2.4. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của
2.4.2. Hoàn thiện pháp luật
Trong việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do hệ thống pháp luật có vị trí quan trọng. Do các quy phạm pháp luật là nơi thể hiện rõ ràng nhất những tư tưởng tiến bộ về quyền của người bị tước tự do bằng biện pháp pháp lý và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Đồng thời, hệ thống pháp luật còn phản ánh sự tương thích giữa chuẩn mực quốc tế về quyền của người bị tước tự do với pháp luật quốc gia, là thước đo về mức độ bảo đảm quyền của người bị tước tự do của quốc gia ở mỗi thời điểm cụ thể.
Từ khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 đến nay, pháp luật về các quyền của người bị tước tự do đã có sự phát triển khơng ngừng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và hội nhập với quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khiến cho việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do gặp khó khăn. Vì vậy trong thời gian tới cần hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật để đảm bảo tốt hơn quyền cho nhóm người này. Các kiến nghị cụ thể:
2.4.2.1. Đối với các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về người bị tước tự do
Các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền của người bị tước tự do nói riêng, cũng như các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người là những giá trị
chung, được hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận. Đó chính là một trong những biểu hiện giá trị phổ quát của quyền con người. Vì vậy, Việt Nam khơng có lý do gì khơng quan tâm tới các chuẩn mực đó. Tuy việc bảo đảm các quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng cịn phụ thuộc vào các điều kiện đặc thù của mỗi nước. Điều đó khơng có nghĩa là chúng ta lờ đi các Công ước quan trọng trong lĩnh vực này. Việc quan tâm, xem xét tham gia các văn kiện đó có ý nghĩa khơng chỉ về mặt chính trị, đó là giúp chúng ta giành được thiện cảm và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Mà nó cịn tạo ra cơ sở và động lực để thúc đẩy hoạt động bảo đảm các quyền của người bị tước tự do. Bởi vậy, chúng ta cần:
- Xúc tiến việc gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc CAT và các công ước nhân quyền liên quan khác. Hiện Việt Nam đã tham gia khá nhiều cơng ước chủ chốt về nhân quyền, trong đó có 2 Cơng ước góp phần tạo nên Bộ luật nhân quyền của thế giới, đó là Cơng ước ICCPR và ICESCR. Trong Công ước ICCPR rất nhiều quyền của người bị tước tự do đã được ghi nhận một cách trực tiếp. Tuy nhiên Công ước chống tra tấn CAT cũng là một trong những điều ước cơ bản nhất về nhân quyền và là công ước trực tiếp điều chỉnh về quyền của người bi tước tự do mà Việt Nam chưa tham gia. Việt Nam đã thực hiện bước khởi đầu của việc tham gia CAT, đó là vào ngày 07/11/2013 Việt Nam đã ký kết Công ước này. Việc tham gia/phê chuẩn là vấn đề thời gian. Tuy vậy, chính phủ Việt Nam cần xúc tiến, thúc đẩy việc đó càng sớm càng tốt. Tra tấn thường xảy ra trong khi các nạn nhân bị biệt giam, tức là nạn nhân khơng thể liên lạc với những người bên ngồi để những người này có thể giúp đỡ hay biết được điều gì đang xảy ra với họ. Như vậy là những người bị tước tự do là những người rất dễ trở thành nạn nhân của tra tấn. Là đất nước đã phải gánh chịu nhiều đau thương, mất mát qua các cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước, nhiều người Việt Nam đã phải chịu cảnh tù đày, xiềng xích, tra tấn, đánh đập dã man trong các nhà tù của chế độ cũ. Vì vậy hơn ai hết, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền được đối xử nhân đạo… Việc gia nhập công ước chống tra tấn là phù hợp với xu hướng phát triển, tiến bộ của thời
đại. Tham gia công ước này sẽ nâng cao đáng kể uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền, tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại và trao đổi với các nước và các tổ chức quốc tế về nhân quyền, góp phần ngăn chặn được âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để bôi nhọ chế độ ta. Đồng thời tạo ra những động lực, cơ sở mới để thúc đẩy hoạt động phòng chống tra tấn, góp phần bảo đảm quyền cho người bị tước tự do nói riêng, quyền con người nói chung.
- Quan tâm nghiên cứu nội dung các khuyến nghị, bình luận của các thiết chế giám sát nhân quyền quốc tế, đặc biệt là những khuyến nghị, bình luận liên quan đến việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do. Những bình luận, khuyến nghị chung và những kết luận khuyến nghị đó do Uỷ ban quyền con người và các Ủy ban giám sát công ước khác đưa ra trong quá trình xem xét báo cáo của các quốc gia về việc thực hiện những cơng ước mà quốc gia đó tham gia. Mặc dù về mặt pháp lý, những tài liệu của các Ủy ban trên chỉ có tính chất khuyến nghị với các quốc gia, song trên thực tế, chúng được xem là những ý kiến chính thức giải thích nội dung của các công ước quốc tế về nhân quyền và thường được các quốc gia tôn trọng, tuân thủ. Bởi vậy, việc quan tâm nghiên cứu nội dung các khun nghị, bình luận đó một mặt giúp chúng ta hiểu đúng các nội dung cơng ước, từ đó có thể hành động phù hợp với nội dung các tiêu chuẩn nhân quyền được quy định trong các Cơng ước đó. Mặt khác, việc này có thể khiến chúng ta tránh khỏi các chỉ trích bất lợi của cộng đồng quốc tế, nhất là các thế lực thù địch muốn lợi dụng để gây rối, phá hoại chế độ.
