Đánh giá các quy địnhpháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 44 - 49)

1.2.2 .Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại,tố cáo về đất đai

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành

2.1.3. Đánh giá các quy địnhpháp luật hiện hành

2.1.3.1. Quy định pháp luật

* Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo

Pháp luật về GQKNTC ở Việt Nam đã từng bước giải quyết một số vấn đề bức sục trong xã hội, GQKNTC sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà

nước đối với đất đai. Nhưng những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong GQKNTC như sau:

Thứ nhất, những hạn chế của các quy định về trình tự, thủ tục GQKNTC. Những giải quyết có tính chất như việc giải quyết của các cơ quan hành chính có tính chất chưa đảm bảo công khai. Trong nhiều trường hợp việc giải quyết còn thiếu khách quan. Chính vì vậy, làm cho người dân không tin vào việc GQKNTC của các cơ quan nhà nước. Người dân tiếp tục khiếu nại vượt cấp, người dân không nắm rõ được các thủ tục và trình tự để thực hiện việc khiếu nại tố cáo nêm việc giải quyết khiếu nại tố cáo thiếu hiệu quả. Trong nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, giải quyết không dứt điểm. Chính vì vậy, GQKNTC làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý.

Thứ hai, Việc quy định quy trình GQKNTC lần đầu với thủ tục như thẩm tra, xác minh, đối thoại, ban hành quyết định GQKNTC hành chính khá chi tiết. Nưng quyết định hành chính ban hành có hiệu lực ngay. Việc quy định như vậy chưa đáp ứng yêu cầu nhanh nhạy của công tác quản lý hành chính.

Trong quá trình GQKNTC điều đáng lưu ý là quy định về thủ tục giải quyết đối với các khiếu nại, tố cáo nhà đất tồn đọng kéo dài là vấn đề bức xúc trong nhân dân. Luật khiếu nại năm 2011 chưa quy định riêng cho nội dung này. Nếu áp dụng theo trình tự thủ tục khiếu nại thì những vụ khiếu nại nhà đất cách đây 30-40 năm không còn thời hiệu giải quyết. Vì vậy, đối với việc giải quyết những khiếu nại về nhà, đất do lịch sử để lại gặp nhiều khó khăn, có chiều hướng đi vào bế tắc không thể giải quyết được.

Thứ ba, hệ thống pháp luật quy định về GQKNTC chưa có hiệu lực cao thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi. Luật khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai có các quy định không thống nhất trong việc GQKNTC của công dân. Việc GQKNTC cần có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan như Tòa án nhân dân, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra chuyên

ngành. Thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan toà án chưa cụ thể nên nhiều trường hợp người dân, người khiếu kiện, thanh tra, ban dân nguyện, nhưng phải đi lại nhiều lần giữa Toà án nhân dân và UBND mà vụ việc vẫn không được giải quyết.

Chính vì vậy, thi hành pháp luật trong GQKNTC về đất đai gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các văn bản pháp luật thiếu tính khả thi. Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo, khiếu nại về đất đai còn bất cập cũng có nhiều điểm tồn tại khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, có sự khác nhau giữa Luật xây dựng và Luật đất đai. Luật xây dựng quy định bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư nhưng Luật đất đai quy định bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc về nhà nước.

* Quy định pháp luật về đất đai

Luật đất đai năm 2013 đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm của Luật đất đai năm 2003 và đã bổ sung những quy định mới phù hợp. Trong đó đã quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý về đất đai. Chính vì vậy, việc giải quyết các quan hệ về đất đai được chặt chẽ, góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai.

Luật đất đai năm 2013 đã cụ thể hóa và bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất. Do đó, người sử dụng đất có thể thực hiện quyền của mình trong việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai, khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai và quyền tố cáo các vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Với sự ra đời của Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Khiếu nại năm 2011 quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Thông qua đó, các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền GQKNTC về đất đai đã giải quyết được những vướng mắc mà Luật đất đai trước đây chưa giải quyết được chặt chẽ.

