Những nội dung cơ bản của pháp luật trọng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 35 - 44)

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI

1.2.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật trọng tài

1.2.2.1. Thỏa thuận trọng tài

Nội dung về thỏa thuận trọng tài đƣợc thể hiện ở một số vấn đề cơ bản nhƣ sau:

- Định nghĩa về thỏa thuận trọng tài:

Tại Điều 7 Khoản 1 Luật Mẫu quy định “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra Trọng tài mọi tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng …”. Trong Công ƣớc New York 1958 về Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nƣớc ngoài cũng quy định rất rõ về vấn đề này “Mỗi quốc gia thành viên sẽ công nhận một thỏa

thuận bằng văn bản, theo đó các bên cam kết đƣa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tƣợng có khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài” (Điều II). Luật Trọng tài của hầu hết các nƣớc trên thế giới nhƣ Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Đức, Luật Trọng tài Hàn Quốc, Luật Trọng tài Nga, Luật Trọng tài Nhật Bản v.v… đều quy định các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng đều đƣợc giải quyết bằng Trọng tài.

- Hình thức thỏa thuận trọng tài:

Luật Mẫu cũng có quy định bắt buộc Thỏa thuận trọng tài phải đƣợc ghi nhận bằng văn bản. Tuy nhiên, phạm vi khái niệm hình thức bằng “văn bản” vốn đƣợc biết là rất rộng. Do đó, đối với quy định này thỏa thuận trọng tài đƣợc coi là lập bằng văn bản nếu nó nằm trong một văn bản đƣợc các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thƣ từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài do một bên đƣa ra và bên kia không phản đối. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên Thỏa thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này.

Dựa trên Luật Mẫu, Luật Trọng tài Anh còn tiến một bƣớc rất xa trong việc quy định phạm vi thỏa thuận trọng tài đƣợc lập bằng văn bản. Theo đó, có một thỏa thuận bằng văn bản khi: thỏa thuận đƣợc lập bằng văn bản (cho dù nó có đƣợc các bên ký hay không); thỏa thuận đƣợc lập thông qua việc trao đổi các thông tin bằng văn bản, hoặc thỏa thuận đƣợc chứng minh bằng văn bản. Thậm chí, trong quá trình tố tụng trọng tài hoặc tố tụng tƣ pháp,nếu nếu một thoả thuận không đƣợc xác lập bằng văn bản nhƣng đƣợc một bên viện dẫn và bên kia không phủ nhận thì việc trao đổi đó tạo thành một thỏa

- Thỏa thuận trọng tài vô hiệu:

Ai có thẩm quyền ký thỏa thuận Trọng tài:

Vấn đề này là hết sức quan trọng vì tại Điều 5.1a của Công Ƣớc New York 1958 quy định: “việc công nhận và thi hành quyết định Trọng tài có thể bị từ chối nếu bất kỳ bên nào trong thỏa thuận Trọng tài không đủ năng lực ký kết” và Điều 34.2 (a) Luật Mẫu UNCITRAL cũng có quy định tƣơng tự: “một trong các bên ký kết thỏa thuận Trọng tài theo quy định tại điều 7 không đủ năng lực ký kết thỏa thuận đó…”. Nhƣ vậy, cả Công Ƣớc và Luật Mẫu đã dựa vào các quy tắc xung đột của nƣớc có Tòa án đang có thẩm quyền giải quyết vụ việc để chọn luật điều chỉnh năng lực chủ thể ký kết thỏa thuận Trọng tài.

Ngƣời ký Hợp đồng, đƣơng nhiên có quyền ký thỏa thuận trọng tài không? Nếu ngƣời đại diện ký Hợp đồng là ngƣời đại diện theo pháp luật thì đƣơng nhiên có thẩm quyền. Đối với ngƣời đại diện theo ủy quyền, các bên cần lƣu ý xem xét đến: phạm vi ủy quyền; hình thức ủy quyền; thời hạn ủy quyền; thẩm quyền của ngƣời ủy quyền vì đây là những vấn đề pháp lý hết sức quan trọng.

 Tranh chấp đƣợc quy định trong điều khoản Trọng tài có thể đƣợc giải quyết bằng phƣơng thức Trọng tài không? (phạm vi tranh chấp và chủ thể tranh chấp). Không nhƣ Tòa án, pháp luật của các nƣớc đều có quy định giới hạn về phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Ví dụ, tại Điều 2 Luật Trọng tài thƣơng mại Việt Nam 2010 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là: “1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.; 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.

