Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 76 - 81)

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ TỤNG DÂN SỰ VỀ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ

3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm

Theo thống kê của TANDTC, từ khi BLTTDS có hiệu lực thì thực trạng thụ lý, giải quyết theo trình tự phúc thẩm các vụ án dân sự trên cả nước như sau:

- Năm 2005:

+ Việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình: Các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 15.161 vụ việc, đã giải quyết 14.051 vụ việc, đạt tỷ lệ 93%, trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 13.238 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 813 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình bị hủy là 1,5%; bị sửa là 3,6%. So với năm 2004, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy tăng 0,2%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm 0,1%.

+ Đối với công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản: Tòa án cấp phúc thẩm các cấp đã thụ lý 219 vụ việc, đã giải quyết 174 vụ việc, đạt 80%; trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 10 vụ việc, ba tòa phúc thẩm TANDTC giải quyết 164 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh

với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 0,3%, bị sửa 1,3% so với năm 2004.

+ Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động: Các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 174 vụ việc, đã giải quyết 159 vụ việc, đạt 91,4%, trong đó Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 73 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm TANDTC giải quyết 86 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 2,2%; bị cấp phúc thẩm sửa là 5,2%. So với năm 2004 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy tăng 1,2%, bị sửa tăng 2% [30].

- Năm 2006:

+ Việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình: Các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 16.926 vụ việc, đã giải quyết 15.856 vụ việc, đạt tỷ lệ 93%, trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 15.229 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 627 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình bị hủy là 1,4%; bị sửa là 3,8%. So với năm 2005, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,1%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa tăng 0,2%.

+ Đối với công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản: Tòa án cấp phúc thẩm các cấp đã thụ lý 347 vụ việc, đã giải quyết 174 vụ việc, đạt 80,7%; trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 73 vụ việc, ba tòa phúc thẩm TANDTC giải quyết 207 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 2%, bị sửa là 3%. So với năm 2005, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm 0,5%, bị sửa giảm 0,9%.

+ Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động: Các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 205 vụ việc, đã giải quyết 193 vụ việc, đạt 94,1%, trong đó Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 118 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm

TANDTC giải quyết 75 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 2,3%; bị cấp phúc thẩm sửa là 7,1%. So với năm 2005 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy tăng 0,1%, bị sửa tăng 1,9% [34].

- Năm 2007:

+ Việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình: Các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 17.660 vụ việc, đã giải quyết 16.772 vụ việc, đạt tỷ lệ 94,97%, trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 16.043 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 842 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình bị hủy là 1,28%; bị sửa là 3,8%. So với năm 2006, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,12%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bằng năm 2006.

+ Đối với công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản: Tòa án cấp phúc thẩm các cấp đã thụ lý 485 vụ việc, đã giải quyết 401 vụ việc, đạt 82,7%; trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 158 vụ việc, ba tòa phúc thẩm TANDTC giải quyết 243 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,42%, bị sửa là 3%. So với năm 2006, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm 0,58%, bị sửa bằng năm 2006.

+ Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động: Các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 244 vụ việc, đã giải quyết 240 vụ việc, đạt 98,4%, trong đó Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 181 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm TANDTC giải quyết 59 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 3,22%; bị cấp phúc thẩm sửa là 9,14%. So với năm 2006 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy tăng

- Năm 2008:

+ Việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình: Các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 16.862 vụ việc, đã giải quyết 16.098 vụ việc, đạt tỷ lệ 95,5%, trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 15.317 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 781 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự bị hủy là 1,18%; bị sửa là 3,5%. So với năm 2007, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,1%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm 0,3%.

+ Đối với công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản: Tòa án cấp phúc thẩm các cấp đã thụ lý 626 vụ việc, đã giải quyết 538 vụ việc, đạt 85,9%; trong đó, các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 262 vụ việc, ba tòa phúc thẩm TANDTC giải quyết 276 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,45%, bị sửa là 2,76%. So với năm 2007, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 0,03%, bị sửa giảm 0,24%.

+ Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động: Các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 193 vụ việc, đã giải quyết 189 vụ việc, đạt 97,9%, trong đó Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 160 vụ việc, ba Tòa phúc thẩm TANDTC giải quyết 29 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,28%; bị cấp phúc thẩm sửa là 3,6%. So với năm 2007 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 2,06%, bị sửa giảm 5,54% [36].

Qua các số liệu như trên, cho thấy, hàng năm, số lượng vụ án Tòa án các cấp thụ lý, giải quyết theo trình tự phúc thẩm có xu hướng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết các vụ án đã thụ lý của Tòa án cấp phúc thẩm cũng đạt tỷ lệ cao. Chất lượng giải quyết về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, tỷ lệ bản án phúc thẩm bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm thấp và ngày càng có

xu hướng giảm dần. Trong đó, số lượng vụ án đã xét xử phúc thẩm bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng không nhiều và có xu hướng giảm dần. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân thể hiện xu hướng phát triển tốt của xã hội. Khi người dân đã lựa chọn con đường Tòa án để giải quyết các vấn đề của mình, niềm tin của nhân dân đặt vào cơ quan xét xử nhiều hơn. Điều đó làm cho vai trò, trách nhiệm của Tòa án ngày càng được tăng cao. Với đội ngũ Thẩm phán, Thư ký trong tình hình hiện nay, ngành Tòa án về cơ bản đã đáp ứng được vai trò, trách nhiệm của mình nhưng vẫn còn nhiều thách thức, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vấn đề đặt ra là ngoài việc đảm bảo giải quyết về mặt số lượng, chất lượng xét xử cũng phải đảm bảo. Qua số liệu về tình trạng bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy để giải quyết lại cho thấy, chất lượng giải quyết các loại tranh chấp về cơ bản đã đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn còn một số loại tranh chấp còn có tỷ lệ bản án, quyết định phúc thẩm bị hủy để giải quyết lại cao. Ví dụ như: các tranh chấp về kinh doanh thương mại, các tranh chấp về lao động… Nguyên nhân là do các tranh chấp thuộc lĩnh vực này còn khá mới mẻ so với các tranh chấp dân sự, pháp luật quy định còn chưa ổn định, có nhiều thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội gây ảnh hưởng đến việc hướng dẫn nghiệp vụ của các cấp Tòa án, việc nghiên cứu, cập nhật, nâng cao trình độ đội ngũ Thẩm phán khi xét xử.

Mặc dù số lượng các vụ việc dân sự phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm là rất lớn, trong đó nhiều tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp về nhà đất, thừa kế, sa thải người lao động… Mặt khác, nhiều vụ án đương sự chưa làm tốt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ theo quy định của pháp luật, nhiều cơ quan, tổ chức chưa phối hợp tốt với Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Tuy vậy, về cơ bản, Tòa án các cấp đã khắc phục khó khăn, áp dụng đúng các quy định pháp luật tố tụng dân sự, làm tốt công tác tuyên

lượng các vụ án theo thủ tục phúc thẩm lớn trong thời hạn luật định, tỷ lệ bản án, quyết định có kháng nghị được xét xử giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm cao.

Về cơ bản, từ khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật, công tác áp dụng pháp luật tố tụng để giải quyết các tranh chấp có nhiều thuận lợi do Bộ luật đã pháp điển hóa được các quy định về tố tụng dân sự nằm rải rác trong các văn bản pháp luật có hiệu lực thấp do TANDTC ban hành. Ngoài ra, TANDTC đã kịp thời có các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, những khó khăn bộc lộ chủ yếu là: các quy định pháp luật mới, còn có những phần chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến cách hiểu mỗi Thẩm phán một khác, mỗi Tòa án một khác dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Không thể phủ nhận rằng, trong những năm vừa qua, Tòa án các cấp đã hoàn thành các chỉ tiêu công tác đã đề ra, chất lượng xét xử các loại tranh chấp được đảm bảo. Tỷ lệ các vụ án bị sửa, hủy vẫn còn song chiếm tỷ lệ không cao so với tỷ lệ các vụ án đã được giải quyết, có chiều hướng ổn định theo hướng giảm giảm dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)