Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 69 - 73)

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA

3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, trọng tài thƣơng mại là một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại mới hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Do đó, hiểu biết và nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về trọng tài thƣơng mại còn hạn chế. Điều này dẫn đến nhu cầu của của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp là chƣa cao, ảnh hƣởng đến sự phát triển của hoạt động trọng tài.

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn nhận thức chƣa đúng về hoạt động trọng tài thƣơng mại. Phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam chƣa có thói quen sử dụng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp của mình, thậm chí là chƣa có niềm tin vào vai trò của trọng tài và khả năng thực thi các phán quyết của trọng tài trong thực tế. Tâm lý và truyền thống sử dụng Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp vẫn còn ăn sâu trong hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp.

Hai là, thể chế về tổ chức, hoạt động trọng tài mặc dù đã từng bƣớc hoàn thiện, song vẫn còn tồn tại một số bất cập. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém nêu trên là do một số quy định của Luật trọng tài thƣơng mại 2010 đã bộc lộ những bất cập so với yêu cầu của thực tiễn. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành trọng tài viên còn đơn giản; quy định về việc kiểm tra, giám sát Trọng tài viên tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp chƣa rõ ràng; quy định về việc xác định thẩm

quyền của cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành phán quyết còn chƣa phù hợp; Quy định về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động trọng tài còn chƣa đầy đủ đã phần nào hạn chế hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với Trọng tài viên và hoạt động của Trung tâm trọng tài.

Căn cứ để hủy phán quyết trọng tài theo Điều 68 Luật Trọng tài thƣơng mại còn chung chung, chƣa cụ thể, còn có nhiều cách hiểu khác nhau nhƣ căn cứ hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều này dẫn đến tình trạng áp dụng không thống nhất và nguy cơ hủy phán quyết trọng tài là khá cao. Một điểm nữa là để áp dụng nguyên tắc này, theo quy định của Luật trọng tài thƣơng mại, Tòa án sẽ có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài, nhƣ vậy khi Tòa án là cơ quan xác minh thu thập chứng cứ dễ có nguy cơ Tòa án xem xét lại nội dung vụ tranh chấp, trong khi đó theo quy định của khoản 4 Điều 71 của Luật Trọng tài thƣơng mại, Tòa án chỉ xem xét về trình tự, thủ tục mà không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết.

Bên cạnh đó, hiện nay, Luật Trọng tài thƣơng mại chƣa có cơ chế giám sát quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của tòa án. Bởi lẽ, theo Điều 71 Luật Trọng tài thƣơng mại, quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo bất kỳ thủ tục nào, do vậy, nếu tòa án có sai xót thì không có cơ hội để sửa sai xót này. Điều này cũng làm tăng sự lo ngại của doanh nghiệp về nguy cơ hủy phán quyết trọng tài.

Ba là, công tác theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của trọng tài viên chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả; chỉ một số ít Trung tâm trọng tài ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với trọng tài viên trong tổ chức mình. Việc bồi dƣỡng, giáo dục về trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức nghề nghiệp chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.

Bốn là, hoạt động trọng tài thƣơng mại mới hình thành và đang trong quá trình phát triển nên còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chƣa theo kịp với các nƣớc có hoạt động trọng tài phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các đối tác nƣớc ngoài có quan hệ kinh doanh, thƣơng mại với các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng lựa chọn các trung tâm trọng tài lớn trong khu vực nhƣ Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông… để giải quyết tranh chấp của mình.

3.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, hiện nay, đội ngũ trọng tài viên tuy có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật nhƣng ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp đặc biệt là những vụ việc tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, vụ việc tranh chấp quốc tế nên chƣa thành thạo ngoại ngữ, kỹ năng hành nghề, tính chuyên nghiệp còn chƣa cao. Một số trọng tài viên còn chƣa nắm vững về trình tự, tố tụng trọng tài, chƣa chủ động, tích cực trong việc tự học tập, cập nhật kiến thức pháp luật để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề cũng nhƣ việc trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Hai là, số lƣợng Trung tâm trọng tài ở nƣớc ta đƣợc thành lập tƣơng đối nhiều so với số lƣợng Trung tâm trọng tài của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, cơ sở vật chất của các Trung tâm trọng tài chƣa đáp ứng đầy đủ để phục vụ cho hoạt động của các trọng tài viên, trình độ của các trọng tài viên chƣa đồng đều, gây tâm lý thiếu tin cậy của khách hàng, hạn chế sự tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ trọng tài. Mặt khác, các Trung tâm trọng tài thƣơng mại hiện nay chƣa quảng bá đƣợc hình ảnh, vai trò của hoạt động trọng tài nói chung và những thế mạnh của trung tâm mình

nói riêng, chƣa có cơ chế khuyến khích, thu hút đƣợc các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và nƣớc ngoài tham gia hoạt động trọng tài của các Trung tâm trọng tài.

Ba là, một số cơ quan quản lý nhà nƣớc về trọng tài chƣa phát huy hết trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng; công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức, hoạt động của các Trung tâm trọng tài đôi khi còn buông lỏng. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực trọng tài thƣơng mại còn mỏng, chƣa đƣợc đào tạo bồi dƣỡng thƣờng xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực còn mới mẻ này nên công tác quản lý nhà nƣớc còn bộc lộ hạn chế, bất cập.

Bốn là, việc kết quả hủy phán quyết trọng tài trong nƣớc còn cao và tỉ lệ công nhận quyết định của trọng tài nƣớc ngoài còn thấp đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến độ tin cậy của ngƣời dân và doanh nghiệp vào phƣơng thức giải quyết bằng trọng tài ở trọng nƣớc. Có thể thấy rằng hệ quả của việc hủy phán quyết trọng tài trong nƣớc và việc không công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nƣớc ngoài sẽ có tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trƣớc hết, việc hủy phán quyết trọng tài trong nƣớc và việc tòa án không công nhận quyết định của trọng tài nƣớc ngoài với tỷ lệ cao mà không có cơ sở thuyết phục có thể gián tiếp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, vi phạm thoả thuận ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân của Việt Nam trong hoạt động kinh doanh. Việc tòa án không công nhận quyết định của trọng tài nƣớc ngoài dẫn đến tình trạng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ mất đi niềm tin khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ, kinh doanh quốc tế. Các bên tranh chấp sẽ ngần ngại khi lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do tính khả thi của phán quyết trọng tài chƣa cao. Điều này ảnh hƣởng đến sự phát triển của hoạt động trọng tài.

Thực trạng trên đặt ra những đòi hỏi cần có sự thay đổi trong cả chính sách, pháp luật và thực tiễn nhận thức, hay nói cách khác cần có phƣơng án thay đổi, điều chỉnh đồng bộ để hoạt động trọng tài có thể tiếp tục phát triển, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thƣơng mại bên cạnh cơ quan Tòa án một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)