1.3. Các đặc điểm, tính chất của quyền hƣởng lợi ích của tiến bộ khoa
1.3.4. Tạo điều kiện tham gia và minh bạch trong việc ra quyết định
Các quyền con người và nguyên tắc dân chủ tự quyết được đề cập trong ICESCR và các quyền dân sự và chính trị khác nhau được xác định trong ICCPR nhấn mạnh quyền của tất cả các thành viên của xã hội được tham gia một cách có ý nghĩa trong việc quyết định việc quản trị của họ cũng như tương lai chung về những vấn đề mà họ cho là quan trọng. Việc trao quyền chuyển thành một quyền ra quyết định xã hội về việc thiết lập các ưu tiên cho và quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển của khoa học và công nghệ. Áp dụng cho khoa học và cơng nghệ, ngun tắc này địi hỏi ít nhất quyết định quan trọng về chính sách ưu tiên và được thực hiện với sự đóng góp của các cộng đồng đa dạng trong xã hội, không chỉ các nhà khoa học, các chuyên gia, công chức, thậm chí các nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt cần có sự tham gia của đại diện những người có hồn cảnh khó khăn. Nếu khơng, chính sách khoa học khó có thể giải quyết một cách có ý nghĩa và thích hợp cho nhu cầu về lợi ích tập thể tốt đẹp mà các chính sách khoa học đó đang hướng đến.
“Các xã hội hướng đến tri thức” của UNESCO (UNESCO‟s Towards Knowledge Societies) đưa ra tầm nhìn về một mơ hình quản trị cho các ngành khoa học có sự tham gia dân chủ. Ngược lại với mơ hình truyền thống của việc ra quyết định tuyến tính trong đó chính phủ và đại diện các ngành cơng nghiệp gần như độc quyền trong việc trực tiếp giải quyết các thiết lập khoa học trong khi xã hội dân sự và cơng chúng có vai trị khá thụ động, UNESCO đề xuất một mối quan hệ ba bên trong việc đưa ra quyết định về các chính sách khoa học và cơng nghệ. Trong mơ hình ba bên, việc ra quyết định có thể thơng qua cơng nghệ truyền thông mới, đặc biệt trong thời đại Internet, các mối quan hệ khơng cịn có thứ bậc nữa mà thay vào đó là các cuộc thảo luận, phối hợp hành động hay đối đầu lẫn nhau [85]. Tuy nhiên, báo cáo của UNESCO không thể hiện cụ thể về việc thiết lập và duy trì các điều kiện cũng như việc sắp xếp cho sự tham gia và hòa nhập vào "xã hội tri thức” của các xã hội dân sự và công chúng như thế nào.
Trong khi nhu cầu dân chủ trong việc xây dựng các chính sách khoa học được khẳng định dễ dàng về nguyên tắc, sự tham gia chủ động và được thông tin của các cá nhân và cộng đồng lại rất khó khăn để đạt được trong thực tế. Khi khoa học và công nghệ phát triển hơn, yêu cầu các cấp giáo dục và chun mơn hóa ngày càng tăng để có khả năng hiểu được các tiến bộ của khoa học - điều mà chỉ vài thành viên trong xã hội ngày nay có được. Ngay cả các nhà khoa học trong một lĩnh vực có thể khơng hiểu được lợi ích và rủi ro của lựa chọn chính sách trong các lĩnh vực không liên quan đến chuyên môn của họ. Sự phức tạp của khoa học và công nghệ đặt ra vấn đề cho phương pháp tiếp cận có sự tham gia quyết định của công chúng, đặc biệt là trong các xã hội mà người dân khơng có học vấn hoặc nơi đa số người dân bị hạn chế nghiên cứu khoa học. Có thể thấy, để tạo điều kiện cho sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định về khoa học và để tiếp tục bồi dưỡng nghiên cứu và phát triển thì phổ biến thơng tin khoa học là điều cần thiết. Làm cơ sở cho cả hai mục tiêu này là nghĩa vụ quốc gia trong việc lập chương trình giảng dạy khoa học có hiệu quả ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục; công khai phổ biến thông tin khoa học; và xây dựng cơ chế tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định như hỗ trợ tài chính và các ưu tiên cho việc nghiên cứu cũng như chính sách khoa học.