a) Đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn:
Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là cần thiết. Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều công ty, doanh nghiệp có những vi phạm pháp luật mà việc áp dụng các chế tài pháp lý của các ngành luật khác ít nghiêm khắc hơn Luật hình sự (Luật hành chính, Luật dân sự) đã không đủ sức để ngăn chặn. Kinh tế thị trường đã mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng cùng với đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là mặt trái của kinh tế thị trường như các hành vi vi phạm quy định về độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại đường xá, cầu cống…, gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Những hậu quả đó không phải do những cá nhân gây ra, mà chủ yếu là do những tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác nhau thuộc mọi thành phần. Cụ thể, trong lĩnh vực môi trường, vì lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã cố ý trực tiếp xả thải ra môi trường không qua xử lý, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường sống, cho sản xuất của nông dân, ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài đến sức khỏe của nhân dân1. Trong lĩnh vực thuế, hành vi trốn thuế bằng nhiều hình thức khác nhau của các doanh nghiệp gây thiệt hại, giảm thu ngân sách cho Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng2. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tình trạng doanh nghiệp kinh doanh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại… cũng xảy
1 Xem: Báo cáo trong Hội thảo tham vấn nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Bộ tư pháp): Nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Hà Nội, 27-28/11/2014, tr. 6.
2 Xem: Báo cáo trong Hội thảo tham vấn nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Bộ tư pháp): Nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Hà Nội, 27-28/11/2014, tr. 6 – 7.
ra khá phổ biến3. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vì sức ép lợi nhuận, sức ép thành tích nên một số ngân hàng đã nới lỏng điều kiện tín dụng, không tuân thủ nghiêm túc một số trình tự, thủ tục, quy định… làm thất thoát tài sản, gây thiệt hại cho Nhà nước, tác động tiêu cực tới các chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian dài4. Trong lĩnh vực bảo hiểm, các hành vi vi phạm về bảo hiểm đang gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp với hậu quả ngày càng nặng nề. Các hành vi phổ biến là vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động, dùng thủ đoạn gian dối để thụ hưởng trái phép các chế độ bảo hiểm và vi phạm trong quản lý và thực hiện bảo hiểm5.
Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi trên đối với pháp nhân chủ yếu bằng hình thức xử phạt vi phạm hành chính mà không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, pháp nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một trong các hình thức là cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong đó cảnh cáo, phạt tiền là biện pháp phạt chính; tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được áp dụng là biện pháp phạt chính hoặc là biện pháp xử phạt bổ sung. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, pháp nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hay nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình; buộc áp dụng biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm; buộc cải chính thông tin; buộc thu hồi sản phẩm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp…
3 Xem: Báo cáo trong Hội thảo tham vấn nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Bộ tư pháp): Nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Hà Nội, 27-28/11/2014, tr. 7.
4 Xem: Báo cáo trong Hội thảo tham vấn nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Bộ tư pháp): Nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Hà Nội, 27-28/11/2014, tr. 7-8.
5 Xem: Báo cáo trong Hội thảo tham vấn nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Bộ tư pháp): Nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Hà Nội, 27-28/11/2014, tr. 8.
Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân và mức phạt tối đa là 2 tỷ đồng, trừ các trường hợp luật chuyên ngành quy định khác (điểm e khoản 1 Điều 3, Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Ngoài biện pháp xử phạt hành chính và buộc khắc phục hậu quả, tổ chức, pháp nhân vi phạm hành chính gây thiệt hại phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Trên thực tế, mức xử phạt hành chính đối với tổ chức vi phạm còn thấp nên tác dụng phòng ngừa rất hạn chế. Đặc biệt hiện nay, Bộ luật Hình sự quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm” là dấu hiệu bắt buộc của hơn 70 cấu thành tội phạm với việc không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân dẫn tới thực tế, tổ chức vi phạm chỉ bị xử lý hành chính dù có tái phạm và điều này dẫn tới tình trạng nhiều cá nhân núp dưới bóng của tổ chức để phạm tội6. Như vậy, để khắc phục những bất cập nêu trên, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là cần thiết.
Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước như Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia (TOC), Công ước của Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng (UNCAC). Các công ước khuyến nghị, mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo áp dụng đối với những pháp nhân bị quy kết trách nhiệm pháp lý theo quy định những biện pháp chế tài hiệu quả, tương ứng với tính chất và mức độ của tội phạm và đủ sức răn đe, có thể là chế tài hình sự, chế tài phi hình sự hoặc phạt tiền.
b) Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại vào Bộ luật hình sự 2015 là hợp lý và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.
Nghiên cứu Luật hình sự nước ngoài quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân cho thấy, hình phạt quy định áp dụng với pháp nhân phạm tội ở mỗi nước cũng rất khác nhau, có nước chỉ quy định hình phạt tiền là hình
phạt duy nhất áp dụng như các nước theo truyền thống án lệ và Trung Quốc, trong khi các nước khác lại quy định một hệ thống hình phạt có thể áp dụng đối với các thực thể này7. Bộ luật Hình sự Pháp quy định hình phạt áp dụng đối với pháp nhân bao gồm: Phạt tiền; giải thể; cấm thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội; giám sát tư pháp; đóng cửa các cơ sở pháp nhân; loại khỏi thị trường; cấm gọi vốn; cấm phát hành séc hoặc thẻ thanh toán; tịch thu vật đã được dùng vào việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có; niêm yết hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng bản án, quyết định của Tòa án cũng là những loại hình phạt nhằm hạn chế quyền và lợi ích của pháp nhân. Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Việt Nam nên quy định một hệ thống hình phạt riêng bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung áp dụng đối với pháp nhân phạm tội, trong đó chú trọng đến hình phạt tiền. Có như vậy mới tạo khả năng cho Tòa án trên cơ sở đánh giá toàn diện các tình tiết của tội phạm và chủ thể thực hiện, quyết định loại và mức hình phạt phù hợp, bảo đảm nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt khi giải quyết vụ án cụ thể8.
c) Quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn phòng chống tội phạm đang rất nóng tại Việt Nam
Mặc dù khi trình chế định truy cứu TNHS của pháp nhân trong BLHS 2015, ý kiến của nhiều chuyên gia vẫn còn khác nhau, nhưng thực tiễn đang nói lên tiếng nói của nó.
pháp): Nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Hà Nội, 27-28/11/2014, tr. 53.
7 Xem: Trịnh Quốc Toản, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 250 – 251.
8 Xem: Báo cáo trong Hội thảo tham vấn nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Bộ tư pháp): Nghiên cứu đề xuất quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, Hà Nội, 27-28/11/2014, tr. 53.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, song mặt trái của nền kinh tế thị trường kết hợp với tâm lý hưởng thụ, lối sống coi trọng chủ nghĩa thực dụng, cá nhân vị kỷ, tìm kiếm lợi nhuận là trên hết đã khiến cho một số chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh bất chấp pháp luật, vi phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, trong đó nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội do các pháp nhân thực hiện, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực môi trường, sản xuất kinh doanh và các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội khác như lĩnh vực quản lý thuế, thị trường tài chính, chứng khoán, đầu tư, bảo hiểm, đấu thầu xây dựng...
Do đó, thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường trong thời gian gần đây đã đặt ra yêu cầu bức thiết đối với việc quy định TNHS đối với pháp nhân. Tình trạng nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng hệ thống ngầm dẫn nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng như Nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình thuộc Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) tại Cẩm Giàng, Hải Dương; Nhà máy cồn rượu thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi; Công ty Cổ phần Gang thép Formosa Hà Tĩnh,... đang có xu hướng gia tăng. Mặt khác, tình trạng doanh nghiệp nhập phế liệu nhựa về nước ta dưới hình thức nhập nguyên liệu sản xuất hoặc tạm nhập, tái xuất vẫn tiếp tục xảy ra, phổ biến tại Hải Phòng, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Nghiêm trọng hơn, một số doanh nghiệp đã có thủ đoạn gian dối trong khai báo hải quan, thậm chí móc nối với một số tổ chức kiểm định, giám định để có kết luận hàng hoá đạt tiêu chuẩn về môi trường, nhằm được thông quan, qua đó đưa phế liệu, rác thải vào nước ta, cũng đang gia tăng.
