1.4. Cơ chế bảo đảm quyền của người bị tước tự do theo luật nhân
1.4.3. Cơ chế quốc gia
Cuối thế kỷ XX trên thế giới xuất hiện một số cơ quan quốc gia có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền – NHRIs (National Institution on the Protection and
Promotion of Human Rights). Năm 1993, Hội nghị Thế giới về Nhân quyền đã
khẳng định vai trò quan trọng của các NHRIs trong Tuyên bố và Chương trình hành động Viên. Tuyên bố Viên có đề cập các nguyên tắc Pari. Các nguyên tắc Pari được dự thảo tại một hội nghị ở Pari năm 1991 và được đính kèm Nghị quyết 48/134, các nguyên tắc chỉ đạo đối với các cơ quan gọi là cơ quan nhân quyền quốc gia – NHRIs, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/12/1993. Tuy không mang tính ràng buộc trong luật pháp quốc tế, các nguyên tắc này tạo nền tảng cơ bản cho nhận thức chung và được các NHRIs, chính phủ và các thành phần xã hội dân sự chấp nhận. Các nguyên tắc này là điểm định hướng quan trọng cho các nước muốn thành lập NHRIs hay củng cố các cơ cấu sẵn có để làm thành một NHRIs. Đồng thời, các nguyên tắc này cũng là chuẩn mực để đánh giá mức độ độc lập và hoạt động của một NHRIs. Trên thế giới hiện nay, ở cấp độ quốc gia có nhiều loại hình cơ quan nhân quyền và cơ chế quốc gia (NHRIs) được thành lập và hoạt động theo Ngun tắc Paris. Tuy nhiên điển hình đó là 3 cơ chế:
- Ủy ban nhân quyền quốc gia;
- Thanh tra Quốc hội về nhân quyền và Cao Ủy Nhân quyền;
- Cơ quan nhân quyền quốc gia khác (như viện/trung tâm/hội/hội đồng nhân quyền quốc gia).
Cơ quan nhân quyền quốc gia ở mỗi nước khác nhau có đặc điểm riêng về tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Khảo sát của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền – OHCHR (Office of High Commissioner for Human
Rights) với 61 NHRIs trên thế giới (công bố vào tháng 7/2009) cho thấy, có 33% số
NHRIs hiện hành trên thế giới được thành lập bởi một quy định trong Hiến pháp, 31% bởi quy định trong luật. Số được thành lập bởi nghị định hoặc một văn bản pháp luật khác chiếm 21%, còn lại (15%) được thành lập bởi nhiều dạng văn bản (hình thức hỗn hợp) [14, tr.75]. Hiện đã có khoảng 50% số Hiến pháp trên thế giới quy định việc thành lập một hoặc hai cơ quan nhân quyền quốc gia (Ủy ban Nhân quyền quốc gia, Cơ quan thanh tra Quốc hội hoặc cơ quan chuyên trách về quyền của một nhóm xã hội nhất định) [14, tr.138].
Việc hình thành một cơ quan nhân quyền quốc gia là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội. Dù sớm hay muộn, những quốc gia đi theo logic của sự phát triển chắc chắn sẽ dẫn đến sự hình thành một cơ quan nhân quyền quốc gia nhằm thúc đẩy việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, người bị tước tự do nói riêng.
Chương 2
VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO
Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu để giành lấy những quyền cơ bản của con người: được sống trong điều kiện độc lập, tự do, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, được học hành, nhân phẩm được tôn trọng. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người mà cịn làm hết sức mình để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế, thông qua việc xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật và thực thi các biện pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy quyền con người trên đất nước Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm người bị tước tự do. Hơn nữa theo quan niệm ở Việt Nam “người bị tước tự do” chủ yếu đề cập đến phạm nhân, hoặc bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam, những người bị tình nghi phạm tội trong trường hợp bắt khẩn cấp, bắt quả tang; không coi những trường hợp bị quản chế, cấm cư trú, bị đưa vào trung tâm cai nghiện ma túy, trường giáo dưỡng… là bị tước tự do mà chỉ cho rằng đó là để "cải tạo". Mặc dù trên thực tế, quyền của các nhóm người nói trên đều được nhà nước Việt Nam quan tâm, bảo vệ bằng hệ thống các quy định pháp luật tương đối đầy đủ và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các văn kiện quốc tế về quyền của người bị tước tự do là những chuẩn mực chung mà cả nhân loại hướng tới. Pháp luật Việt Nam vận dụng các chuẩn mực đó trong hồn cảnh cụ thể, đặc thù của mình nhằm bảo đảm tốt nhất cho các quyền của người bị tước tự do. Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác quốc tế và khu vực về quyền của người bị tước tự do trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương, cũng như quan hệ song phương và đạt được một số kết quả khả quan. Việt Nam đã tham gia nhiều Cơng ước quốc tế nịng cốt về quyền con người
quyền của người bị tước tự do nói riêng cũng ngày càng được hồn thiện, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Các văn bản pháp luật trong nước được