2.4.2.2. Đối với hệ thống pháp luật trong nước
Rà sốt tồn bộ hệ thống văn bản liên quan đến quyền của người bị tước tự do, trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành đáp ứng yêu cầu của các điều ước quốc tế về quyền của người bị tước tự do. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật, đặc biệt là các quyền tố tụng của những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, tù nhân. Liên quan đến vấn đề này, cũng cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định để bảo đảm nguyên tắc lời khai lấy được từ việc tra tấn, nhục hình hay bức cung dưới mọi hình thức sẽ khơng được sử dụng làm chứng cứ buộc tội trong mọi giai đoạn tố tụng. Cụ thể:
a. Hoàn thiện một số quyền quan trọng của người bị tước tự do. Bao gồm:
- Quyền suy đốn vơ tội. Trong pháp luật Việt Nam, ngun tắc suy đốn vơ tội tuy đã được thể hiện trong cả Hiến pháp và cả trong luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên các quy định đó vẫn chưa thể hiện đầy đủ nội dung của nguyên tắc này. Cần bổ sung quy định việc nếu chưa có đủ căn cứ vững chắc để kết tội bị cáo thì phải suy đốn theo hướng có lợi cho bị cáo là không phạm tội. Do chưa ghi nhận nội dung này nên các cơ quan tố tụng, nhất là tịa nhiều khi đã khơng dám mạnh dạn tuyên bố bị cáo vô tội trong các trường hợp tương tự. Trường hợp của anh Nguyễn Văn Kiên ở ấp 5, xã Đơng Nơ, Hớn Quản (Bình Phước) đăng trên báo điện tử dantri.com ngày 11/7/2013 là một ví dụ [49]. Năm 2005, Kiên cùng bạn đi ăn cưới ở huyện Chơn Thành. Nhóm của Kiên vừa rời đám cưới về thì bị năm thanh niên địa phương đuổi đánh. Bị ngã xe, Kiên bỏ chạy. Trong lúc hỗn loạn, Kiên lượm được một khúc cây ném trúng đầu một người đuổi theo, gây thương tật 26% tạm thời. Sau đó, Kiên bị bắt, bị tạm giam và bị khởi tố, truy tố về tội cố ý gây thương tích. Trong khi hồ sơ vụ án cho thấy, nhân chứng thì khai mâu thuẫn, người nói thấy Kiên thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác, người bảo khơng, ngồi ra khơng có chứng cứ buộc tội khác. Cơ quan điều tra thì khơng thu giữ vật chứng kịp thời, đúng quy định; hồ sơ cũng khơng khẳng định được thương tích của nạn nhân do hung khí gì gây ra. Theo nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội là nếu chưa có đủ căn cứ vững chắc để kết tội thì phải suy đốn theo hướng có lợi là khơng phạm tội. Nhưng do nội dung trên chưa được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam cho nên anh Kiên đã phải trải qua gần tám năm trong vòng tố tụng với nhiều lần cơ quan điều tra thả rồi bắt, bắt rồi thả (tổng thời gian anh Kiên bị tạm giam khoảng hơn 30 tháng) và hiện nay kết thúc bằng bản án có tội với hình phạt 36 tháng tù. Nếu pháp luật hình sự nước ta ghi nhận nguyên tắc suy đốn vơ tội, nhiều khả năng số phận pháp lý của anh Kiên đã khơng phải kết thúc bằng bản án tù Do đó cần thiết phải nghiên cứu và hồn thiện ngun tắc suy đốn vơ tội với đầy đủ nội dung của nó.
