Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 65 - 68)

2.2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘ

2.2.2. Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng

Mặt khách quan của phòng vệ chính đáng là những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài của phòng vệ chính đáng mà bằng các giác quan ta có thể nhận biết đƣợc chúng.

Việc xác định đƣợc các dấu hiệu trong mặt khách quan của phòng vệ chính dáng có ý nghĩa đặt biệt quan trọng và quyết định chủ yếu việc đánh giá mức độ (giới hạn) cần thiết của hành vi phòng vệ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Nhƣ chúng ta đã biết, trong phòng vệ nói chung bao giờ và ít nhất phải có hai chủ thể trở nên, một là ngƣời phòng vệ và một là ngƣời xâm hại. Do vậy, các dấu hiệu cho mặt khách quan của phòng vệ chính đáng bao gồm hành vi của ngƣời xâm hại và ngƣời phòng vệ; hậu quả của hành vi đó gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu qua đó. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác cũng đặc trƣng cho mặt khách quan nhƣ: thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, công cụ, phƣơng tiện mà hai bên sử dụng...

Chỉ khi nào có hành vi nguy hiểm cho xã hội đang xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc khách thể cần bảo vệ thì mới xuất hiện cơ sở của quyền phòng vệ và khi đó ngƣời phòng vệ mới đƣợc thực hiện các hành vi chống trả lại ngƣời xâm hại nhằm bảo vệ khách thể đang bị xâm hại đó. Nhƣ đã đề cập, đây là một điều kiện không thể thiếu của phòng vệ chính đáng. Điều đó có nghĩa là một hành vi phòng vệ là chính đáng và cần thiết khi nó nhằm loại bỏ hoặc đẩy lùi một hành vi nguy hiểm cho xã hội đang xảy ra, xâm hại tới lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể (tổ chức), quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

độ tấn công liên tục và mạnh mẽ thì yêu cầu của hành vi phòng vệ (chống trả) cũng phải nhanh nhạy, quyết liệt để đẩy lùi sự tấn công đó, bảo vệ an toàn khách thể. Ngƣợc lại nếu hành vi xâm hại chƣa đến mức độ nguy hiểm, cƣờng độ tấn công không lớn cho phép ngƣời phòng vệ có điều kiện lựa chọn phƣơng pháp chống trả nhẹ nhàng hơn, thích hợp hơn để phòng vệ thì mới đƣợc coi là cần thiết và chính đáng.

Dấu hiệu hậu quả trong mặt khách quan ở đây đề cập đến những thiệt hại do hành vi xâm hại có khả năng gây ra hoặc đã gây ra cho khách thể cần bảo vệ và những thiệt hại thực tế đã xảy ra do hành vi phòng vệ gây ra cho ngƣời có hành vi xâm hại. Trong trƣờng hợp cụ thể, nếu ngƣời phòng vệ nhận thấy lằng hậu quả do hành vi xâm hại có thể là rất lớn thì pháp luật cho phép ngƣời phòng vệ có thể gây thiệt hại cho ngƣời xâm ở mức độ cần thiết bằng những biện pháp mạnh mẽ, tích cực.

Ví dụ: Thấy một ngƣời cầm súng bắn xối xả vào một đám đông, thì hành vi bắn chết anh ta ngay tức khắc của một chiến sĩ công an là cần thiết. Ngƣợc lại, nếu hậu quả của hành vi xâm hại thực sự sẽ gây ra hoặc có khả năng gây ra không đáng kể mà hành vi phòng vệ bằng cách tƣớc đoạt tính mạng của họ thì sẽ bị coi là vƣợt quá giới hạn phòng vệ cần thiết.

Ngoài ra, các dấu hiệu về thời gian, không gian, công cụ, phƣơng tiện mà hai bên sử dụng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hành vi phòng vệ là cần thiết hay vƣợt quá giới hạn cần thiết [33].

Công cụ, phƣơng tiện mà ngƣời xâm hại sử dụng để tấn công khách thể phần nào cũng thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Nếu ngƣời xâm hại sử dụng những công cụ, phƣơng tiện có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi xâm hại đó là hành vi nghiêm trọng.

