3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của
3.2.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong nhượng quyền thương mại
Theo chuyên gia Frederic của Công ty Luật Baker & McKenzie tại Việt Nam thì Việt Nam rất cần có luật quy định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể của cả bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền trong hợp đồng NQTM.
Mặc dù Luật thƣơng mại, Nghị định 35 cũng có một số quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM nhƣng những quy định này còn tồn tại một số bất cập nhƣ: chƣa đầy đủ và toàn diện, chƣa cụ thể hóa, chƣa thực sự hợp lý, minh bạch thống nhắt và khả thi.
Về quyền “kiểm soát” của bên nhượng quyền: Cần chỉ rõ các lĩnh vực
bên nhƣợng quyền đƣợc quyền kiểm soát theo các cách:
(i) cho phép bên nhƣợng quyền đƣợc quyền kiểm soát đối với những hoạt động có ảnh hƣởng trực tiếp tới tính đồng bộ của hệ thống nhƣợng quyền;
(ii) bên nhƣợng quyền chỉ đƣợc kiểm soát theo cách mà các bên đã thống nhất trong hợp đồng NQTM;
(iii) yêu cầu bên nhƣợng quyền không đƣợc làm ảnh hƣởng đến công việc kinh doanh của bên nhận quyền khi thực hiện quyền kiểm soát;
(iv) không phải sự không tuân thủ nào của bên nhận quyền cũng dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hợp đồng NQTM
Đồng thời để bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền, pháp luật cần quy định một cách chặt chẽ hơn về giới hạn quyền kiểm soát của bên nhƣợng quyền (nhƣ việc quy định bên nhƣợng quyền không đƣợc ấn định doanh thu của bên nhận quyền, không đƣợc trực tiếp can thiệp vào công việc kinh doanh hàng ngày của bên nhận…), nhƣ thế mới đảm bảo quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh của thƣơng nhân nhận quyền.
Về nghĩa vụ “trợ giúp kỹ thuật” của bên nhượng quyền, cần:
(i) quy định rõ loại trợ giúp kỹ thuật của bên nhƣợng quyền phải hỗ trợ cho bên nhận quyền;
(ii) bổ sung quy định về việc cấm lợi dụng hỗ trợ kỹ thuật để can thiệp quá mức vào hoạt động tự do kinh doanh của bên nhƣợng quyền
Đồng thời quyền ―trợ giúp‖ của bên nhận chuyển nhƣợng: nên đƣợc xóa bỏ và chuyển thành nghĩa vụ trợ giúp của bên nhƣợng quyền. Theo đó Điều 284.2 Luật SHTT sẽ có nội dung là ―bên nhƣợng quyền có quyền kiểm soát và nghĩa vụ trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh‖.
Về “quyền chuyển giao quyền thương mại”: cần sửa đổi khoản 2 Điều
15 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP theo hƣớng quy định cho bên nhƣợng quyền trực tiếp nghĩa vụ xác nhận đã nhận đƣợc yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thƣơng mại của bên nhận quyền trong một thời hạn trƣớc khi trả lời bằng văn bản về việc có chấp thuận hay không việc chuyển giao. Nếu hết thời hạn phải xác nhận mà bên nhƣợng quyền không xác nhận và bên nhận quyền chứng minh đƣợc văn bản đã đƣợc gửi đến đúng địa chỉ của bên nhƣợng quyền hoặc sau thời hạn yêu cầu trả lời, bên nhƣợng quyền không đƣa ra quyết định mà không có lý do từ chối việc chuyển giao quyền thƣơng mại nào hợp lý theo quy định của pháp luật thì việc chuyển giao quyền thƣơng mại đƣợc coi là đã đƣợc bên nhƣợng quyền chấp thuận.
