Hình thức của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 61 - 62)

Với tính chất là một loại hợp đồng độc lập, có những điểm đặc thù riêng biệt, pháp luật thương mại Việt Nam đã quy định về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Điều 285. Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 3 Khoản 15 Luật thương mại 2005). Quy định này được lý giải từ tính chất phức tạp của hoạt động nhượng quyền thương mại. Hợp đồng được lập thành văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương là cơ sở và là căn cứ rõ ràng nhất, dễ minh chứng nhất giúp cho các bên thực hiện hợp đồng cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Ở một số quốc gia khác, pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại lại có sự cởi mở hơn trong việc quy định về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Không chỉ được thể hiện bằng hình thức văn bản, pháp luật ở các quốc gia này còn cho phép các hình thức của hợp đồng có thể thể hiện bằng lời nói, hay một thỏa thuận ngầm định [47]. Việc quy định như vậy ở một góc độ nào đó có thể sẽ tạo ra những thuận lợi nhất định cho các bên, việc giao kết hợp đồng có thể tiến hành đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, một mảnh đất còn nhiều bỡ ngỡ đối với hoạt động nhượng quyền thương mại cả dưới giác độ kinh tế lẫn pháp lý thì việc pháp luật quy định hình thức của hợp đồng bắt buộc bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương là một điều hợp lý.

Hoạt động nhượng quyền thương mại không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn được thực hiện và phát triển ở nước ngoài, do đó, ngôn ngữ thể hiện hợp đồng cũng là một vấn đề được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 35/NĐ - CP, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng Tiếng Việt. Trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận, tức là có thể bằng ngôn ngữ tiếng Việt, có thể bằng ngôn ngữ của quốc gia mà thương nhân Việt Nam dự kiến nhượng quyền hoặc ngôn ngữ của một nước thứ ba nào đó mà hai bên thỏa thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)