Nâng cao ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 80 - 109)

2.3.1 .Về sự bất cập trongcác quy địnhpháp luật

3.2. Nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm

3.2.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng pháp

luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai

Muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong áp dụng pháp luật trong GQKNTC về đất đai cần phải giải quyết nhiều vụ việc có liên quan. Các giải pháp vừa góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện pháp luật về khiếu nại nhưng đồng thời còn hạn chế nguyên nhân phát sinh khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng. Giải quyết khiếu nại về đất đai trách nhiệm của CQHCNN. Chính vì vậy, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong các CQHCNN là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động GQKNTC về đất đai.

Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết có ý thức trách nhiệm cao đối với công tác GQKNTC thì hoạt động GQKNTC có thể phát huy được hiệu quả. Trách nhiệm, thẩm quyền GQKNTC thuộc về Thủ trưởng CQHCNN. Trên thực tiễn, GQKNTC là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Quy trình xác minh từ tiếp nhận đơn thư, thụ lý, thẩm tra, xác minh, ra kết luận và ban hành quyết định giải quyết, quyết định xử lý. Để GQKN, thủ trưởng CQHCNN phải dựa vào đội ngũ cán bộ, công chức tư vấn, giúp việc trong việc GQKN. Hiệu quả hiệu quả GQKNTC phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giúp việc, chuyên môn. Chính vì vậy, trong số các chủ thể có thẩm quyền GQKN, Thủ trưởng CQHCNN và cán bộ giúp việc trong công tác GQKNTC là những người có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định hiệu quả GQKNTC.

Muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong GQKNTC cần tập trung những chủ thể này. Muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong GQKN,

ngoài các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác GQKN, nhà nước cần căn cứ quy định của Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, nhà nước phải xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân có thẩm quyền trong việc GQKN mới có thể tạo tiền đề thuận lợi cho GQKNTC. Quy định chế độ trách nhiệm của cán bộ, cơ quan GQKNTC phải được quy định trong chức năng, nhiệm vụ, quy chế, lề lối làm việc của các CQHCNN. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai cho thấy ở đâu chế độ trách nhiệm được xác định rõ ràng, cụ thể thì ở đó hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai được nâng cao.

- Đặc biệt khi GQKNTC việc thủ trưởng các CQHCNN, cần hoàn thiện chế độ công vụ để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với công tác GQKNTC. Thủ trưởng các CQHCNN cần được nhà nước bồi dưỡng kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo và GQKNTC. Chính vì vậy khi xác định được mục đích, ý nghĩa và vai trò của công tác GQKNTC, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng thì mới có khả năng đầu tư quan tâm đến việc đào tạo cán bộ kế cận. Bởi lẽ, thủ trưởng phải là người đứng đầu các CQHCNN là người trực tiếp thực hiện vai trò quản lý nhà nước phải luôn gắn công tác GQKNTC với công tác quản lý nhà nước. Mỗi khi có quyết định hành chính thủ trưởng phải tính đến khả năng GQKNTC hành chính có thể phát sinh. Chỉ có như vậy thủ trưởng các CQHCNN mới có ý thức trách nhiệm cao trong GQKNTC và chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện nghiêm túc các quyết định GQKNTC và quyết định xử lý tố cáo. Trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thủ trưởng CQHCNN phải đặt công tác GQKNTC ngang bẳng với hoạt động chấp hành và điều hành. Nó là hoạt động không thể thiếu được trong quản lý hành chính nhà nước đối với đất đai, là nhân tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.

CQHCNN hiện nay chủ yếu là cán bộ thanh tra. Hệ thống bộ máy cán bộ thanh tra từng bước tăng về số lượng, và chất lượng. Các bộ phận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ được bồi dưỡng, cử đi học, được bổ nhiệm… tạo niềm tin và bản lĩnh cho người quản lý và cán bộ chuyên trách. Đội ngũ cán bộ làm công tác này hiện nay chưa ổn định, thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau. Trình độ, năng lực của cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Đa phần đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo qua trường lớp. Chính vì vậy hệ thống kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, quản lý nhà nước và kỹ năng GQKNTC còn hạn chế.

Với tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ GQKNTC, còn có dấu hiệu quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực thi công vụ.

