Nguyên nhân của thực trạng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá (Trang 90 - 97)

2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên

2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên

Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa có những thành tựu nổi bật, nguyên nhân dẫn đến những kết quả

- Do nhận thức được vị trí vai trò của chính quyền cấp xã là một tế bào quan trọng cấu thành đất nước, là nơi tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Coi trọng bố trí trong bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả. Đảng bộ cơ sở đã thường xuyên kiểm tra giúp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn, chăm lo bồi dưỡng cán bộ công tác chính quyền.

- Phong trào xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh được cấp uỷ Đảng cơ sở trực tiếp lãnh đạo gắn với việc xây dựng Đảng bộ vững mạnh và được MTTQ và các đoàn thể tham gia tích cực.

- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chính quyền cấp xã đã có những biện pháp tích cực bảo đảm ngân sách, xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong điều hành quản lý kinh tế có nhiều tiến bộ, kịp thời cụ thể hoá các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, tạo điều kiện cho đoàn thể hoạt động; mối quan hệ giữa chính quyền và đoàn thể được giữ vững, tạo điều kiện để chính quyền hoàn thành nhiệm vụ.

- Bản thân đội ngũ cán bộ cấp xã đã có nhiều cố gắng rèn luyện tu dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, củng cố đoàn kết, khắc phục khó khăn, đấu mối phối hợp thường xuyên cũng như tranh thủ sự hướng dẫn của các phòng, ban, ngành cấp huyện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng hơn, vì thế hoạt động của chính quyền cấp xã đã đi vào nề nếp hơn.

- Tổ chức thôn, khu phố từng bước được củng cố, tuy không phải là cấp hành chính, không có chính quyền nhưng thực sự là cánh tay vươn dài của UBND xã đến nhân dân, giúp chính quyền giải quyết được rất nhiều việc.

Tuy nhiên cũng như tình hình chung trong cả nước, tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều yếu kém khuyết điểm mà nguyên nhân của tình hình đó là:

- Ở những nơi chính quyền yếu kém trước hết là Đảng bộ ở đó chưa được củng cố, và cũng là Đảng bộ yếu kém, ở đây thường xảy ra mất đoàn kết, bè phái cục bộ, chỉ lo đối phó nhau, ít lo lắng đến việc chung.

- Việc nhận thức về vị trí vai trò, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền còn chưa đủ rõ, chưa đạt tới sự thống nhất cao. Chẳng hạn quan niệm xã là cấp chính quyền nhà nước hay cấp tự quản của cộng đồng. Do chưa thống nhất trong nhận thức về vị trí vai trò của cấp xã, nên hiện đang còn tồn tại nhiều quan điểm rất khác nhau về xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng.

- Những năm gần đây mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã có một số chủ trương giải pháp tích cực củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng các giải pháp còn mang tính chắp vá, xử lý tình thế thiếu tính tổng thể đồng bộ lâu dài. Chưa có chiến lược quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Chưa chủ động, tích cực làm công tác chuẩn bị nguồn cho cán bộ cấp xã mà chủ yếu còn mang tính chất tự phát ngẫu nhiên. Chưa xác định được rõ những yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại cán bộ xã nên việc bố trí sử dụng còn tuỳ tiện, thiếu ổn định, thiếu nhất quán.

- Sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ kiểm tra uốn nắn của cấp trên đối với chính quyền cấp xã có thời điểm, có ngành không kịp thời, không sâu sát, từ đó dẫn đến một số cán bộ vi phạm pháp luật, cửa quyền, tham nhũng quan liêu, trù dập ức hiếp quần chúng. Một số vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về đất

đai của nông dân thì việc giải quyết còn chậm, có biểu hiện còn đùn đẩy kéo dài, làm cho tình hình ngày càng phức tạp.

- Chưa phân cấp, phân quyền cho chính quyền cấp xã một cách rành mạch rõ ràng giữa huyện và xã; cơ sở như các túi đựng, phải làm rất nhiều việc, nhưng điều kiện làm việc thiếu thốn, thiếu thông tin, phương tiện nghèo nàn lạc hậu, cán bộ đào tạo thiếu cơ bản dẫn đến hoạt động của cơ sở ở một số nơi kém hiệu lực, thậm chí sai lầm cũng là điều khó tránh khỏi.

- Cán bộ cấp cơ sở do cơ chế bầu cử mà hình thành, sau mỗi nhiệm kỳ hoạt động nếu không trúng cử thì rất khó bố trí sắp xếp công việc khác, thời gian đóng bảo hiểm bị gián đoạn hoặc không được tiếp tục, gây cho cán bộ tâm lý coi công tác xã là hoạt động nghiệp dư. Về chính sách đối với cán bộ cấp xã nhìn chung chưa thoả đáng.

- Tác động của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến tâm tư tình cảm, đời sống cán bộ. Nhiều người có năng lực, kinh nghiệm không thích tham gia vào công tác chính quyền mà đi vào sản xuất kinh doanh, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế cuối cùng, mục tiêu lý tưởng bị phai nhạt.