- Quyền im lặng và không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình. Quyền im lặng là một trong những quyền quan trọng của người bị tước tự do khi
tham gia tố tụng nhưng pháp luật Việt Nam chưa có quy định. Quyền này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp họ có thể tự bảo vệ mình. Vì vậy chúng ta cần phải bổ sung thêm quyền được im lặng và không coi sự im lặng là thái độ thiếu thiện chí của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam. Trên thực tế, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam đang trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì bị giam giữ, phải một mình đối diện với cơ quan điều tra, lại thêm sự thiếu hiểu biết về pháp luật, nên khi bị lấy lời khai, thẩm vấn, họ rất dễ bị khai theo hướng “gợi ý” của người lấy lời khai thiếu công tâm. Thực tiễn tố tụng cũng cho thấy, nếu người bị tình nghi, bị can, bị cáo khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam mà khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của mình thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ. Ngược lại, nếu họ im lặng, khơng khai báo thì thường bị cáo buộc ngoan cố, chống đối pháp luật và bị đề nghị xử lý với chế tài nghiêm khắc hơn dù khơng có quy định “ngoan cố” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự… Cũng có trường hợp, khi ra tịa, các bị can, bị cáo thay đổi hồn tồn lời khai trước đó tại cơ quan điều tra, khiến cho các vụ án trở nên phức tạp. Họ cho rằng đã bị cơ quan điều tra ép cung, mớm cung… Để giải quyết tình trạng này, một trong các giải pháp được đưa ra là cho phép người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo “quyền im lặng”. Điều này không chỉ đảm bảo khách quan, giảm vi phạm tố tụng, mà cịn giúp cho q trình tố tụng nhanh hơn, không phải điều tra lại nhiều lần. Thực tế, để phá án và làm rõ tội phạm, cơ quan điều tra phải dùng nhiều biện pháp chứ không chỉ phụ thuộc vào lời khai, nên không lo ngại nếu cho nghi can quyền im lặng sẽ làm ảnh hưởng đến công tác điều tra.
- Quyền không bị bỏ tù vì khơng hồn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng: Ở Việt Nam có các dạng hợp đồng chính là hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng lao động. Về trách nhiệm phát sinh từ vi phạm các dạng hợp đổng này, những văn bản pháp luật có liên quan chỉ quy định hình thức bồi thường thiệt hại tùy theo lỗi của bên vi phạm. BLHS năm 1999 có 344 điều nhưng khơng có điều nào quy định bỏ tù một người khơng thể hồn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Tuy nhiên giống như pháp luật của nhiều nước khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam quy định trong trường hợp có hành vi lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của
người khác trong giao kết và thực hiện hợp đồng thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự và bị bỏ tù. Như vậy là pháp luật Việt Nam khơng có quy định bỏ tù người khơng hồn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng. Tuy nhiên quyền khơng bị bỏ tù vì khơng hồn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng thì vẫn chưa được quy định cụ thể.
b. Sửa đổi quy định về thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên.
Hiện nay, Bộ luật TTHS của Việt Nam khơng có quy định riêng nào về thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên, điều đó có nghĩa là, thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên (tương tự là thời hạn điều tra, truy tố, xét xử) cũng giống như thời hạn tạm giam đối với người đã thành niên. Đây là điều bất hợp lý khi mà các Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người chưa thành niên, thủ tục tư pháp đối với người chưa thành niên đều yêu cầu một thủ tục rút gọn, thân thiện đối với nhóm người cần đến sự quan tâm đặc biệt này. Dựa trên nguyên tắc: “khi sử dụng biện pháp giam giữ phịng ngừa thì tịa án dành cho người chưa thành niên và cơ quan điều tra phải dành ưu tiên cao nhất cho việc giải quyết nhanh nhất các vụ án này, để đảm bảo thời gian giam giữ ở mức thấp nhất có thể” [16, tr.710]. Việc tước tự do của người chưa thành niên chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng và trong một thời gian cần thiết tối thiểu, và chỉ nên giới hạn đối với những trường hợp ngoại lệ. Thời hạn áp dụng biện pháp trừng phạt này cần được cơ quan tư pháp quyết định mà không loại trừ khả năng sớm trả lại tự do cho người chưa thành niên đó. Điều này đặt ra u cầu hồn thiện các quy định của Bộ luật TTHS cũng như các văn bản pháp luật khác theo hướng quy định thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên giảm xuống so với người đã thành niên. Điều này góp phần hạn chế tác động tâm lý, tinh thần cho đối tượng dễ bị tổn thương này và sớm đưa các em trở về hòa nhập cộng đồng.
c. Quy định chế bổ nhiệm thẩm phán suốt đời.
Theo quy định hiện hành, nhiệm kì của Thẩm phán là năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Sau khi hết nhiệm kỳ các Thẩm phán sẽ được tái bổ nhiệm nếu như được Hội đồng tuyển chọn thẩm phán tuyển chọn. Ngược lại, trong trường hợp sau khi kết thúc nhiệm kỳ mà không được tuyển chọn bởi Hội đồng tuyển chọn những
người đang là Thẩm phán sẽ không được bổ nhiệm lại và, đương nhiên là họ phải chuyển sang làm một cơng tác khác hoặc một nghề khác. Chính sự giới hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm sẽ dẫn đến tình trạng các Thẩm phán sẽ khơng tận tâm làm hết khả năng của mình nhằm đảm bảo sự khách quan, độc lập của Tòa án. Mà ngược lại, các Thẩm phán sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng mình sẽ được bổ nhiệm lại. Bởi vậy, cần thiết phải quy định chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời nhằm đảm bảo sự độc lập của Tịa án. Bởi vì quy định này đảm bảo cho thẩm phán không phải xét xử lựa theo ý của người và cơ quan sẽ tái bổ nhiệm họ; các cơ quan và người có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán khơng cịn điều kiện can thiệp vào hoạt động xét xử của thẩm phán. Đồng thời có thề góp phần giải quyết tình trạng