2.2. Nội dung các quyền của người bị tước tự do theo pháp luật Việt Nam
2.2.2. Tước tự do trong lĩnh vực hành chính theo pháp luật Việt Nam so
sánh với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan
Luật XLVPHC được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực từ tháng 7/2013. Các quy định về người bị tước tự do trong Luật XLVPHC 2012 có một số điểm mới so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2008 và những nội dung này được cho là tích cực và phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Cụ thể:
- Một là, Luật xử lý VPHC đã chuyển thẩm quyền xem xét, quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ Chủ tịch ủy ban nhân dân sang tòa án nhân dân. Đây là nội dung thay đổi rất lớn và phù hợp với xu hướng tiến bộ, dân chủ hiện nay. Giao cho tòa án nhân dân quyết định áp dụng các biện pháp tước tự do hành chính nói trên theo thủ tục tư pháp sẽ tạo điều kiện cho đương sự, luật sư, người bào chữa được tham dự để bảo vệ quyền lợi của đương sự, bảo đảm dân chủ, khách quan, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Theo quy định tại Điều 9 ICCPR, mọi trường hợp tước tự do đều phải do cơ quan tư pháp quyết định.
- Hai là, Luật xử lý VPHC thu hẹp phạm vi đối tượng bị áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính. Đó là:
+ Khơng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý quy định tại BLHS; Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại BLHS mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng do vơ ý quy định tại BLHS mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định.
+ Khơng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
+ Khơng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người bán dâm.
Việc bỏ một số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính dẫn đến tước tự do như trên là sự thay đổi tiến bộ và đảm bảo sự tương thích nhiều hơn với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.
- Ba là, Luật xử lý VPHC bổ sung quy định mới bảo đảm hơn nữa quyền và
lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Luật đã dành phần thứ năm quy định về các nguyên tắc xử lý mới, đặc thù chỉ đạo tồn bộ hoạt động xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như: xử lý chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội; bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy khơng có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn, tơn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người chưa thành niên… Bên cạnh đó, luật xử lý VPHC quy định hai biện pháp thay thế các biện pháp XLHC đối với người chưa thành niên là nhắc nhở và quản lý tại gia đình. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được thực hiện khi có đủ điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Các biện pháp này mang tính xã hội để quản lý đối tượng tại gia đình và cộng đồng, người bị áp dụng các biện pháp này một mặt không bị tước tự do, mặt khác không bị coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Nhìn chung, các quyền của người bị tước tự do được thừa nhận trong pháp luật Việt Nam khá tương thích với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế có liên quan. Điểm khác biệt lớn nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất chính là các trường hợp tước tự do trong lĩnh vực hành chính. Thực tế là giới han của bắt, giam giữ hành chính và việc bảo đảm nhân quyền từ lâu luôn là đề tài gây tranh cãi gay gắt trên
trường quốc tế và ở nhiều nước. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế xem bắt, giam giữ hành chính là vi phạm nhân quyền, cụ thể là vi phạm Điều 9 ICCPR (cấm bắt, giam giữ người trái pháp luật và tùy tiện). Năm 1991, Liên hợp quốc đã thành lập một Nhóm cơng tác về giam giữ tùy tiện WAGD để nghiên cứu làm rõ các khía cạnh pháp lý của vấn đề này. Nhóm đã đưa ra các ý kiến:
+ Tước tự do phải hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm giam giữ theo thủ tục hành chính. + Tước tự do phải theo thủ tục được pháp luật quy định và phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
+ Tước tự do hợp pháp và chính đáng thơng thường phải qua trình tự tư pháp và bởi tòa án, song trong một số trường hợp hạn chế, cơ quan hành pháp cũng có thể quyết định và thực hiện tước tự do một người, ví dụ: với những người tâm thần, trong hồn cảnh khẩn cấp của quốc gia…
Đặc biệt Nhóm nhấn mạnh khơng được áp dụng thủ tục hành chính để tước
tự do với những người có hoạt động chính trị.
Như vậy là, nhìn từ góc độ luật nhân quyền quốc tế, các biện pháp xử lý hành chính theo pháp luật hiện hành của Việt Nam (trừ biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn) thực chất là việc tước tự do của một cá nhân vi phạm các quy định pháp luật mà chưa được coi là tội phạm. Bởi vì, khái niệm “tước tự do” theo luật nhân quyền quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm khơng chỉ việc bỏ tù hay tạm giam, mà cịn là những việc hạn chế một phần hay toàn bộ tự do của một người, dưới nhiều hình thức và tên gọi khác. Bình luận chung số 8 năm 1982 của Ủy ban nhân quyền, tại đoạn 1 khẳng định rằng quyền tự do và an ninh cá nhân được áp dụng cho tất cả những người bị tước tự do, kể cả các trường hợp do phạm tội hay do bị tâm thần, lang thang, nghiện ma tuý, hay để nhằm các mục đích giáo dục, kiểm sốt nhập cư [19, tr.258]
Nhiều quốc gia trên thế giới có luật về bắt, giam giữ hành chính, song chủ yếu đề cập đến các tình huống:
- Giam giữ những người nhập cư lậu để chờ giải quyết thủ tục liên quan (các nước châu Âu, Úc, Bắc Mỹ…)
- Giam giữ những nghi can khủng bố (Luật yêu nước của Hoa Kỳ sau ngày 11/9/2001…)
- Giam giữ trong những tình huống liên quan đến an ninh quốc gia (biểu tình, tình trạng khẩn cấp của quốc gia…)
Chỉ có số ít nước quy định về bắt, giam giữ hành chính với những đối tượng như trẻ em làm trái pháp luật, người mại dâm, người nghiện ma túy, người có hành động nguy hại cho chính quyền…
Tóm lại là: Luật nhân quyền quốc tế không cấm các quốc gia thực hiện tước tự do theo thủ tục hành chính, nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định, với thời gian hạn chế và phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ. Quan niệm truyền thống của Việt Nam là “thương cho roi cho vọt”. Vì thế, có rất nhiều trường hợp gia đình xin cho con được vào các trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện, cơ sở giáo dục. Các quy định về giam giữ hành chính trong pháp luật Việt Nam khác với quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới (chủ yếu đề cập đến các vấn đề nhập cư, chống khủng bố, tình trạng khẩn cấp của quốc gia...). Rất ít nước áp dụng thủ tục hành chính để tước tự do trong thời gian dài với những đối tượng được áp dụng ở Việt Nam. Một số chuyên gia cho rằng các biện pháp xử lý hành chính ở Việt Nam hiện nay khơng phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, trái với các chuẩn mực nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ, trái với các nguyên tắc hiến định về quyền tự do cá nhân trong Hiến pháp. Do đó cần nghiên cứu thay thế việc sử dụng các biện pháp xử lý hành chính để giải quyết các vấn đề xã hội như hiện nay bằng các biện pháp khác phi hành chính và phi tư pháp (hòa giải, giáo dục dựa vào cộng đồng…). Tuy nhiên vấn đề này không dễ và không thể thay đổi ngay lập tức mà cần phải được tiến hành một cách dần dần. Bởi vì, điều đó cịn phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của Việt Nam. Về nguyên tắc, những điều kiện đặc thù không được sử dụng để phủ nhận hay trì hỗn những nghĩa vụ rõ ràng, phổ biến và có thể thực hiện được của quốc gia. Tuy vậy, mức độ và cách thức bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù về văn hóa, kinh tế, xã hội của mỗi nước.