Về nghĩa vụ “cung cấp thông tin”: Ở một số nƣớc, việc cung cấp Bản
giới thiệu NQTM cho bên nhận quyền là một nghĩa vụ bắt buộc. Theo tinh thần Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tƣ 09 thì cung cấp Bản giới thiệu NQTM là nghĩa vụ bắt buộc của bên nhƣợng quyền. Tuy nhiên, Điều 287 Luật thƣơng mại còn cho thấy một trƣờng hợp khác, theo đó, bên nhƣợng quyền có thể không phải cung cấp tài liệu này nếu có thỏa thuận với bên nhận quyền. Bản giới thiệu NQTM có vai trò quan trọng trong hoạt động NQTM nên cần sửa đổi LTM 2005 theo hƣớng quy định cung cấp Bản giới thiệu NQTM là nghĩa vụ bắt buộc của bên nhƣợng quyền trong mọi trƣờng hợp. Nên bổ sung vào Đ9 Nghị Định 35 trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhận quyền là trong cả quá trình kinh doanh chứ không chỉ ở giai đoạn trƣớc khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên bên nhận quyền cần lƣu ý đến quy định ―cung cấp các thông tin hợp lý‖ để xác định các thông tin phải cung cấp là thông tin nào, tránh sự lạm dụng quyền của bên nhƣợng quyền ảnh hƣởng đến quyền tự do trong kinh doanh và của mình và ảnh hƣởng đến bí mật kinh doanh của bên nhƣợng quyền.
Cần có quy định quyền và nghĩa vụ riêng đối với các bên trong hợp
đồng nhƣợng quyền phát triển khu vực và hợp đồng NQTM thứ cấp.
Cần phải quy định một mức độ vi phạm đối với nghĩa vụ của bên nhượng quyền quy định tại Điều 287 để căn cứ đơn phƣơng chấm dứt hợp
đồng của bên nhận quyền đƣợc quy định tại Điều 16 khoản 2 NĐ 35/2006/NĐ-CP đƣợc hợp lý và công bằng hơn.
Về quyền chấm dứt hợp đồng: Đ16.1 Nghị định 35 quy định bên nhận quyền sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu bên nhƣợng quyền vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Đ287 luật thƣơng mại, nghĩa là bên nhận quyền sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng khi có một vi phạm nghĩa vụ của bên nhƣợng quyền mà không cần biết mức độ vi phạm đó nhƣ thế nào. Trong trƣờng hợp này, để đảm bảo quyền lợi của bên nhƣợng quyền, pháp luật nên quy định rõ mức độ vi phạm nghĩa vụ của bên nhƣợng quyền mà căn cứ vào đó bên nhận quyền mới có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng để tránh tình trạng lạm quyền của bên nhận quyền.
Nhƣ vậy, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng NQTM luôn là vấn đề quan tâm của cả bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng cũng nhƣ trong quá trình thực hiện và chấm dứt hợp đồng. Các quy định về vấn đề này đƣợc quy định rải rác và còn những hạn chế, bất cập cần phải dần dần đƣợc sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện nhƣ một số quan điểm nêu trên. Mặc dù hiện tại, pháp luật Việt Nam chƣa có Nghị định riêng điều chỉnh về NQTM nhƣng thiết nghĩ nếu cần thiết phải ban hành Nghị định riêng về NQTM mà trong đó đƣa ra những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong NQTM một cách hoàn thiện và hợp lý hơn nhằm đảm bảo sự minh bạch, thống nhất và tính hợp lý của pháp luật cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho các bên tham gia hợp đồng NQTM. Ngay cả trong trƣờng hợp chƣa thể ban hành nghị định riêng về NQTM thì các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
NQTM cũng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và khắc phục những hạn chế thiếu sót nhƣ nêu trên để có thể dần hoàn thiện khung pháp lý về NQTM nói riêng và hoàn thiện về pháp luật thƣơng mại nói chung.
KẾT LUẬN
Luận văn với kết cấu gồm 3 chƣơng chính đã phần nào thể hiện đƣợc những nét cơ bản về NQTM và sự khác biệt của NQTM với các hình thức kinh doanh khác, từ đó cho thấy một số những vấn đề cơ bản khác biệt trong hợp đồng NQTM và mối quan hệ biện chứng giữa các chủ thể trong hợp đồng NQTM. Đồng thời, qua tìm hiểu những quy định của Hoa Kỳ và của Việt Nam về những tài liệu pháp lý nói chung và về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM nói riêng, ta có thể thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và những nét khác biệt cơ bản giữa các quy định pháp luật về NQTM của hai hệ thống pháp luật của hai nƣớc.