Thực tế GQKNTC về đất đai cho thấy, chính sách pháp luật về đất đai có tác động quan trọng đến hiệu quả thi hành pháp luật trong GQKNTC về đất đai.

Thứ nhất, pháp luật về đất đai trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai chưa thống nhất, đồng bộ. Chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam có sự khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử như trước năm 1980, pháp luật không cấm việc mua bán đất đai, sau năm 1980 đến trước ngày 15/10/1993, pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức. Khi nghiên cứu các quy định pháp luật về GQKNTC đất đai từ ngày 15/10/1993 trở đi, pháp luật lại cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai nói riêng còn quy định rất chưa theo kịp với tình hình thực tiễn.

Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tương đối nhiều, nhưng tính ổn định và đồng bộ chưa cao. Các văn bản sau khi ban hành của năm trước chưa kịp tổ chức thực hiện đã có văn bản khác sửa đổi, bổ sung năm sau. Chính vì vậy hệ quả là trong quá trình GQKNTC gây xáo trộn và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt là văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ, ban hành về giá bồi thường trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu kiện về đất đai trong thời gian qua.

Thứ hai, việc quản lý về đất đai còn thiếu hiệu quả nên dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền GQKNTC có yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu để làm cơ sở xem xét GQKNTC về đất đai thì cơ quan có thẩm quyền không

cung cấp hoặc cung cấp thiếu chính xác. Hệ quả là cơ quan quản lý nhà nước không xác định được tài liệu nào là xác thực làm cho việc phân tích, đánh giá. Chính vì vậy nên khi xem xét sự việc thiếu tính khách quan, gây khó khăn cho việc giải quyết GQKNTC.

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thiếu thống nhất hoặc khó thực hiện. Luật dân sự, Luật đất đai còn nhiều điểm thiếu tương đồng nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Giải quyết khiếu nại về đất đai còn tồn tại những quan điểm khác nhau do lịch sử để lại. Nhiều quy định pháp luật về đất đai không phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình giải quyết việc khiếu nại nếu phù hợp với cuộc sống thì lại trái với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, các quy phạm pháp luật ban hành thiếu tính khả thi và khó thực hiện. Nhà nước không kịp ban hành các văn bản để ổn định quan hệ đất đai hình thành trước đó, dẫn đến cách hiểu, vận dụng pháp luật khác nhau khi luật mới ban hành. Ví dụ: giải quyết tranh chấp nhà có Nghị quyết 58, nhưng để giải quyết tranh chấp đất không có nghị quyết nào tương tự, nên khi GQKNTC gặp nhiều khó khăn.

* Các quy định pháp luật khác có liên quan

Thi hành pháp luật trong GQKNTC về đất đai là một vấn đề liên quan tới áp dụng rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật. Việc thi hành pháp luật trong GQKNTC còn bị ảnh hưởng bởi các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng cơ bản, Luật nhà ở, Luật thuế; Luật kinh doanh bất động sản các quy định về quy hoạch đô thị, về phát triển giao thông nông thôn, về phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao... Chẳng hạn, khi Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế ở một địa phương nào đó thông qua việc cho phép mở khu công nghiệp, chắc chắn người dân ở khu công nghiệp đó sẽ bị thu hồi đất, do đó nếu chính sách đền bù không hợp lý sẽ dẫn đến khiếu nại; cơ quan có thẩm quyền GQKNTC buộc phải xem xét để thi hành pháp luật cho phù hợp và hiệu quả trong quá trình GQKNTC...

Cần phải triển khai một các triệt để các quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai. Cụ thể là tại điều 204 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:

Thứ nhất, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Mặt khác việc giải quyết tố cáo cũng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về giải quyết tố cáo theo luật tố cáo năm 2011 và tuân thủ theo quy định trong luật đất đai năm 2013. Cụ thể là tại điều205 Luật đất đai năm 2013 giải quyết tố cáo về đất đai về đất đai như sau:

Thứ nhất, cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

Thứ hai, việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)