Thực trạng hoạt động của trọng tài viên; trung tâm trọng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 63 - 66)

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA

3.1.1. Thực trạng hoạt động của trọng tài viên; trung tâm trọng tài

3.1.1.1. Về đội ngũ trọng tài viên

Con số thống kế về hoạt động của các trọng tài viên đến năm nay cho thấy trong cả nƣớc có 345 trọng tài viên, trong đó, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có 149 trọng tài viên, chiếm gần 50% tổng số trọng tài viên trong cả nƣớc [8].

Trong cơ cấu chức danh của các trọng tài viên thì số lƣợng trọng tài viên là giáo sƣ, Phó giáo sƣ chiếm 5,5 %; số lƣợng trọng tài viên có trình độ tiến sỹ chiếm 30,7%; số lƣợng trọng tài viên có trình độ thạc sỹ chiếm 17,3% trên tổng số trọng tài viên trong cả nƣớc [8].

nghiệp đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau; đồng thời đang đảm nhiệm các công việc trong các lĩnh vực khác nhƣ luật sƣ (số luật sƣ là trọng tài viên của VIAC chiếm 29%), luật gia (số luật gia là trọng tài viên của VIAC chiếm 15%), kỹ sƣ, chuyên gia thƣơng mại quốc tế (số chuyên gia thƣơng mại quốc tế là trọng tài viên của VIAC chiếm 22%)… Phần lớn số trọng tài viên là giáo sƣ, tiến sỹ vừa kiêm nhiệm công việc trong các cơ quan Nhà nƣớc và thực hiện hoạt động trọng tài ở các Trung tâm trọng tài, đặc biệt VIAC còn có đội ngũ trọng tài viên là ngƣời nƣớc ngoài đang hành nghề tại Trung tâm. Đặc biệt hiện nay, VIAC có 17 trọng tài viên là ngƣời nƣớc ngoài để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài.

Tham khảo biểu đồ sau đây về cơ cấu trọng tài viên của Trung tâm trọng tài VIAC:

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu trọng tài viên của Trung tâm trọng tài VIAC

(Nguồn: http:// viac.vn/ /.)

lĩnh vực đang đƣợc quan tâm và có tiềm năng phát triển nhƣ bảo hiểm, thƣơng mại quốc tế, đầu tƣ nƣớc ngoài và xuất nhập khẩu... Nhiều trọng tài viên bên cạnh có trình độ, kiến thức chuyên môn còn sử dụng thành thạo ngoại ngữ là điều kiện thuận lợi để tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài và các vụ việc tranh chấp quốc tế.

Nhƣng do hoạt động trọng tài ở Việt Nam còn chƣa phát triển, số lƣợng vụ việc tranh chấp do trọng tài thƣơng mại xử lý còn rất khiêm tốn nên các trọng tài viên còn chƣa có nhiều cơ hội cọ sát kinh nghiệm thực tiễn. Một số trọng tài viên còn thiếu kỹ năng nghề nghiệp, thiếu kiến thức về thƣơng mại quốc tế và lúng túng trong quá trình tham gia tố tụng trọng tài. Hơn nữa, một bộ phận trọng tài viên Việt Nam hiện nay còn yếu về trình độ ngoại ngữ và hạn chế trong việc cập nhật kiến thức thƣơng mại quốc tế.

3.1.1.2. Về Trung tâm trọng tài

Theo số liệu thống kê, trên cả nƣớc hiện nay đang có 11 Trung tâm trọng tài, trong đó, tại Hà Nội có 03 Trung tâm, tại thành phố Hồ Chí Minh có 07 Trung tâm và 02 Chi nhánh của Trung tâm, tại thành phố Cần Thơ có 01 Trung tâm, tại thành phố Đà Nẵng có 01 Chi nhánh của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam [8].

Tình hình hoạt động của các Trung tâm trọng tài nói chung còn chậm phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số Trung tâm trọng tài còn rất thiếu thốn, công tác quản trị, điều hành của các Trung tâm đa số còn thiếu tính chuyên nghiệp. Mặc dù trong cả nƣớc có 11 Trung tâm trọng tài nhƣng Trung tâm thƣờng xuyên có vụ việc giải quyết còn rất ít. Trong khi đó, ở những nƣớc có hoạt động trọng tài phát triển mặc dù chỉ có 01 hoặc 02 Trung tâm trọng tài nhƣng mỗi năm các trung tâm này xử lý đến hàng nghìn vụ việc [8].

Từ thực tế trên cho thấy, mặc dù định hƣớng phát triển và đƣợc kỳ vọng khá lớn nhƣng trên thực tế các kết quả đạt đƣợc đều không xứng tầm kỳ

vọng. Hơn thế nữa, sự thiếu thốn, nghèo nàn và yếu kinh nghiệm của bản thân các trọng tài viên cũng nhƣ các trung tâm trọng tài là nguyên nhân căn bản làm cho phƣơng thức giải quyết bằng trọng tài mất dần tầm quan trọng vốn có của nó đối với xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)