Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng văn bản luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 96 - 98)

dựng văn bản luật

Thứ nhất: Cần nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các chủ thể

tham gia vào hoạt động soạn thảo luật [21]. Nên lựa chọn thành viên Ban soạn thảo là những người có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ giỏi trong lĩnh vực mà dự án luật điều chỉnh. Mặt khác, cũng không nên quá coi trọng thành viên Ban soạn thảo phải là những cán bộ có chức vụ tại cơ quan hành chính nhà nước. Bởi nếu thành viên Ban soạn thảo hầu hết là lãnh đạo bộ, ngành hay cán bộ cấp vụ thì trong nhiều trường hợp họ không có thời gian tham gia đầy đủ các cuộc họp, nên họ thường cử các chuyên viên thay mặt tham gia các hoạt động của Ban soạn thảo. Nên chấm dứt tình trạng “hữu danh vô thực” này bằng cách có thể linh hoạt cho phép thành phần Ban soạn thảo gồm các chuyên viên chính. Tuy nhiên, đối với những dự án luật mà việc hoạch định chính sách chưa ổn định, cần phải có tầm nhìn chính sách ở tầm vĩ mô ngay trong giai đoạn soạn thảo, thì vẫn giữ nguyên quy định về việc thành phần Ban soạn thảo phải là cán bộ từ cấp vụ trở lên.

Ngoài ra, sau khi soạn thảo xong thì việc xem xét, đánh giá và chỉnh lý dự thảo là không tránh khỏi nên khi tuyển dụng cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn về xây dựng pháp luật trong Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính

phủ, Văn phòng Quốc hội phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, kiến thức pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn cao.

Thứ hai: Phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên

cứu, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra; nâng cao trình độ nhận thức về nhà nước và pháp luật, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, tăng cường tính chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ, công chức [21, tr.176]. Đây là yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách để nâng cao chất lượng công tác soạn thảo dự án luật, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Phải thường xuyên tiến hành bồi dưỡng các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách, mở các lớp ngắn hạn trong và ngoài nước để bồi dưỡng, tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu lực thực tế của các luật.

Thứ ba: Phải nâng cao trình độ và năng lực thẩm tra dự án luật cho các

thành viên của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội [21, tr.179] nhằm nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra dự án luật. Muốn vậy, đa số các thành viên trong Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trực tiếp thực hiện việc thẩm tra dự án luật nên hoạt động chuyên trách. Bởi nếu các thành viên này hoạt động kiêm thì sẽ có những khó khăn nhất định về mặt thời gian, hạn chế về kỹ năng lập pháp do phải thực hiện nhiều công việc một lúc. Ngoài ra, việc thẩm tra các dự án này đòi hỏi phải có kiến thức toàn diện, nhất là kỹ năng so sánh với các văn bản luật trong hệ thống pháp luật đã ban hành. Và trên thực tế không phải các thành viên nào của cơ quan thẩm tra đều có đủ năng lực thẩm tra dự án luật được tốt. Vì vậy cần phải nâng cao năng lực thẩm tra dự án luật cho các thành viên của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.

Thứ tư: Phải nâng cao trách nhiệm của thành viên Chính phủ trong việc

cần phải dành thời gian cho các thành viên Chính phủ thảo luận về những nội dung quan trọng của dự án luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)