Các quyền của người bị tước tự do được ghi nhận và bảo đảm thực thi có ý nghĩa quan trọng như sau:
1.2.1. Góp phần bảo đảm quyền con người
Người bị tước tự do là thành viên của gia đình nhân loại. Vì vậy bảo đảm quyền cho họ cũng chính là bảo đảm quyền con người nói chung. Việc thừa nhận các quyền của người bị tước tự do và cơ chế bảo đảm thực thi các quyền đó sẽ là cơng cụ pháp lý trừng trị những chủ thể có hành vi xâm hại quyền của người bị tước tự do cho dù người đó là ai.
Quyền con người khơng được sử dụng để vi phạm quyền của người khác - Điều 30 của UDHR [21, tr.656]. Do vậy, tất cả các xung đột phải được giải quyết mà vẫn phải tôn trọng quyền con người kể cả vào những lúc khẩn cấp và trong trường hợp cần áp đặt một vài hạn chế. Người bị tước tự do cũng có nhân phẩm và họ cần phải được tơn trọng với phẩm giá vốn có. Khơng thể vì họ là người bị tước tự do mà nhân phẩm của họ bị giảm sút hay mất đi. Ngược lại, họ cần được bảo vệ hơn bởi vị thế dễ bị tổn thương của mình. Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các biện pháp tước tự do sẽ nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống và phịng ngừa tội phạm; qua đó cũng góp phần quan trọng và cần thiết để bảo đảm quyền con người nói chung.
Luật nhân quyền quốc tế đã thừa nhận quyền của người bị tước tự do bằng một hệ thống các quy định trong các văn kiện pháp lý. Bên cạnh đó các cơ chế bảo
đảm quyền của người bị tước tự do cũng được thiết lập. Điều đó sẽ góp phần làm hạn chế các hành vi xâm hại đến quyền của người bị tước tự do. Do đó, việc quy định quyền và cơ chế thực thi quyền cho người bị tước tự do có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền cho họ, chống lại các hành vi xâm hại tới quyền của họ do các chủ thể khác thực hiện.
1.2.2. Là một trong các tiêu chí xác định Nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật. Pháp luật đó được các chủ thể thực hiện một cách tự giác chứ không ép buộc. Bởi lẽ đó là pháp luật vì quyền con người, phục vụ con người, là pháp luật của dân chủ, bình đẳng và văn minh. Đó là nhà nước bảo đảm quyền con người tốt nhất trong lịch sử loài người.
Trong một nền dân chủ hiện đại, không thể thiếu vắng vai trò của việc đề cao pháp luật, xem pháp luật là nguyên tắc tối thượng; đồng thời, có những cơ chế để kiềm chế xu hướng tha hóa, lạm dụng quyền lực nhà nước của bất cứ nhánh quyền lực nào cũng như của từng cá nhân - công chức và quan chức nhà nước - là những người đại diện cho nhân dân. Hơn thế nữa pháp luật đó phải được xây dựng theo một quy trình dân chủ, minh bạch và cơng khai. Hiến pháp và pháp luật ln giữ vai trị điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.
Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp. Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ
thống pháp luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tơn trọng, đề cao và tn thủ nghiêm minh. Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này. Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền ln địi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Bản chất của nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng giá trị nhân quyền và bảo đảm cho các giá trị đó được thực thi trong thực tế. Khi quyền của những người bị tước tự do được bảo vệ tức là đã góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền và đó cũng là một tiêu chí để xác định nhà nước đó có phải là Nhà nước pháp quyền hay khơng?
1.2.3. Góp phần phát triển văn minh của nhân loại
Quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân loại, của các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhằm xác lập quyền bình đẳng, tự do trong các quan hệ giữa người và người, cũng như giữa các dân tộc; và đó cũng là thành quả đấu tranh của lồi người nhằm hướng tới làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Ở thời kỳ nơ lệ, có tầng lớp nơ lệ - những kẻ không được coi là người, không được hưởng các quyền con người tối thiểu. Họ có thể bị bắt, giam cầm bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì. Và khi đó, họ bị đối xử tàn tệ, bị tra tấn, đánh đập, bị kết tội không cần lý do. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Tuy vậy các quyền con người trong đó có quyền của người bị tước tự do vẫn bị xâm phạm không thương tiếc. Việc tra khảo (tra tấn) được coi như là một nghiệp vụ điều tra dưới các triều đại phong kiến. Trong xã hội này bị tước tự do đồng nghĩa với bị tước bỏ mọi quyền con người khác. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài
người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát triển. Cuộc cách mạng nhân quyền quốc tế hiện đại bắt đầu bằng sự ra đời của Hiến chương Liên Hợp quốc 1945 và Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền UDHR - hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Ngay tại UDHR, rất nhiều quyền của người bị tước tự do đã được khẳng định. Đó là tại các Điều 5 (về quyền khơng bị tra tấn, đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm); Điều 7 (về quyền bình đẳng trước pháp luật); Điều 9 (về quyền khơng bị bắt, giam giữ tùy tiện); Điều 10 (về quyền được xét xử công bằng); Điều 11 (về quyền được suy đốn vơ tội)… Sau đó, quyền con người được pháp điển hố trong một loạt Cơng ước quốc tế về nhân quyền. Đặc biệt trong ICCPR nhiều quyền quan trọng của người bị tước tự do đã được ghi nhận. Đó là quyền khơng bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm (Điều 7); quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện (Điều 9), quyền được đối xử nhân đạo (Điều 10); quyền được xét xử công bằng… Hệ thống các quyền trên của người bị tước tự do sau đó được cụ thể hóa tại hồng loạt các văn kiện quốc tế như: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 - CAT (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or
Punishment), Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị
cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988, Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990…
Sự phát triển của các quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng phản ánh sự phát triển của xã hội ngày càng văn minh hơn. Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái niệm quyền con người, coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm. Nó dựa trên một hệ thống giá trị tồn cầu phổ biến nhằm cống hiến cho sự linh thiêng của cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống quyền con người, được các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Quyền con người cũng bảo đảm sự bình đẳng, chẳng hạn như bảo vệ quyền bình đẳng chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử trong hưởng thụ tất cả các quyền con người. Người bị tước tự do cũng có quyền sống, quyền hưởng
thụ các giá trị văn hóa… như những cơng dân bình thường. Quyền con người của những người khác cần được tôn trọng chứ không chỉ khoan dung. Những người bị tước tự do được hưởng các quyền con người chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của đại gia đình nhân loại. Việc họ được hưởng các quyền là chính đáng chứ khơng phải xã hội, nhà nước hay bất kỳ chủ thể nào đang ban phát cho họ các quyền đó.
Tóm lại là quyền của người bị tước tự do nói riêng, quyền con người nói chung là sự phát triển tất yếu của xã hội văn minh. Trong một cuộc khảo sát do
CNN (Cable News Network) – một trong các cơ quan truyền thông nổi tiếng nhất
thế giới - tiến hành, quyền con người được xem là một trong mười phát minh làm thay đổi thế giới (cùng với nông nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vắcxin, thuyết tiến hóa, mạng thơng tin tồn cầu, xà phịng, số khơng và lực hấp dẫn [15, tr.38]. Quyền của người bị tước tự do là một bộ phận của quyền con người, việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do chính là đã bảo đảm quyền con người – một trong các phát minh làm thay đổi thế giới.