Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 74 - 76)

thƣơng mại

Để hệ thống pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu thực tế, là biện pháp hỗ trợ hữu hiệu cho các chủ thể kinh doanh, là công cụ để nhà nước quản lý, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đảm bảo sự thống nhất với hệ thống pháp luật thương mại.

Từ thực trạng các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại đã phân tích ở chương 2, đã cho thấy, dù số lượng các điều luật không nhiều nhưng đã bộc lộ những điểm mâu thuẫn, thiếu sự nhất quán, đồng bộ trong các quy định này. Việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết phải giải quyết hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khi quy định về cùng một vấn đề, sự “vênh” nhau giữa quy định của Luật thương mại 2005 với các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ khi tính thống nhất được đảm bảo, pháp luật mới trở nên rõ ràng, tránh được sự lúng túng cho các thương nhân trong quá trình thực hiện, giảm thiểu những tranh chấp có thể xảy ra.

Pháp luật nhượng quyền thương mại là một bộ phận của pháp luật thương mại nói chung. Do đó, các quy định điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng phải đảm bảo sự phù hợp với các quy định khác trong luật thương mại, không được làm ảnh hưởng tiêu cực tới các bộ phận pháp luật thương mại khác.

Với mục đích đó, việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ góp phần tích cực trong việc tạo nên một diện mạo hoàn chỉnh hơn cho hệ thống pháp luật thương mại hiện nay.

Thứ hai, pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại cần đảm bảo tính đồng bộ và và sự tương thích trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là loại hợp đồng khá phức tạp, có nhiều điểm tương đồng và gần gũi với các loại hợp đồng khác. Do đó, pháp luật điều chỉnh hợp đồng này có mối liên quan mật thiết với các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật Dân sự, pháp luật Sở hữu trí tuệ, pháp luật Cạnh tranh... Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện những quy định riêng của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại thì cần phải hoàn thiện những quy định tại các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu làm tốt được điều này sẽ tránh đuợc sự chồng chéo giữa các quy định của pháp luật và tăng hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với loại hợp đồng này.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại cần đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc tế.

Việt Nam đang tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế một cách sâu rộng, là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung của sân chơi quốc tế, phải tận tâm thực hiện các cam kết của mình. Vì thế dù sửa đổi, bổ sung thế nào pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại nước ta cũng cần đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc tế. Hơn nữa, có thể thấy, hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể được thực hiện với quy mô và phạm vi rộng lớn trên toàn cầu. Do vậy, sự phù hợp và gần gũi giữa pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại Việt Nam với

pháp luật quốc tế tạo điều kiện khuyến khích các thương nhân nước ngoài mạnh dạn hơn trong việc tiến hành nhượng quyền tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)