Vấn đề định tội danh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 72 - 75)

2.3. VẤN ĐỀ ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

2.3.1. Vấn đề định tội danh

phòng vệ chính đáng hoặc vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cho thấy các vƣớng mắc trong việc xác định giới hạn cần thiết của hành vi phòng vệ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Vì vậy, việc định tội danh đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội trong vụ án gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều vụ án khi đƣa ra thảo luận đã nhận đƣợc nhiều kết luận khác nhau. Thậm chí có những vụ án mà Tòa án sơ thẩm kết luận bị cáo vô tội vì thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhƣng toà án phúc thẩm lại kết luận bị cáo phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc bị cáo phạm tội trong khi thi hành công vụ hoặc bị cáo phạm tội thông thƣờng.

Nguyên nhân dẫn đến việc cùng một hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện mà việc định tội danh của các chủ thể khác nhau cho kết luận khác nhau nhƣ trên là do tính phức tạp của vụ án trong thực tiễn. Việc nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách phiến diện đã đánh giá sai lầm về tính chất và mục đích của các hành vi trong vụ án. Để khắc phục thực tế trên chúng ta cần nghiên cứu vấn đề định tội danh đối với tội phạm do thực hiện hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Dƣới góc độ khoa học, theo GS.TSKH. Lê Văn Cảm

Định tội danh được hiểu là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành bằng cách trên cơ sở các chứng cứ tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự đế xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do Bộ luật hình sự quy định, nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công

Việc định tội danh đúng cần phải trên cơ sở nghiên cứu toàn diện các tình tiết của vụ án và dựa vào các căn cứ pháp lý - Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, cũng nhƣ căn cứ khoa học - cấu thành tội phạm của nó [10]. Xác định tội phạm do thực hiện hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cần lƣu ý: Tội phạm là hành vi thái quá của ngƣời phòng vệ trong việc chống trả lại ngƣời có hành vi nguy hiểm xâm hại khách thể cần bảo vệ. Do đó, tội phạm do thực hiện hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gồm hai nhóm đặc điểm: một là, các đặc điểm thuộc hành vi phòng vệ chính đáng; hai là, các đặc điểm của các hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cùng các dấu hiệu của tội phạm thông thƣờng khác. Bởi vì, trƣớc khi là tội phạm, hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng luôn có đặc điểm của phòng vệ chính đáng nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc.

Thực tiễn xét xử và khoa học luật hình sự cho ta thấy tội phạm do thực hiện hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thƣờng là tội giết ngƣời hoặc tội cố ý gây thƣơng tích do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nếu nhƣ Bộ luật hình sự năm 1985 ghép tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ ngƣời khác do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (khoản 4) vào một điều (Điều 109) bao gồm các tội thuộc nhóm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ ngƣời khác thì Bộ luật hình sự năm 1999 đã tách riêng tội phạm này quy định tại Điều 106 gồm 2 khoản, về góc độ Tội phạm học, điều này cho ta thấy tội phạm do thực hiện hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, việc quy định thành một điều luật, độc lập trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự mới là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nƣớc ta hiện nay. Đồng thời, tạo điều kiện cụ thể hoá phẩm chế tài của điều luật làm cơ sở cho việc quyết định hình phạt nói riêng và xử lý các trƣờng hợp phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ

chính đáng nói chung. Vấn đề là khi nào thì coi một hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay là tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Về nguyên tắc, việc định tội danh đối với một hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc chung nhƣ việc định tội danh đối với các hành vi phạm tội thông thƣờng. Điều đó có nghĩa là, trên cơ sở nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện các tình tiết của vụ án; căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mà cụ thể là Điều 102, khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 (tƣơng ứng là Điều 96 và 106 Bộ luật hình sự năm 1999), cũng nhƣ căn cứ vào các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm của hai tội phạm cụ thể nêu trên ta sẽ đánh giá và đƣa ra kết luật hành vi vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đó sẽ là tội gì và đƣợc quy định tại điều nào của Bộ luật hình sự hiện hành. Và trên cơ sở việc định tội danh một cách chính xác ta sẽ giải quyết đƣợc các khâu tiếp theo của quá trình tố tụng xử lý vụ án hình sự một cách chính xác và có cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 72 - 75)