Qua thực tế về mặt tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND cấp xã tại huyện Thọ Xuân, từ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại yếu kém và nguyên nhân có thể rút ra những điểm bất hợp lý sau:

- HĐND cấp xã chưa có bộ máy giúp việc để có thể hoàn thành tốt chức năng của mình, mọi công việc chủ yếu do Phó Chủ tịch HĐND đảm nhiệm và phải phụ thuộc phần lớn vào UBND. Số lượng đại biểu HĐND là cán bộ, công chức xã, thôn chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ lại còn nhiều hạn chế cả về lý luận chính trị và chuyên môn.

- UBND cấp xã về cơ bản chưa có đủ bộ máy chuyên môn giúp UBND thực thi các nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND.

chưa dựa trên những tiêu chuẩn, căn cứ khách quan, chưa thực sự xuất phát và đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ. Ranh giới công việc giữa Uỷ viên UBND với các chức danh chuyên môn chưa rõ, vai trò trách nhiệm của Uỷ viên UBND nói chung không được thể hiện cụ thể.

- Việc quy định cứng nhắc mỗi xã đều có 7 chức danh công chức chuyên trách có phần chưa phù hợp với từng loại xã, thị trấn. Đối với những xã quy mô dân số lớn thì số lượng trên là thiếu, với những xã quy mô nhỏ thì lại thừa. Mặt khác trong thực tế các nhiệm vụ của UBND xã không phải chỉ do 7 chức danh chuyên môn này mà còn một số chức danh khác không kém phần quan trọng vẫn phải có cán bộ không chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Lẽ ra các chức danh công chức là tuỳ thuộc ở quy mô, khối lượng tính chất từng nhiệm vụ và ở từng loại xã cũng như tuỳ thuộc vào trình độ năng lực cụ thể của cán bộ. Từ thực tế trên, nên chăng không nên ấn định cứng nhắc số chức danh và cán bộ chuyên môn cho tất cả các cơ sở mà Chính phủ nên quy định khung, việc bố trí cụ thể do cơ sở quyết định thông qua việc xây dựng Đề án vị trí việc làm cụ thể của chính quyền ở mỗi xã, thị trấn.

- Đội ngũ cán bộ cấp xã ngày càng đông, nếu tính tất cả những người có quan hệ đến công việc chung của xã, thôn, được hưởng sinh hoạt phí hoặc các khoản phụ cấp do ngân sách chi trả thì bình quân 1 xã vào khoảng trên dưới 100 người, bao gồm: Cán bộ chủ chốt của Đảng, đoàn thể ở xã, đại biểu HĐND, thành viên UBND, các chức danh chuyên môn của UBND, trưởng thôn, công an viên, bí thư chi bộ thôn, giáo viên mầm non (xã ký hợp đồng), cán bộ khuyến nông, giao thông thuỷ lợi, văn hoá thông tin...Như vậy nếu tính cả huyện với 41 đơn vị cấp xã thì phải có tới khoảng hơn 4.000 người gọi là cán bộ xã. Hiện nay xu hướng tăng thêm cán bộ xã (bao gồm cả các hội) được hưởng phụ cấp ngày càng phổ biến và đang là vấn đề đáng quan tâm.

hoạt động của chính quyền cấp xã ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung có ý nghĩa rất quan trọng xây dựng chính quyền vững mạnh từ cơ sở. Đặc biệt là trong điều kiện Quốc hội mới ban hành Hiến pháp năm 2013 trong đó có nhiều quy định mới về chính quyền địa phương. Chính phủ đang xây dựng Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương và các Luật có liên quan xin ý kiến rộng rãi trước khi trình Quốc hội thông qua vào năm 2015 [49, Đ3] trong đó có các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, việc thảo luận, nghiên cứu đóng góp ý kiến cho Dự thảo các luật này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần cùng xây dựng chính quyền địa phương ngay từ cấp xã.

Kết luận chƣơng 2

Với nhiệm vu đặt ra, trước khi đi vào nội dung cụ thể, phần đầu của chương này tác giả giới khái quát thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Về thực trạng, tác giả đề cập đến thực trạng về tổ chức, trong đó có thực trạng về bộ máy và thực trạng về đội ngũ cán bộ. Tiếp đó là thực trạng về hoạt động, trong đó có chia ra thực trạng về hoạt động của HĐND và của UBND, việc giải quyết mối quan hệ giữa HĐND và UBND với cấp uỷ, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Vấn đề quan trọng và cũng là nội dung chính đạt được ở Chương 2 này là đã đưa ra được những đánh giá về thành tựu đạt được, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân những điểm còn bất hợp lý trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Từ đó khẳng định vấn đề đổi mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung là rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng chính quyền vững mạnh từ cơ sở. Đặc biệt là sắp tới đây, Quốc hội sẽ ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương để cụ thể hoá các quy định về chính quyền địa phương của Hiến pháp năm 2013.

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)