Bộ luật hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 33 - 34)

1.3. QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ

1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga

Bộ luật hình sự Liên bang Nga đƣợc Đuma Quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Bộ luật đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2009 (hai lần sửa đổi, bổ sung bằng luật số 77 ngày 27/7/1998 và Luật số 92 ngày 25/6/1998) [55].

Liên quan đến phòng vệ chính đáng, trƣờng hợp này đƣợc các nhà làm luật Liên bang Nga xếp vào Chƣơng 8 với tên gọi “Những tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi” và Điều 37 Bộ luật hình sự về “Phòng vệ

chính đáng” quy định cụ thể nhƣ sau:

1. Không phải là tội phạm khi gây thiệt hại trong trạng thái phòng vệ chính đáng trước người có hành vi nguy hiểm, xâm hại đến cá nhân, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phòng vệ hoặc những người khác, của xã hội hoặc nhà nước nếu sự xâm hại này sử dụng vũ lực hoặc trực tiếp đe dọa dùng vũ lực gây nguy hiểm cho tính mạng người phòng vệ hoặc người khác.

2. Bảo vệ trước sự xâm hại, khi sự xâm hại này không sử dụng vũ lực hoặc không trực tiếp đe dọa dùng vũ lực gây nguy hiểm cho tính mạng người phòng vệ hoặc người khác, là hợp pháp nếu không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nghĩa là không có những hành động cố ý không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

2-1. Những hành động của người phòng vệ được coi là không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nếu người này đã không thể đánh giá đúng mức tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công xâm do sự xâm hại xảy ra quá bất ngờ.

3. Các quy định của điều luật này được áp dụng ngang nhau đối với tất cả mọi người, không phụ thuộc vào trình độ học vấn, chuyên môn và vị trí nghề nghiệp, không phụ thuộc vào khả năng có tránh khỏi sự xâm hại nguy hiểm hay không hoặc khả năng cầu cứu

sự giúp đỡ của người khác hoặc của các cơ quan quyền lực [55].

Nhƣ vậy, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm và thể hiện bằng hành vi gây thiệt hại trƣớc ngƣời có hành vi nguy hiểm, xâm hại đến cá nhân, đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời phòng vệ hoặc những ngƣời khác, của xã hội hoặc nhà nƣớc nếu sự xâm hại này sử dụng vũ lực hoặc trực tiếp đe dọa dùng vũ lực gây nguy hiểm cho tính mạng ngƣời phòng vệ hoặc ngƣời khác. Những hành động của ngƣời phòng vệ đƣợc coi là không vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nếu ngƣời này đã không thể đánh giá đúng mức về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công xâm do sự xâm hại xảy ra quá bất ngờ.

Ngoài trƣờng hợp phòng vệ chính đáng, các nhà làm luật Liên bang Nga còn quy định những trƣờng hợp loại trừ tính chất phạm tội của hành vi khác nhƣ: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ ngƣời phạm tội [55, Điều 38]; tình thế cấp thiết [55, Điều 39]; cƣỡng bức về thể chất và tinh thần [55, Điều 40]; mạo hiểm có căn cứ [55, Điều 41] và thi hành mệnh lệnh hoặc chỉ thị [55, Điều 42].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam .04 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)