Các hình thức TNHS đối với pháp nhân trong lịch sử pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60380 (Trang 38 - 44)

1.3. Pháp nhân – Chủ thể đặc thù của trách nhiệm hình sự

1.3.4. Các hình thức TNHS đối với pháp nhân trong lịch sử pháp luật Việt Nam

Nam

Ở Việt Nam, trách nhiệm hình sự của pháp nhân không phải là vấn đề mới cả trên phương diện nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật. Cả hai

lần sửa đổi, bổ sung BLHS vào năm 1999 và năm 2009, vấn đề này đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận và quyết định chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985

Lịch sử hình thành và phát triển của luật Hình sự Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua đã cho thấy: Pháp luật hình sự nước ta với sự ghi nhận nguyên tắc lỗi và nguyên tắc phân hóa TNHS, đồng thời với việc không ghi nhận nguyên tắc TNHS đối với người khác và TNHS của pháp nhân. Pháp luật hình sự nói chung và quan điểm về việc thiết lập TNHS đối với pháp nhân nói riêng ở nước ta trong thời gian qua chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống pháp luật hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu - là những nước không thiết lập chế định TNHS đối với pháp nhân. Vì lẽ đó, trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự một thời gian dài hầu như không đặt ra vấn đề nghiên cứu thiết lập TNHS đối với pháp nhân.

Tuy nhiên, trong lịch sử xây dựng, hình thành và phát triển pháp luật hình sự của nước ta từ sau năm 1945 đến nay, có một số văn bản pháp luật và một số bản dự thảo luật có quy định vấn đề TNHS đối với pháp nhân. Cụ thể:

* Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985:

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 (trước khi ban hành BLHS năm 1985), pháp luật hình sự giai đoạn này mang đặc điểm là nước ta chưa ban hành một BLHS chính thức, mà những quy định pháp luật hình sự được nằm xen kẽ trong các văn bản pháp luật khác nhau.

Tuy nhiên, giai đoạn này, cũng sơ khai một số quy định về TNHS đối với pháp nhân, nhưng không mang tính phổ quát, chưa mang tính cụ thể, còn mang tính tùy nghi, nặng về TNHS đối với cá nhân, nhưng cũng thể hiện được bước tiến bộ trong trình độ lập pháp trong giai đoạn này, như:

- Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền của chế độ cũ ở miền nam Việt Nam cũng đã ban hành một số các văn bản pháp luật hính sự quy định về

TNHS của pháp nhân như: Điều 33 Dụ số 10 ngày 23/6/1950 và Điều 26 Dụ số 33 ngày 16/11/1952 đều quy định trường hợp hội buôn, hiệp hội, nghiệp đoàn hoạt động trái với những điều khoản quy định về cách tổ chức và điều hành hội, thì các giám đốc hay quản trị viên đều có thể bị truy tố, bị phạt bạc hay bị phạt giam, các tổ chức trên còn có thể bị Tòa án giải tán. Đặc biệt trong BLHS ngày 20/12/1972 của chính quyền Sài Gòn cũ với các Điều 8, Điều 69 và Điều 71 cũng đã chính thức quy định TNHS của pháp nhân với tư cách là nguyên tắc chung trong Luật Hình sự cùng với TNHS của cá nhân. Điều 8 quy định: “Luật hình chi phối mọi cá nhân và pháp nhân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và mọi sự kiện xảy ra trên lãnh thổ này, kể cả không phận và hải phận”. Điều 69 quy định: “Cá nhân và pháp nhân đều có thể bị trách nhiệm hình sự” và theo Điều 71 thì “pháp nhân có thể bị phạt bị giải tán, phạt vạ và tịch thu tài sản”.

- Dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào ngày 14/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 282/SL kèm theo Luật về chế độ báo chí, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua bởi Luật số 100/SL/L002 ngày 20/05/1957, Điều 13 quy định "Báo chí nào vi phạm Điều 8, sẽ bị trừng phạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh viễn và bị truy tố trước Tòa án sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng đến năm mươi vạn đồng, hoặc người có trách nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến một năm, hoặc cả hai hình phạt đó" hoặc "Báo chí nào vi phạm Điều 9 hoặc Điều 12 sẽ bị trừng phạt: tùy theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình chỉ tạm thời, đình chỉ vĩnh viễn, hoặc bị truy tố trước Tòa án, có thể bị phạt tiền từ mười vạn đồng đến một triệu đồng, hoặc người chịu trách nhiệm bị phạt tù từ một đến hai năm, hoặc cả hai hình phạt đó. Nếu xét thấy đương sự phạm vào những luật lệ khác, Tòa án sẽ chiếu theo những luật lệ ấy mà trừng phạt thêm.". Điều 14 quy định tiếp: “Trong mọi trường hợp vi phạm, chủ bút chịu trách nhiệm chính; người quản lý và người viết bài cũng phải liên đới chịu

trách nhiệm về phần của mình. Nếu in những báo chí chưa có giấy phép thì chủ nhà in cũng bị liên đới chịu trách nhiệm”.

* Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành:

Từ năm 1985 đến trước khi BLHS năm 1999 được ban hành, các nhà lập pháp cũng đề cập đến việc cần thiết quy định TNHS đối với pháp nhân, nhất là trong quá trình sửa đổi bổ sung BLHS năm 1985.

Cụ thể, ngay tại khoản 2 Điều 2 Bản Dự thảo lần thứ X (tháng 3/1998) đã đề cập đến vấn đề TNHS đối với pháp nhân "Cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là tổ chức) phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do người đại diện của mình thực hiện vì lợi ích của tổ chức đó".

* Giai đoạn hơn 15năm thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 (từ năm

1999 đến nay):

Khi BLHS năm 1999 được thông qua, quy định về TNHS đối với pháp nhân đã không được quy định vì các nhà lập pháp chưa thống nhất với nhau. Và đến lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 vào năm 2009, mặc dù, khi Nhà nước tiến hành tổng kết thực tiễn 10 năm áp dụng BLHS năm 1999 và sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật này, vấn đề TNHS của pháp nhân lại một lần nữa được đề cập đến khi bàn về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999.

Kết hợp với yêu cầu thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế... đã thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ các cơ quan có thẩm quyền, các nhà khoa học, các luật gia… quan tâm nghiên cứu vấn đề TNHS của pháp nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 vấn đề TNHS đối với pháp nhân vẫn chưa được quy định.

Điểm chung trong hai giai đoạn này, là do chưa thừa nhận pháp nhân là chủ thể của pháp luật hình sự cho nên trong văn bản Bộ luật Tố tụng hình sự chưa có những quy định cho loại chủ thể này.

Sau hơn 14 năm thi hành BLHS năm 1999, bên cạnh những mặt tích cực đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ và phát triển đất nước, thì BLHS năm 1999 cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế do sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có yêu cầu cấp thiết là cần phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung BLHS theo hướng quy định TNHS đối với pháp nhân. Trên cơ sở đánh giá tình hình đất nước trong điều kiện mới, Quốc Hội nước ta đã ban hành BLHS năm 2015, trong đó có những quy định hoàn toàn mới về TNHS đối với pháp nhân, đánh dấu bước phát triển hoàn toàn mới trong nền lập pháp của nước ta.

Tóm lại, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta về TNHS đối với pháp nhân tuy trải qua nhiều giai đoạn với những quy định khác nhau, với những cách nhìn nhận khác nhau về TNHS đối với pháp nhân, nhưngnhìn chung đều mang tính tiến bộ, phù hợp với từng điều kiện phát triển của đất nước, từ sơ khai trong Sắc lệnh số 282/SL được ban hành kèm theo Luật về chế độ báo chí năm 1956 đến quy định cụ thể trong BLHS năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Quá trình nghiên cứu soạn thảo BLHS 2015, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng tiếp tục được các cơ quan, các nhà khoa học đặt ra thảo luận và hình thành hai loại quan điểm chính xung quanh vấn đề này.

- Có quan điểm cho rằng, đã đến lúc cần bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào BLHS để xử lý đối với các tổ chức kinh tế vì chạy theo lợi ích cục bộ bất chấp tính mạng, sức khỏe, sự an toàn của cộng đồng.

- Quan điểm khác thì kiên định tư tưởng của BLHS 2005, chỉ đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và cho rằng, điều này phù hợp với nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, cũng như các điều kiện cụ thể ở nước ta.

Việc đặt ra một chế định mới về trách nhiệm hình sự của pháp nhân ở nước ta là hoàn toàn có thể, đáp ứng yêu cầu của việc tăng cường hiệu quả của pháp luật hình sự trong quá trình quản lý xã hội và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong tờ trình về việc bổ sung chế định này vào BLHS 2015 đã phản ánh việc pháp luật hiện hành chỉ áp dụng các chế tài hành chính, dân sự hoặc kinh tế để xử lý các hành vi vi phạm của pháp nhân, tính răn đe thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong các trường hợp và lĩnh vực kinh tế như đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, về bảo hộ lao động gây hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa các pháp nhân kinh doanh vào quỹ đạo tác động của tư pháp hình sự là điều cần thiết, phù hợp với xu hướng chung trên thế giới.

Quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân còn đáp ứng những đòi hỏi của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chẳng hạn như Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước chống tham nhũng.

Để việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân bảo đảm tính khả thi cao, việc bổ sung chế định này vào BLHS nước ta đã dựa trên những nghiên cứu thấu đáo các vấn đề như: nội dung trách nhiệm hình sự của pháp nhân, phạm vi các loại pháp nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự, mối liên hệ giữa việc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân với việc truy cứu trách nhiệm hình sự của những cá nhân có thẩm quyền của pháp nhân đó đã gây ra hành vi tội phạm, phân loại tội phạm mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự, hệ thống chế tài áp dụng đối với pháp nhân.

1.4. Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60380 (Trang 38 - 44)