Với xu hƣớng phát triển mạnh mẽ của NQTM ở Việt Nam và đảm bảo cho hoạt động NQTM ở Việt Nam ngày một bền vững, việc nghiên cứu các quy định của Hoa Kỳ về NQTM nói chung và về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng NQTM nói riêng là nhằm tìm ra những bất cập thiếu sót cần phải hoàn thiện trong các quy định của PLVN về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng NQTM. Luận văn đã đƣa ra một số quan điểm, khuyến nghị góp phần hoàn thiện hơn các quy định về NQTM nói chung và về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng NQTM nói riêng góp phần nâng cao tính công bằng, minh bạch, thống nhất, hợp lý và hiệu quả của các quy định pháp luật. Từ đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng vào những trƣờng hợp cụ thể trong quá trình tham gia hoạt động NQTM.
Trong khi chờ đợi sự thay đổi, hoàn thiện của hệ thống pháp luật về hợp đồng NQTM, các bên chủ thể trong hợp đồng cần chủ động có biện pháp tự khắc phục. Đó chính là việc soạn thảo hợp đồng chặt chẽ, chi tiết, đầy đủ làm cơ sở cho việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Đặc biệt là các bên cần quan tâm chặt chẽ đến quyền lợi của mình đƣợc thể hiện trên hợp đồng NQTM. Để có thể thiết lập một hợp đồng chặt chẽ, thoả mãn lợi ích các bên, hai bên chủ thể cần lƣu ý một số điểm trƣớc khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên
hợp đồng dù có đƣợc soạn thảo chi tiết, đầy đủ đến đâu cũng không mang lại lợi ích gì cho các bên nếu không đƣợc thực hiện hiệu quả, vì thế các bên chủ thể cần hợp tác với nhau để có thể khai thác triệt để thế lợi mà mô hình kinh doanh này mang lại.
Việt Nam đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng để phát triển phƣơng thức kinh doanh nhƣợng quyền, với thời gian tồn tại chƣa lâu nhƣng hoạt động NQTM ở VN cũng đã có những bƣớc khởi sắc và đang chờ thời cơ, cơ hội bùng nổ. Để tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình ấy, nhà nƣớc cần phải xây dựng nền kinh tế thị trƣờng vững mạnh đặc biệt là xây dựng và hoàn thiệt một môi trƣờng pháp lý đảm bảo tính toàn diện, thể hóa, hợp lý, minh bạch thống nhất và khả thi. Một Nghị định về NQTM là cần thiết để có thể điều chỉnh hiệu quả các vấn đề NQTM trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng NQTM và các quy định khác liên quan đến NQTM. Tuy nhiên, ngay cả khi chƣa thể ban hành Nghị định này thì những quy định về NQTM nói chung và những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia NQTM cũng cần sớm đƣợc sửa đổi và hoàn thiện, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của NQTM tại Việt Nam trong tƣơng lai không xa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Phạm Bình An (2007), ―Hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại tại Thành phố Hồ Chí Minh‖, Đề tài cấp thành phố, UBND TP. Hồ Chí Minh – Viện Kinh tế,
[2] Nguyễn Bá Bình (2010), ―Nhƣợng quyền thƣơng mại – Bản chất và mối quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li- xăng‖, Trang tin điện tử Vietnamfranchise,
http://www.vietnamfranchise.wordpress.com
[3] Nguyễn Bá Bình, ―Bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại theo quy định của pháp luật Việt Nam‖, Trang tin điện tử bảo hộ thương hiệu, http://baohothuonghieu.com
[4] Bộ thƣơng mại (2005), Kỷ yếu hội thảo quốc tế về chế định NQTM trong dự thảo Luật thương mại (sửa đổi)
[5] Bộ thƣơng mại (2006), Thông tư số 09/2006/TT- BTM hướng dẫn đăng
kí hoạt động nhượng quyền thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội
[6] Chính phủ (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật
thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội
[7] Chính phủ (2005), Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đối), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
[8] TS. Bùi Ngọc Cƣờng (2007), ―Hoàn thiện khung pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại‖, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 103, tháng 8 năm 2007
[9] Doanh nhân Sài Gòn online (2009), ―Nhƣợng quyền thƣơng mại: Lịch sử, hiện tại và tƣơng lai‖, Báo điện tử doanh nghân Sài Gòn online,
thuc/2009/05/474/nhuong-quyen-thuong-mai-lich-su-hien-tai-va-tuong- lai
[10] Linh Đức (2010), ―Nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam tăng mạnh‖,
