Chủ thể của hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 71 - 72)

2.2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘ

2.2.4. Chủ thể của hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ

Để đánh giá một cách chính xác giới hạn cần thiết của hành vi phòng vệ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, bên cạnh việc xem xét và đánh giá khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của hành vi (xâm hại và phòng vệ) ta không thể không đề cập đến chủ thể thực hiện các hành vi đó. Một hành vi luôn đƣợc thực hiện bởi một chủ thể nhất định: hành vi xâm hại đƣợc thực hiện bởi ngƣời xâm hại; hành vi phòng vệ đƣợc thực hiện bởi ngƣời phòng vệ. Do vậy, việc xác định và đánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi của hai chủ thể này cũng có ý nghĩa trong việc xác định một hành vi phòng vệ là cần thiết hay vƣợt quá giới hạn cần thiết.

Nhƣ đã nghiên cứu ở phần trƣớc, hành vi xâm hại có thể là tội phạm hoặc chi là những vi phạm pháp luật khác (không là tội phạm) nhƣng nó luôn mang tính chất nguy hiểm cho xã hội ở một mức độ nhất định. Cho nên, các dấu hiệu chủ thể không là yếu tố quyết định sự xuất hiện cơ sở của quyền phòng vệ mà chỉ có ý nghĩa đối với ngƣời phòng vệ trong việc lựa chon phƣơng pháp phòng vệ thích hợp mà thôi. Cho nên, chủ thể của hành vi xâm hại trong phòng vệ chính đáng là mọi ngƣời không phân biệt độ tuổi, khả năng nhận thức, cũng nhƣ khả năng điều khiển hành vi.

Riêng đối với chủ thể của hành vi phòng vệ lại có điểm khác biệt, về nguyên tắc, khi có sự xâm hại đến các khách thể cần bảo vệ thì bất cứ ai đều có quyền phòng vệ. Pháp luật khuyến khích mọi ngƣời tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn và an ninh xã hội do vậy bất cứ ai không phân biệt độ tuổi, giới tính... đều có quyền chống trả lại hành vi xâm hại để đẩy lùi và loại bỏ nó nhằm mục đích bảo vệ khách thể. Tuy nhiên, khi đánh giá giới hạn cần thiết của hành vi phòng vệ thì các dấu hiệu chủ thể cũng phần nào có ý nghĩa. Năng lực pháp luật, năng lực hành vi của ngƣời phòng vệ sẽ ảnh hƣởng và quyết định việc lựa chọn phƣơng pháp, công cụ và phƣơng tiện của ngƣời phòng vệ trong việc chống trả lại hành vi xâm hại. Ví dụ

một ngƣời bình thƣờng có đầy đủ khá năng nhận thức và điều khiển hành vi sẽ rất khác một ngƣời chƣa có năng lực hành vi đầy đủ trong việc lựa chọn phƣơng pháp phòng vệ. Từ đó, các dấu hiệu của chủ thể sẽ có ý nghĩa trong việc đánh giá một hành vi phòng vệ là cần thiết hay vƣợt quá giới hạn cần thiết. Đối với hành vi phòng vệ vƣợt quá giới hạn cần thiết sẽ thuộc vào hai trƣờng hợp sau phụ thuộc rất nhiều vào các dấu hiệu chủ thể. Một là, hành vi phòng vệ là tội phạm thì phải đƣợc thực hiện bởi chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và các điều kiện khác do luật định. Hai là, hành vi phòng vệ vƣợt quá giới hạn cần thiết không là tội phạm khi nó đƣợc thực hiện bởi chủ thể không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chƣa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Tóm lại, để đánh giá một hành vi phòng vệ là chính đáng hay vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ngoài việc xem xét các điều kiện của phòng vệ chính đáng, chúng ta còn phải căn cứ vào tổng họp các dấu hiệu, điều kiện có liên quan có ảnh hƣởng đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ để có sự đánh giá khách quan, chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các vụ án một cách nhanh chóng, chính xác và không trái pháp luật. Bởi vì, chỉ khi nào xác định đƣợc hành vi phòng vệ là chính đáng hay vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chúng ta mới có biện pháp xử lý, giải quyết vụ án đƣợc đúng đắn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đƣợc phát hiện kịp thời, chính xác, xử lý công minh, đúng pháp luật không để lọt tội phạm và không làm oan ngƣời vô tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 71 - 72)