Sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật củacá nhân, tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 67)

2.3.1 .Về sự bất cập trongcác quy địnhpháp luật

2.3.3. Sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật củacá nhân, tổ

chức thực hiện khiếu nại tố cáo về đất đai

Khiếu nại, tố cáo về đất đai là quyền dân sự, chính trị cơ bản của công dân. Người khiếu nại cần có hiểu biết đúng về pháp luật thì sẽ giúp họ có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình nếu quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm. Người khiếu nại, tố cáo có thể thực hiện quyền khiếu nại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền GQKNTC hoàn thành nhiệm vụ trong việc thực hiện chức trách của mình. GQKNTC tốt chính là thực hiện tốt một phần trách nhiệm đối với nhà nước trong chức năng quản lý nhà nước đối với đất đai.

Mặt khác, nếu người khiếu nại không hiểu biết đầy đủ về pháp luật thì không những không biết cách để thực hiện quyền khiếu nại mà còn gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong GQKNTC về đất đai. Trong nhiều trường hợp những người đang có tâm trạng bức xúc họi dễ bị lợi dụng, lôi kéo tham gia khiếu kiện đông người gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Hậu quả là không những không giải quyết được mà lại còn khó khăn thêm.

Nhận thức của người dân về pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng có liên quan mật thiết đến chế độ sở hữu toàn dân đối

với đất đai. Bởi lẽ, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu nhưng nhà và công trình xây dựng trên đất lại thuộc sở hữu tư, của riêng người dân. Như vậy trên cùng một diện tích đất có hai sở hữu: “sở hữu kép” nên vấn đề xử lý các tranh chấp rất khó khăn. Bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã trong tiềm thức của một bộ phận nhân dân, vốn ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Trong tiềm thức của một bộ phận nhân dân (đặc biệt là những người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người dân có trình độ học vấn thấp) vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha, tổ tiên để lại. Có quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất thì là của họ.

Nhận thức không đúng về vấn đề sở hữu và chủ quyền sử dụng đất trong điều kiện kinh tế thị trường đất đai trở nên có giá thì tình trạng tranh chấp, đòi lại đất ngày càng phổ biến. Giá đất tăng lên thì tình người lại có xu hướng không còn gắn bó với nhau nữa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng gia tăng; khi bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng, vì lợi ích quốc gia đã gặp nhiều trở ngại lớn.

Một số nguyên nhân khác.

+ Số lượng đơn thư nhiều, quy định về thời hạn giải quyết quá ngắn và áp dụng chung cho tất cả các khiếu nại.Trên thực tế, một số nội dung khiếu nại, tố cáo chỉ cần thời hạn ngắn là có kết quả xác minh (như xử phạt vi phạm hành chính; môi trường; tài nguyên nước; kỷ luật cán bộ, công chức,..) nhưng riêng lĩnh vực đất đai, do yếu tố lịch sử và áp lực về giá trị tranh chấp nên thời gian trên là hoàn toàn không phù hợp. Từ đó, áp lực về thời hạn giải quyết tỷ lệ nghịch với chất lượng tư vấn, giúp việc.

+ Nhiều vụ việc tuy đã được UBND thành phố giải quyết đúng quy định pháp luật, quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật nhưng sự thiếu cương quyết kết hợp với lượng thông tin chưa đầy đủ, các cơ quan trung ương tiếp tục chuyển về yêu cầu thành phố giải quyết. Từ đó, rất nhiều khiếu nại không có điểm dừng, tạo áp lực không cần thiết cho thành phố trong việc kiểm soát tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI

QUA THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, về đất đai và các quy định khác có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)