Căn cứ vô hiệu bởi việc xác định rõ ràng tên tổ chức trọng tài trong nội dung thỏa thuận trọng tài

Luật Mẫu và luật trọng tài các nƣớc không đƣa ra tiêu chí phải xác định tên tổ chức trọng tài cụ thể và không có quy định về trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu nếu không chỉ rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Bên cạnh đó, hầu hết các tổ chức trọng tài uy tín trên thế giới đều không đƣa tên tổ chức mà chủ yếu là đƣa Quy tắc tố tụng của mình vào điều khoản trọng tài mẫu. Ví dụ, Tòa án Trọng tài của Phòng Thƣơng mại Quốc tế (ICC) đƣa ra điều khoản trọng tài mẫu nhƣ sau: “Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này được giải quyết chung thẩm theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Quy tắc nêu trên”.

Thứ tự về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa trọng tài và Tòa án: Luật Mẫu và Pháp luật trọng tài các nƣớc đều quy định rất rõ về vấn đề này. Khoản 1 Điều 8 Luật Mẫu quy định:

Tòa án, nơi có khiếu kiện về vấn đề đối tƣợng của thỏa thuận đƣợc đƣa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài trừ khi thấy rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện đƣợc.

Điều II Công ƣớc New York quy định:

Tòa án của một quốc gia thành viên, khi nhận đƣợc một đơn kiện về một vấn đề mà vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung của điều này, sẽ, theo yêu cầu của một bên, đƣa các bên ra trọng tài, trừ khi Tòa án thấy rằng thỏa thuận nói trên không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện đƣợc. Luật Trọng tài các nƣớc đều có quy định tƣơng tự về vấn đề này.

 Hiệu lực tuyệt đối của thỏa thuận trọng tài:

trọng tài các nƣớc. Khác với tòa án vốn có thẩm quyền đƣơng nhiên để giải quyết tranh chấp nếu các bên không có thỏa thuận khác, Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nếu đƣợc các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, với việc lựa chọn trọng tài, các bên đã loại trừ sự can thiệp của tòa án. Do đó, việc xác định điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đây là cơ sở duy nhất để Hội đồng Trọng tài đƣợc thành lập xem xét và quyết định hợp đồng có hiệu lực hay không. Pháp luật trọng tài quốc tế coi nguyên tắc này là “thẩm quyền của thẩm quyền”- “competence of competence” tức là Hội đồng Trọng tài có quyền xem xét, xác định thẩm quyền của chính mình khi có khiếu nại của các bên. Nguyên tắc này cũng đƣợc thể hiện trong Điều 30 của Pháp lệnh:

Trƣớc khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trƣờng hợp các bên có yêu cầu khác….

Mục đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranh chấp đều đƣợc xem xét và giải quyết. Nếu công nhận hợp đồng vô hiệu mặc nhiên kéo theo điều khoản trọng tài vô hiệu và dẫn đến Hội đồng Trọng tài không thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì vụ tranh chấp sẽ không đƣợc giải quyết.

1.2.2.2. Tố tụng trọng tài

Quá trình giải quyết tranh chấp không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Khi sử dụng trọng tài, phán quyết của trọng tài là quyết định chung thẩm, có hiệu lực thi hành và 2 bên không đƣợc kháng cáo. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của trọng tài là nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các bên thì 2 bên phải phục tùng

quyết định của ngƣời đó. Trong khi toà án có nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm tới phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm và tái thẩm. Điều này kết hợp với việc tố tụng toà án phải tuân thủ các quy định, thủ tục nghiêm ngặt và toà án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc thƣờng gây ra việc kéo dài thời gian xét xử cũng nhƣ chi phí cho doanh nghiệp. Quy trình của tố tụng Trọng Tài cũng linh hoạt cho thời gian và lịch làm việc của các bên và năng động hơn so với toà án do trọng tài chỉ chịu sự điều chỉnh của Quy Định của từng Trung Tâm Trọng Tài và pháp luật về trọng tài của mỗi quốc gia.

1.2.2.3. Thi hành phán quyết của trọng tài

Phán quyết của trọng tài do các bên tự nguyện thi hành. Hết thời hạn thi hành mà bên phải chịu thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, thì bên đƣợc thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Đối với phán quyết của trọng tài vụ việc, bên đƣợc thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết đƣợc đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết.

