Hình phạt và các hình thức trách nhiệm hình sự khác đối với pháp nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60380 (Trang 37 - 38)

1.3. Pháp nhân – Chủ thể đặc thù của trách nhiệm hình sự

1.3.3. Hình phạt và các hình thức trách nhiệm hình sự khác đối với pháp nhân

tự quản địa phương. Ở đó, chỉ có một ngoại lệ, một tổ chức công quyền duy nhất không thể là chủ thể của trách nhiệm hình sự, đó là Nhà nước. Theo Điều 26 BLHS Đan Mạch, các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân được áp dụng đối với mọi loại pháp nhân, bao gồm các công ty cổ phần, các hợp tác xã, các hội sở, các quỹ, các cơ quan nhà nước và cơ quan tự quản địa phương; các công ty của một cá nhân, nếu có quy mô ngang với các tổ chức, doanh nghiệp nêu trên, cũng được coi là chủ thể của trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, diện của những điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân công quyền là rất hạn chế. Theo quy định của BLHS Pháp và Bỉ thì không áp dụng hình phạt giải thể đối với pháp nhân công quyền, các đảng chính trị và tổ chức công đoàn.

Trong khi đó, pháp luật hình sự của những nước khác như Trung Quốc, Iran, Na Uy, Mondova... lại quy định chỉ các pháp nhân tư mới có thể là chủ thể của trách nhiệm hình sự hoặc thậm chí, chỉ có thể là các pháp nhân thương mại (kinh doanh). Theo BLHS Mondova, đó là các pháp nhân hoạt động kinh doanh; theo BLHS Na Uy, đó là các công ty, các tập đoàn hoặc tổng công ty, các doanh nghiệp một thành viên. BLHS Lit-va quy định, Nhà nước, các cấp chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước và các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức dân sự quốc tế không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo BLHS mẫu của Hoa Kỳ khi xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các doanh nghiệp đã chỉ rõ rằng, khái niệm “doanh nghiệp” không bao gồm “các cơ quan nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được lập ra để thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước” (Điều 2.07).

1.3.3. Hình phạt và các hình thức trách nhiệm hình sự khác đối với pháp nhân nhân

Đặc điểm nổi bật của vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là quy định loại hình phạt nào không được áp dụng.

Một số loại hình phạt không thể áp dụng đối với pháp nhân là những hình phạt như tù có thời hạn, lao động cải tạo. Vì, như đã nêu ở trên, có những nước coi hình thức trách nhiệm đối với pháp nhân chỉ là những biện pháp cưỡng chế hình sự mà không phải là hình phạt.

Hình phạt phổ biến nhất đối với pháp nhân là phạt tiền. Hình phạt này được áp dụng ở hầu hết các nước, nơi coi các pháp nhân tư, các pháp nhân kinh doanh là chủ thể của trách nhiệm hình sự. Có nước còn coi đó là hình phạt duy nhất được áp dụng đối với pháp nhân.

Một số hình phạt khác cũng được áp dụng tương đối phổ biến như: - Tịch thu tài sản (áp dụng nhiều nhất ở Mỹ, Pháp, Bỉ, I-rắc, An-ba- ni);

- Hạn chế một số hoạt động của pháp nhân, chẳng hạn cấm thực hiện một số hoạt động; đóng cửa các chi nhánh hay bộ phận (Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Peru, Mondova);

- Đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân (Tây Ban Nha, Peru); - Giải thể pháp nhân (Bỉ, Pháp, Peru, Litva, Mondova);

- Cảnh cáo (Bỉ, Pháp).

Ở Pháp, ngoài những hình phạt nêu trên, còn có thể áp dụng các hình phạt bổ sung như: đặt pháp nhân dưới sự giám sát đặc biệt của Tòa án; cấm không được tham dự các giao kết hợp đồng mà Nhà nước là chủ đầu tư; cấm bán ra công chúng các cổ phiếu và giấy tờ có giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60380 (Trang 37 - 38)