Giải pháp về tăng cƣờng sự tham gia của các nhà khoa học, các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc tham gia vào quy trình xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 105)

d. Tăng cường trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật với tư cách là cơ quan trình dự án luật

3.2.4. Giải pháp về tăng cƣờng sự tham gia của các nhà khoa học, các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc tham gia vào quy trình xây

các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc tham gia vào quy trình xây dựng văn bản luật

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức từ các nhà quản lý, hoạch định chính

sách về tính khoa học (cơ sở lý luận, tính khả thi, dự báo hiệu quả kinh tế - xã hội..) của một dự án, dự thảo văn bản luật bằng việc thu hút sự tham gia của giới khoa học vào quá trình soạn thảo. Do vậy, cần có "thị trường" cho họ. Đối với việc xây dựng văn bản luật, các chủ thể xây dựng pháp luật cần "trải thảm đỏ" cho các nhà khoa học tham gia;cần xây dựng cơ chế huy động sự tham gia tích cực của các chuyên gia, nhà khoa học vào công tác xây dựng luật, tăng cường năng lực của bộ máy giúp việc của Quốc hội trong công tác lập pháp. Trong quá trình soạn thảo, thông qua luật có những vấn đề gì còn có những quan

điểm khác nhau giữa các cơ quan nên có thảo luận, phản biện thật sự khoa học, khách quan, tránh quan niệm cho rằng, theo "thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội" thì cứ ban hành mà không hỏi ý kiến các cơ quan chủ trì soạn thảo luật, dẫn đến khó triển khai quy định cụ thể trong thực tiễn được, cần có phản biện khoa học về các vấn đề quan trọng trong nội dung dự thảo; tổ chức các cuộc hội thảo về các nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các quy phạm pháp luật để thống nhất các nội dung trong dự thảo. Mặt khác, nên đa dạng hoá các hình thức tham gia của các nhà khoa học vào quá trình xây dựng văn bản luật (trực tiếp, gián tiếp) trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc ký hợp đồng với các nhà khoa học; thậm chí "đấu thầu" đối với một số dự thảo liên quan trực tiếp đến hoạt động của các nhà khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Bên cạnh đó, cần phải có thước đo, tiêu chí cho từng công trình khoa học khi áp dụng cho các dự thảo văn bản luật (đặc biệt là các các dự thảo mang tính kỹ thuật cao, tính nhân văn lớn...); xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với sức lao động của các nhà khoa học khi tham gia các hình thức xây dựng văn bản luật.

Thứ hai, cần tổ chức lấy ý kiến lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân ngay từ

giai đoạn soạn thảo. Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình. Nhân dân còn thực hiện quyền lực của mình bằng cách tham gia vào công việc của Nhà nước, trong đó có việc tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng các văn bản luật. Nếu kết quả lấy ý kiến phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của đa số quần chúng nhân dân thì văn bản luật sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống. Ngược lại, nếu văn bản luật không phù hợp với lợi ích của một số nhóm nhỏ trong xã hội thì quy trình lấy ý kiến văn bản luật

cũng chính là cơ hội để các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Từ đó, tránh được hiện tượng một bộ phận nhỏ người dân phản ứng khi lợi ích của họ bị ảnh hưởng dưới tác động của văn bản.

Thứ ba, cần có cơ chế bắt buộc để các nhà hoạch định chính sách phải

tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, xã hội, nhất là của những đối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)