Nhiều cán bộ trong đời sống gặp nhiều khó khăn: như chưa có chế độ, chính sách hợp lý để xây đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giúp việc GQKNTC chuyên trách, chuyên nghiệp và chuyên tâm.

Để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong GQKN, nhà nước cần chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm của các loại chủ thể có liên quan, cụ thể như sau:

Một là, Thủ trưởng các CQHCNN, đặc biệt là Chủ tịch UBND các cấp thống kê, phân loại và nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của mình. Thông qua đó, cơ quan nhà nước có kế hoạch giải quyết cụ thể, chỉ đạo, đồng thời phân công các ngành chức năng tập trung rà soát, phối hợp để giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp và những vụ việc còn tồn đọng, không để người sử dụng khiếu kiện vượt cấp.

Hai là, Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đẩy mạnh việc tổ chức triển khai và tổng kết thực tiễn thi hành luật khiếu nại năm 2011, luật tố

cáo năm 2011 thuộc thẩm quyền của các CQHCNN. Thực hiện tốt luật khiếu nại năm 2011, luật tố cáo năm 2011 hành chính cần nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và GQKNTC; các cơ quan chuyên môn cần tập trung rà soát các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Thông qua đó, các cơ quan cần phân định rõ thẩm quyền, có kế hoạch phân công cụ thể các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tư vấn, giúp việc, quyết định giải quyết.

Ba là, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cần tăng cường giám sát việc thực hiện luật khiếu nại năm 2011, luật tố cáo năm 2011 hành chính ở địa phương mình, đặc biệt là giám sát công tác GQKNTC hành chính của thủ trưởng CQHCNN ở địa phương trong việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo hành chính cụ thể nhằm bảo đảm quyền khiếu nại, quyền tố cáo của các chủ thể ở địa phương. Có như vậy có thể giải quyết thấu tình đạt lý ổn định trật tự ở địa phương và nâng cao hiệu quả của quản trị hành chính ở Việt Nam.

Tình hình khiếu nại, tố cáo, ở một số địa phương đối với đa số công dân đi khiếu kiện cần vận động, thuyết phục, giải thích, cảm hóa để họ chấp hành quy định của luật khiếu nại năm 2011, luật tố cáo năm 2011 và những quy định bảo đảm trật tự công cộng, đồng thời phải xem xét đầy đủ nội dung khiếu nại, tố cáo của dân để có biện pháp giải quyết.

Trong trường hợp công dân khiếu kiện đông người, tập thể thì tập trung thành tụ điểm ở trụ sở cơ quan hoặc nhà riêng lãnh đạo, nơi công cộng, tuần hành trên đường phố, có biểu ngữ, khẩu hiệu… thì cơ quan quản lý hành chính nhà nước cần huy động các lực lượng, tổ chức quần chúng cùng tham gia vận động, thuyết phục, giải thích và đưa công dân về địa phương để giải quyết. Về phía công an, quân sự hỗ trợ xử lý số cá nhân có hành động quá khích, cực đoan, manh động để hạn chế mọi thiệt hại như: ném đá, dùng vũ

khí thô sơ phá họa tài sản của công dân và nhà nước. Việc giải quyết phải mềm mỏng, linh hoạt, khôn khéo chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế khi chưa có dấu hiệu gây rối, biểu tình trái pháp luật…

Riêng đối với những người cầm đầu kích động, xúi giục khiếu kiện thì cần áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, phân hóa. Các cơ quan tiến hành như công an, cảnh sát cần tách số người này với quần chúng nhân dân. Các cơ quan tiến hành không để những người quá khích tiếp xúc với nhân dân và đấu tranh khai thác làm rõ âm mưu, sự cấu kết trong và ngoài để vạch mặt chúng trước quần chúng nhân dân, những đối tượng nguy hiểm thì áp dụng biện pháp xử lý bằng chính sách và pháp luật.

Mặt khác, đặc biệt đối với những đối tượng phản động, cơ hội chính trị, lợi dụng tôn giáo, số đầu đơn nhận tiền, tiếp tay cho bọ phản động lưu vong tái phạm nhiều lần thì phải thu thập tài liệu chứng cứ, khi cần thiết thì bắt giữ một số tên ngoan cố để ngăn chặn hoạt động chống phá và răn đe số đối tượng khác.