Phán quyết trọng tài đƣợc thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Quy định đã thể hiện sự hỗ trợ rõ nét nhất của Nhà nƣớc đối với hoạt động trọng tài, vì trọng tài là phi Chính phủ nên bản thân trọng tài không thể cƣỡng chế thi hành phán quyết của mình. Nếu trọng tài đã phán quyết mà bên phải thi hành không chịu thi hành, bên đƣợc thi hành cũng nhƣ bản thân trọng tài sẽ không có cách gì buộc thi hành đƣợc. Vì thế, Nhà nƣớc hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài là sự hỗ trợ vô cùng cần thiết và hiệu quả.

1.2.2.4. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài

Xuất phát từ bản chất của trọng tài: trọng tài là cơ quan tài phán phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên tranh

chấp giao phó, ủy nhiệm do đó trọng tài không mang trong mình quyền lực nhà nƣớc khi giải quyết tranh chấp, phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nƣớc, không đại diện cho ý chí của Nhà nƣớc mà đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp. Điều này đã đặt ra cho trọng tài những khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của cả hai bên tranh chấp trong quá trình tố tụng cũng nhƣ việc thi hành phán quyết trọng tài. Khi những khó khăn này vƣợt ra khỏi sự kiểm soát của trọng tài và cần đến sự giúp đỡ của Tòa án và các cơ quan tƣ pháp khác. Vì vậy sự hỗ trợ của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tránh bế tắc cho hoạt động trọng tài, để trọng tài có thể giải quyết tốt các tranh chấp mà các bên đã tin tƣởng giao phó. Ví dụ nhƣ: trong quá trình thành lập Hội đồng trọng tài, có trƣờng hợp bị đơn không chọn đƣợc trọn tài viên cho mình, hay các bên không chọn đƣợc trọng tài viên duy nhất; nếu có một bên tranh chấp tẩu tán tài sản, làm thất thoát khối tài sản của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với bên kia thì trọn tài cũng không thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các hành vi đó,... Điều đó đặt ra vấn đề cần phải có sự hỗ trợ của Tòa án cho hoạt động của trọng tài để khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của trọng tài. Có nhƣ vậy mới đảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài đƣợc thông suốt và hiệu quả.

Trọng tài và Tòa án đều có quyền tài phán, nhƣng tài phán bằng trọng tài là tài phán tƣ, còn tài phán bằng Tòa án là tài phán công quyền - có sức mạnh cƣỡng chế rất mạnh mẽ. Cùng với đó, do thủ tục trọng tài rất ngắn gọn nên không ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phƣơng diện. Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự ên không đồng ý với quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Nhƣ vậy, Tòa án với tƣ cách

là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét lại quyết định trọng tài. Việc pháp luật quy định Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết của trọng tài khi các bên yêu cầu có tác động rất lớn, qua đó khắc phục đƣợc những sai phạm nếu có của hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp, làm cho vụ giải quyết tranh chấp thực sự khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Còn nếu quyết định của hội đồng trọng tài đã tuyên không thuộc một trong các trƣờng hợp bị hủy thì một lần nữa khẳng định rằng hội đồng trọng tài đã thực hiện việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên và phán quyết đó cần đƣợc các bên tôn trọng và tự nguyện thi hành hoặc đƣợc cƣỡng chế thi hành.

Nhƣ vậy, qua sự phân tích trên ta thấy, việc có sự hỗ trợ của Tòa án về việc hủy phán quyết trọng tài đối với những phán quyết vi phạm pháp luật của trọng tài thƣơng mại giúp cho các nhà kinh doanh yên tâm hơn khi lựa chọn trọng tài là phƣơng thức giải quyết tranh chấp, vì khi trọng tài có sự vi phạm pháp luật, Tòa án sẽ đứng ra giúp đỡ họ. Quy định này góp phần hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động xét xử của Trọng tài viên, khiến cho Trọng tài viên phải khách quan, vô tƣ khi giải quyết tranh chấp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kết quả nghiên cứu của Chƣơng 1 cho phép đƣa ra một số nhận xét sau:

Một là, trọng tài là phƣơng thức giải quyết tranh chấp xuất hiện từ rất lâu trƣớc khi đƣợc chính thức ghi nhận trong các văn bản pháp luật và đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thƣơng mại nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trọng tài đã trở thành một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp đƣợc thừa nhận trong hệ thống pháp luật nội địa cũng nhƣ tại các Công ƣớc, Điều ƣớc quốc tế.

Hai là, trọng tài hay những phƣơng thức xử lý tranh chấp khác, với những đặc điểm của riêng mình sẽ có những ƣu, khuyết điểm riêng có đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)