Bên cạnh đó là tình trạng vi phạm các quy định về an toàn lao động đang diễn ra phức tạp. Năm 2014, số vụ TNLĐ chết người là 592 vụ; Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên 166 vụ; Số người chết là 630 người; Số người bị thương nặng 1.544 người; Nạn nhân là lao động nữ 2.136 người. So với 2013 thì số vụ tai nạn lao động tăng 14 vụ (tăng 0,2%), tổng số nạn nhân tăng 56 người (tăng 0,8%), số người chết tăng 3 người (tăng 0,47%), số vụ có người chết tăng 30 vụ (tăng 5,3%). Nhưng các vụ việc nêu trên hầu như không bị xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự đối với một số cá nhân nhất định. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính hoặc dân sự đối với các vụ vi phạm này đã bộc lộ những bất cập trong chính sách hình sự đối với việc xử lý các hành vi vi phạm về môi trường, từ đó dẫn đến những nghi ngờ các trường hợp phạm tội đã bị bỏ lọt làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực của công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng.
Mặt khác, trong số mười tội danh về tội phạm môi trường theo quy định của BLHS năm 1999 thì mới chỉ có hai tội danh bị khởi tố, điều tra và xét xử trên thực tế là Tội hủy hoại rừng và Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Những bất cập nêu trên có thể xuất phát từ nhiều lý do cơ bản, trong đó có nguyên nhân là chưa thiết lập chế định TNHS đối với pháp nhân, vì vậy mới chỉ dừng lại ở các biện pháp xử phạt hành chính như phạt tiền hoặc đóng cửa, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, nhưng các biện pháp xử lý này không phải là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, nên các doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt tiền nhiều lần để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thêm vào đó, việc truy cứu TNHS đối với người đứng đầu đại diện pháp nhân cũng không thể thực hiện được vì cấu thành tội phạm về môi trường đòi hỏi phải thỏa mãn dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình
không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng trên thực tế, việc xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với pháp nhân chứ không phải đối với người đại diện của pháp nhân có hành vi vi phạm.
d) Quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại phù hợp với các cơ sở khoa học pháp lý:
Một là, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, các hành vi vi phạm pháp
luật của pháp nhân là phổ biến và có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội - đây là những điều kiện cơ bản để xác định hành vi do chủ thể thực hiện có phải là tội phạm hay không. Cũng như đối với thể nhân, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân và áp dụng hình phạt tương xứng đối với hành vi phạm tội của pháp nhân có ý nghĩa chống và vừa có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm”.
Hai là, trong mối tương quan giữa các trách nhiệm pháp lý thì TNHS
thường được quan niệm là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Pháp nhân cũng như người đại diện pháp nhân không bao giờ mong muốn tham gia vào quy trình tố tụng hình sự khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên quy định TNHS sẽ có tác dụng răn đe.
Ba là, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam muốn nâng cao hơn nữa hiệu
quả của hoạt động phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thì phải bảo đảm sự tương thích của hệ thống pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước khác trên thế giới, nhất là việc tiếp thu kinh nghiệm của các nước đối với việc thiết lập chế định TNHS của pháp nhân. Trong pháp luật hình sự của các nước theo truyền thống pháp luật Anh - Mỹ như Anh, Mỹ, Canađa, Ốtxtrâylia… hoặc các nước theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa như Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ… và cả Trung Quốc trước đây đều không thừa nhận TNHS của pháp nhân, tổ chức nhưng