Ví dụ: Nếu ngƣời xâm hại dùng súng thì đƣơng nhiên là nguy hiểm hơn nhiều so với dùng dao hay gậy... Tuy nhiên, ở đây ta không thể hiểu khái

niệm giới hạn cần thiết một cách máy móc là ngƣời xâm hại sử dụng công cụ và phƣơng tiện gì thì ngƣời phòng vệ phải sử dụng công cụ và phƣơng tiện tƣơng tự. Trong hoàn cảnh cụ thể của sự việc cho phép ngƣời phòng vệ sử dụng bất cứ công cụ, phƣơng tiện gì mà anh ta có để chống trả miễn sao là nhằm mục đích phòng vệ và bảo vệ đƣợc một cách tốt nhất cho khách thể cán bảo vệ. Bởi vì trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời phòng vệ không thể và không buộc phải lựa chọn công cụ, phƣơng tiện thích hợp hơn thì mới đƣợc coi là phòng vệ chính đáng.

Ví dụ: Lê Văn B, Trƣơng Dũng A, Chu Văn Ng, Hồ P, Nguyên Văn Th và Ph đều là những công nhân làm việc cho công ty Hải sản BTT. Do có mâu thuẫn trong sinh hoạt với nhau, tối 28/06/2013, A, Ng, P, và Th kéo nhau đến chỗ của Lê Văn B, nhƣng B vắng mặt nên bọn A, Ng,... không thực hiện đƣợc ý đồ của mình. Tối hôm sau, B và H rủ nhau ra quán ăn quà, lúc ra về hai ngƣời gặp bọn A đang chờ sẵn để đánh B. Tên Hồ P tiến lại gây sự, trong khi anh H đang lên tiếng can ngăn thì Ph, Th, Ng xô vào đấm đá B. Bị ngã B kêu lên: “ối giời ơi, thế này thì chết” rồi xách dép chạy. A cùng bọn Ng, Ph, Th đuổi theo để đánh B. Chạy đƣợc khoảng 15, 20m, B dừng lại bị bọn A đuổi kịp. B rút con dao nhíp ở trong túi ra và lên tiếng cảnh cáo: “Đứa nào vào tao đâm chết!” Ngay khi đó, Ng xông vào đánh, B đâm Ng một nhát rồi bỏ chạy. Ng chỉ kêu: “Ối nó đâm tao chết rồi” và ngã gục xuống, khoảng 15 phút sau thì chết. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao coi hành vi của B là phòng vệ chính đáng mặc dù về công cụ phƣơng tiện bọn A chỉ dùng tay không mà B lại dùng dao. Tuy vậy, xét trong hoàn cảnh đó là vào thời điểm đêm tối bọn A thì đông ngƣời còn B chỉ có một mình và hành động tấn công của bọn A là hết sức quyết liệt, liên tục nhằm gây thƣợng tích cho B. Do đó, B chỉ còn mỗi cách là sử dụng con dao thƣờng mang trong ngƣời ra để phòng vệ và đâm chết A, việc sử dụng con dao đó và hành động nhƣ vạy là cần thiết.

Tóm lại, các dấu hiệu của mặt khách quan là những bằng chứng rõ ràng nhất, cụ thể nhất để chứng minh một hành vi phòng vệ là cần thiết hay vƣợt quá giới hạn cần thiết. Các dấu hiệu đó không chỉ có ý nghĩa đối với ngƣời thứ ba (ngƣời ngoài cuộc) khi xem xét đánh giá một hành vi phòng vệ cụ thể mà nó rất quan trọng đối với bản thân ngƣời phòng vệ trên cơ sở đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, đánh giá công cụ, phƣơng tiện và phƣơng pháp của bên xâm hại để từ đó quyết định hành động chống trả nhằm mục đích phòng vệ sao cho thích hợp, chính đáng. Tuy nhiên, khi mà sự tấn công lại nhằm chính vào ngƣời phòng vệ mà không phải các khách thể khác thì ta lại phải xét đến các yếu tố khác ngoài các yến tố của mặt khách quan thì mới có thể đánh giá đƣợc giới hạn cần thiết của hành vi phòng vệ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 65 - 68)