TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
3.1. Một số phƣơng hƣớng, quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã động của chính quyền cấp xã
3.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải bám sát và thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng. bám sát và thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam được thừa nhận là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vì vậy quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng phải bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đã được xác định trong các văn kiện của Đảng:
- Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường [1].
- Nghiên cứu về tổ chức chính quyền địa phương (có phân biệt tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn)… Thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND các cấp; bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND ở cấp xã, cấp huyện đối với
danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ HĐND, UBND xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới [2]….
- Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của trung ương, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao [1].
3.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể hoá các quy định mới của Hiến pháp 2013 về xuất phát từ yêu cầu cụ thể hoá các quy định mới của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương
Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương là đổi mới căn bản mô hình tổ chức chính quyền địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định các vấn đề của địa phương, đồng thời phải bảo đảm quản lý thống nhất của trung ương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia trong một nhà nước đơn nhất với vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đối với hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương [53].
- “Để thực hiện được định hướng trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần khẩn trương xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo đúng lộ trình” [49]. Những vấn đề quan trọng đặt ra mà Luật Tổ chức chính quyền địa phương là phải xác định được mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng mở, đa dạng về loại hình, linh hoạt trong cách bố trí tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ; kế thừa những thành tựu
đã đạt được và khắc phục được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 như: Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn ở 03 cấp cơ bản giống nhau, tổ chức và hoạt động của chính quyền ở đô thị và nông thôn cơ bản giống nhau, phân định thẩm quyền giữa các cấp chưa rõ ràng...
- Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống chính quyền địa phương hoạt động có hiệu quả, cần sớm ban hành các văn bản luật có liên quan như: Luật Giám sát của HĐND, Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật về đơn hành chính – kinh tế đặc biệt và các văn bản hướng dẫn thi hành ở những nội dung chi tiết cụ thể. Xem xét sửa đổi bổ sung một số luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như: Luật Bầu cử đại biểu HĐND; Luật Cán bộ, công chức; Luật Ngân sách…
- Mặc dù Hiến pháp 2013 đã có nhiều điểm mới về chính quyền địa phương nhưng vẫn còn có nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận về một số nội dung. Vì vậy quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cần có cơ chế để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hoặc thí điểm để rút kinh nghiệm như: Về địa vị pháp lý của HĐND, UBND và mối quan hệ của HĐND với UBND và các cơ quan trong bộ máy chính quyền địa phương; về cơ chế: “chính quyền địa phương phải phối hợp chặt chẽ và chịu sự giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội”, về nguyên tắc phân quyền giữa trung ương và địa phương…
3.1.3. Đổi mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải hướng tới xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu hướng tới xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với đặc điểm cụ thể ở từng địa phương; đội ngũ cán bộ, công chức trong chính quyền cấp xã phải được chuẩn hoá, có phẩm chất chính trị vững vàng và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao
Chính quyền cơ sở liên quan trực tiếp đến việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như mọi mặt đời sống của
nhân dân, nên tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động phải hướng vào phục vụ dân, sát với nhân dân. Gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của chính quyền cơ sở [54].