Hiến pháp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng của chúng (Trang 64 - 68)

Cho đến nay, quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng của chúng vẫn chưa được chú ý và quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy REBSP không được quy định một cách rõ ràng và toàn diện nhưng vẫn được đề cập qua các bản Hiến pháp Việt Nam ở một vài khía cạnh của quyền. Thơng qua quy định tại các văn bản pháp luật, Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam thể hiện rõ chính sách coi trọng vai trị của khoa học, khơng ngừng đẩy mạnh nền khoa học và công nghệ nước nhà, tôn trọng và bảo vệ quyền về khoa học của công dân. Trừ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Việt Nam chỉ quy định những quyền công dân cơ bản nhất trong đó khơng hề đề cập đến quyền về khoa học, những bản Hiến pháp sau này đều thể hiện sự quan tâm và bảo vệ ngày càng nhiều hơn đối với quyền về khoa học của công dân Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam 1959 tuyên bố:

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hồ có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hố khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác [10, Điều 34].

Đến bản Hiến pháp 1980, quyền về khoa học được thể hiện tại 4 điều trong Hiến pháp. Theo đó, Việt Nam khẳng định mục tiêu:

Đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự nghiệp cơng

nghiệp hố xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến của nước ta [11, Điều 42].

Nhà nước cũng xác định:

Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ. Nhà nước chăm lo việc phổ biến và giáo dục khoa học và kỹ thuật; gắn liền việc giảng dạy, nghiên cứu với sản xuất, đời sống và quốc phòng; phát triển và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, cán bộ và công nhân kỹ thuật; khuyến khích nghiên cứu, sáng chế, phát minh; chú trọng nghiên cứu ứng dụng; phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo, đồng thời vận dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật [11, Điều 43].

Bên cạnh đó, vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong mọi lĩnh vực bao gồm cả khoa học đã được chú trọng và khẳng định tại Điều 63 Hiến pháp năm 1980:

Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hố, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, khơng ngừng phát huy vai trị của phụ nữ trong xã hội…[11, Điều 63]. Điều 72 Hiến pháp 1980 cũng tuyên bố:

Cơng dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.

Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ cơng dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân.

Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm [11, Điều 72].

Có thể thấy, bản Hiến pháp 1980 không chỉ thừa nhận quyền tự do nghiên cứu khoa học của công dân như Hiến pháp 1959 mà còn chú ý đến vấn đề phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ cả quyền tác giả và quyền của người sáng chế, phát minh đồng thời thừa nhận quyền bình đẳng của phụ nữ, nâng cao trình độ nhiều mặt bao gồm khoa học cho phụ nữ.

Đến Hiến pháp 1992, Nhà nước khẳng định: “Khoa học và công nghệ giữ vai

trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, đồng thời

tuyên bố chính sách của nhà nước đối với khoa học:

Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và pháp luật, đổi mới cơng nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phịng, an ninh quốc gia [12, Điều 37].

Từ Hiến pháp 1992 vấn đề đầu tư và tài trợ khoa học đã được đề cập đến: Nhà nước đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật nhất là những người có trình độ cao, cơng nhân lành nghề và nghệ nhân; tạo điều kiện để các nhà khoa học sáng tạo và cống hiến; phát triển nhiều hình thức tổ chức, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh [12, Điều 38]. Quyền tự do nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, quyền tác giả và sở hữu công nghiệp, vấn đề mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả khoa học vẫn được quy định tại Hiến pháp 1992:

Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hố, thơng tin, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao [12, Điều 43].

Và:

Cơng dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cái tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp [12, Điều 60]. Điều 63 Hiến pháp 1992 cũng đảm bảo quyền của phụ nữ được nâng cao kiến thức về mọi mặt dù không quy định cụ thể về lĩnh vực khoa học.

Có thể thấy, tuy diễn đạt khác nhau nhưng về nội dung liên quan đến chính sách nhà nước và quyền con người về khoa học, hai bản Hiến pháp năm 1980 và 1992 cùng chung quan điểm, nội dung được quy định khơng có nhiều khác biệt. So sánh với bản Hiến pháp năm 1959 thì đã có thêm quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khẳng định nâng cao quyền phụ nữ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học Đến khi Hiến pháp 2013 ra đời, các nội dung liên quan đến khoa học chỉ được quy định trong 2 điều một cách ngắn gọn nhưng thể hiện được nhiều nội dung đầy đủ hơn so với các bản Hiến pháp trước kia:

Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó [23, Điều 40].

Và:

1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và cơng nghệ [23, Điều 62].

Có thể thấy, bằng cách diễn đạt ngắn gọn hơn so với các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp 2013 thừa nhận quyền tự do nghiên cứu khoa học, quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề đầu tư và khuyến khích khoa học. Ngồi ra, Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng của chúng lần đầu tiên được đề cập đến trong cả 2 điều 40 và 62. Nếu như ở các bản Hiến pháp trước, quyền về khoa học của công dân chỉ thể hiện ở quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do sáng tạo với vai trò người tham gia nghiên cứu sáng tạo thì đến Hiến pháp 2013 đã có quy định về quyền con người được hưởng lợi ích từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (Điều 40) và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và cơng nghệ (Điều 62). Hiểu rộng ra, lợi ích con người được hưởng không chỉ với tư cách là người trực tiếp tham gia nghiên cứu sáng tạo, mà mọi người được hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và cơng nghệ nói chung.

So sánh với cá quy định về REBSP tại Điều 27 UDHR và Điều 15.1.(b) ICESCR, tuy khơng hồn tồn chính xác và rõ ràng nhưng bước đầu quyền hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ đã được tuyên bố tại Hiến pháp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng của chúng (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)