Mối quan hệ chính quyền cấp xã với hệ thống chính trị ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá (Trang 30 - 33)

1.1. Lƣợc sử phát triển, vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã ở

1.1.3. Mối quan hệ chính quyền cấp xã với hệ thống chính trị ở cơ sở

1.1.3.1. Quan hệ giữa chính quyền cấp xã với Đảng ủy cơ sở

Đảng Cộng sản Việt Nam được Hiến pháp thừa nhận là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vì vậy, cũng như các cơ quan Nhà nước khác, trong mọi hoạt động của mình, HĐND và UBND cấp xã phải chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở ở cấp xã mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã.

Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã thực hiện vai trò lãnh đạo đối với HĐND, UBND cấp xã bằng chủ trương, nghị quyết và các biện pháp lớn, bằng việc thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Sự lãnh đạo của cấp uỷ cấp xã còn được thực hiện thông qua những đảng viên phụ trách và các đồng chí đảng viên đảm nhiệm các chức vụ cũng như tham gia các vị trí công tác trong HĐND và UBND.

Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, HĐND, UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách hàng năm báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ xem xét, cho ý kiến trước khi trình HĐND xem xét, quyết định. HĐND, UBND cấp xã định kỳ báo cáo với Ban Chấp hành Đảng bộ về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kết quả tổ chức thực hiện các chủ trương lớn mà Đảng bộ đề ra.

1.1.3.2. Quan hệ giữa HĐND với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương

Mối quan hệ này ở cấp xã cũng giống như ở các cấp địa phương khác. HĐND các cấp phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác ở địa phương xây dựng mối quan hệ làm việc, quy chế phối hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Mỗi năm 2 lần vào giữa năm và cuối năm, Thường trực HĐND thông báo bằng văn bản đến MTTQ cùng cấp về tình hình hoạt động của HĐND cấp mình và nêu những kiến nghị của HĐND với MTTQ. Trước mỗi kỳ họp thường lệ của HĐND, Thường trực HĐND phối hợp với MTTQ cùng cấp tổ chức cho các đại biểu HĐND tiếp xúc với cử tri để báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND, lắng nghe và tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri phản ánh đến kỳ họp. Tại các kỳ họp thường lệ của HĐND, MTTQ cùng cấp báo cáo về hoạt động của MTTQ tham gia xây dựng chính quyền và những kiến nghị của MTTQ, kiến nghị của cử tri thông qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp với HĐND, UBND và với các đại biểu HĐND cùng cấp.

Thường trực HĐND tổ chức để các Uỷ viên Uỷ ban MTTQ cùng cấp tham gia các hoạt động giám sát, kiểm tra; phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ cùng cấp trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề quan trọng ở địa phương.

1.1.3.3. Quan h gi a UBND v i MTTQ và các đ oàn th

chính tr - xã h i

Theo quy định tại Điều 125, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003,

“Chủ tịch Uỷ ban MTTQ và người đứng đầu các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương được mời dự các phiên họp của UBND cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan” [46, Điều 125].

UBND có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức động viên đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức Nhà nước.

UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. UBND, các thành viên của UBND có trách nhiệm tiếp thu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Ngoài ra, trong mối quan hệ với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thì HĐND và UBND còn chịu sự giám về:

Việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia)… và phản biện xã hội về sự cần thiết của các văn bản dự thảo; sự phù hợp của các văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực tiễn của địa phương, đơn vị; về tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội… [3].

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội còn có quyền góp ý tham gia xây dựng chính quyền ở cấp xã theo quy định tại QĐ số 218-QĐ/TW của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng.

Chính quyền cấp xã có vị trí rất quan trọng, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. HĐND và UBND cấp xã có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt tổ chức cũng như trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Do đó, nếu UBND phát huy và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình thì cũng sẽ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND và ngược lại. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013 thì vấn đề cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Để đạt được điều đó thì về tổ chức, việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 2013 về vị trí, vai trò, cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng là yếu tố vô cùng quan trọng. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị cho cán bộ của chính quyền cấp xã là yếu tố có tính quyết định, bởi vì: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [22, tr.66].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá (Trang 30 - 33)