Bên cạnh đó, đối với các thế lực thù địch lợi dụng tình hình khiếu nại, tố cáo để chống phá Việt Nam thì thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng hoặc thông qua con đường ngoại giao để đấu tranh lên án hành vi phá hoại trật tự an toàn ở Việt Nam.

Đối với chủ tịch UBND tỉnh, thành phố nơi có công dân khiếu kiện đông người, phức tạp lên Trung ương thì nhà nước cần chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương để vận động công dân trở về địa phương. Thông qua đó nhà nước từng bước có thể xem xét, giải quyết.

Nhà nước cần phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, tố cáo một cách công khai, dân chủ, nhằm làm rõ nội dung vụ việc, và xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý. Chỉ có thể tiến hành trực tiếp giải quyết các vụ việc tại

chỗ những xung đột mâu thuẫn trong thực tế của từng vụ việc thì các cơ quan khi áp dụng các quy định pháp luật trong thực tế của vụ việc. Thông qua đó nhà nước mới đưa ra được các biện pháp giải quyết dứt điểm, kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan chức năng về những vấn đề vướng mắc. Hạn chế thái độ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan hành chính nhà nước và dân sự với nhau.

Đối với các vụ việc khiếu kiện đông người, kéo dài hiện đang còn tồn đọng (đã giải quyết hết thẩm quyền nhưng chưa chấm dứt hoặc đang giải quyết theo thẩm quyền) ở nhiều địa phương trên cả nước thì các địa phương phải chủ động rà soát, xem xét, đề ra biện pháp giải quyết dứt điểm theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo 130-TB/TW) và Kế hoạch rà soát vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài của Thanh tra Chính phủ (Kế hoạch 319/KH-TTCP, 1130/KH-TTCP). Trong quá trình xem xét, giải quyết, các vụ việc cụ thể tại địa phương thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cục, vụ của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ, ngành trao đổi, tháo gỡ vướng mắc khó khăn, tồn tại. Thông qua đó mới có thể thống nhất biện pháp giải quyết khiếu nại.

Riêng đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo, dân tộc hoặc những vấn đề nhạy cảm về chính trị … thì khi giải quyết nhà nước cần xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ, thận trọng để vừa bảo đảm giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật vừa ngăn chặn, xử lý nghiêm những đối tượng, phần tử xấu lợi dụng giải quyết khiếu nại tố cáo dẫn đến bạo động, biểu tình.

Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần phải có sự phối hợp khi giải quyết các khiếu nại liên quan đến đất đai. Mặt khác các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và GQKNTC.

công dân, xử lý đơn thư với GQKNTC là một việc làm cần thiết có tính thời sự, có tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học.Trong công tác tiếp công dân, thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải bố trí thời gian để tiếp dân định kỳ, thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại với công dân khiếu nại trước khi ra quyết định giải quyết.

Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm, giám sát, đôn đốc việc tiếp công dân, GQKNTC. Để đổi mới công tác tiếp công dân có hiệu quả, các cơ quan phối hợp phải gắn với việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người đứng đầu đơn vị trong việc tiếp công dân.

Việc GQKNTC cần thể hiện mối quan hệ giữa tiếp nhận đơn thư khiếu nại và xem xét các kiến nghị, phản ánh của người dân để đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết tận gốc những mâu thuẫn những xung đột trong đời sống của nhân dân.

Nhà nước cần khẩn trương xây dựng hệ thống dữ liệu về tiếp công dân, xử lý đơn thư, GQKNTC nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành và công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đất đai ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu áp dụng pháp luật trong GQKNTC về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số kết luận chủ yếu như sau:

Thứ nhất, khiếu nại, tố cáo nói chung, khiếu nại tố cáo về đất đai nói riêng là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, và pháp luật, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ XHCN. Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục của Luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành

vi hành chính về quản lý và sử dụng đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính về đất đai đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại tố cáo về đất đai là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý đất đai. Do đó, công tác GQKNTC về đất đai không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ máu thịt, gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua GQKNTC về đất đai, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật về khiếu nại và về đất đai do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, về nhận thức phải coi công tác GQKNTC về đất đai là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.

Thứ hai, GQKNTC về đất đai được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai có đúng pháp luật hay không, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. GQKNTC về đất đai bao gồm các công việc: Xác minh để làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 80 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)