Trang tin điện tử vietstock, http://vietstock.vn/ChannelID/768/Tin-
tuc/168766-nhuong-quyen-thuong-mai-o-viet-nam-tang-manh.aspx [11] Nguyễn Văn Giang (2008), Hệ thống nhượng quyền thương mại của
một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ kinh tế - Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
[12] Nguyễn Hà - Minh Khanh (2011), ―Để Franchise thành công ở Việt Nam‖, Báo điện tử diễn đàn doanh nghiệp,
http://dddn.com.vn/20111102040640950cat7/e-franchise-thanh-cong-o- viet-nam.htm,
[13] Nguyễn Thị Hải Hà (2009), Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh
toàn cầu hóa, điều kiện và khả năng phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng – Khoa
kinh tế và kinh doanh quốc tế
[14] Thân Thúy Hằng (2006), Nhượng quyền thương mại và xu hướng phát
triển của mô hình này tại Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp - trƣờng Đại
học Ngoại thƣơng Hà Nội
[15] Hồ Hữu Hoành (2008), ―Một số vấn đề về hoạt động Franchise tại Việt Nam‖, Trang tin điện tử vietfranchise,
http://www.vietfranchise.com
[16] Hồ Hữu Hoành (2008), ―Một số vƣớng mắc về quản lý hoạt động franchise, Vietfranchise‖, Trang tin điện tử vietfranchise,
http://www.vietfranchise.com
[17] Hồ Hữu Hoành, ―Quy định pháp luật về Franchise tại Việt Nam”,
[18] Hồ Hữu Hoành, ―Xây dựng một hệ thống kinh doanh nhƣợng quyền (franchise system)‖, Trang tin điện tử vietfranchise,
http://www.vietfranchise.com
[19] ThS. Dƣơng Thị Ngọc Liên, ―Nhƣợng quyền thƣơng mại (Franchise) – Mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam‖, Trang tin điện tử,
http://www.cmard2.edu.vn
[20] Phƣơng Ly, ―Phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại của các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp phát triển bền vững‖,
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia,
http://www.ncseif.gov.vn
[21] TS. LS. Lê Nết, LS Vũ Thanh Minh, ―Hợp đồng Nhƣợng quyền thƣơng mại‖, Trang tin điện tử của LCT Lawyers,
http://www.lctlawyers.com/news/publications/Dam_phan_soan_thao_k y_ket_Hop_dong_Franchising_-_VIAC_Guidebook.pdf
[22] Phan Thị Thanh Nhàn (2009), Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại
thƣơng Hà Nội – Khoa quản trị kinh doanh
[23] Hằng Nga (2009), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh,Thành phố Hồ Chí Minh
[24] Nguyễn Đông Phong, Bùi Thanh Tráng, Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Hoàng Cửu Long, Nguyễn Khánh Trung, Nguyễn Lê Vinh, Trần Nhƣ Ý (2005), Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội
[25] Đức Phong, (2010), ―Hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam: Đừng để thua trên sân nhà‖, Báo điện tử phụ nữ,
http://www.phunuonline.com.vn/2010/Pages/dung-de-thua-tren-san- nha.aspx
[26] Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
[27] Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội
[28] Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Sở
hữu trí tuệ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
[29] Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
[30] Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, Khóa luận
tốt nghiệp Đại học Ngoại thƣơng
[31] Th.s. Điêu Ngọc Tuấn (2005), ―Những vấn đề cơ bản về nhƣợng quyền thƣơng mại”, Tạp chí Toà án Nhân dân số 9, tháng 5 – 2005.
[32] Phan Thanh Hải Tú (2007), Hoạt động kinh doanh NQTM ứng dụng trong ngành thực phẩm ở TP.HCM – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn Th.sĩ kinh tế, trƣờng Đại học kinh tế TP. Hồ Chí
Minh.
[33] Nguyễn Khánh Trung, (2007), ―Nhƣợng quyền thƣơng mại: Lịch sử, hiện tại và tƣơng lai‖, Trang tin điện tử saga, http://www.saga.vn
[34] Lý Quý Trung (2006), franchise – bí quyết thành công bằng mô hình kinh doanh nhượng quyền kinh doanh, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội
[35] Lý Quí Trung (2006), Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp
Việt Nam”, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội
[36] Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng - Khoa quản trị kinh doanh (2005), Một
số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) tại Việt Nam, để tài NCKH cấp bộ
[37] Vũ Đặng Hải Yến, ―Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại‖, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, Số 4/2008, tr. 41-45, 62,