạm hiệu quả hơn, bổ sung “lỗ hổng” trong chính sách hình sự, tạo sự công bằng trong việc phân phối trách

nhiệm giữa các pháp nhân, tổ chức và cá nhân người phạm tội đã hành động vì lợi ích của các thực thể này; đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới.

CHƢƠNG II

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60380 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)