Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 71 - 75)

2.1. Pháp luật Hoa Kỳ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

2.2.1. Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại

Trƣớc thời điểm ra đời và có hiệu lực của Luật Thƣơng Mại ban hành bởi Quốc Hội Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005, pháp luật về nhƣợng quyền của Việt Nam chỉ đƣợc quy định rải rác và thiếu nhất quán trong một số văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản đầu tiên có quy định về nhƣợng quyền là thông tƣ số 1254/1999/TT-BKHCNMT ra ngày 12/07/1999 hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 của chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Hoạt động NQTM lúc này chỉ đƣợc đề cập đến nhƣ một trong các nội dung nhỏ của hợp đồng chuyển giao công nghệ, là hợp đồng với nội dung cấp li-xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh và đƣợc chuyển từ nƣớc ngoài vào Việt Nam chứ chƣa có một khái niệm cụ thể và càng không công nhận NQTM là một mô hình kinh doanh.

Năm 2005, Chính phủ cho ra đời nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 sửa đổi những quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Đến thời điểm này, nhƣợng quyền vẫn có tên là cấp phép đặc quyền kinh doanh và chịu sự chi phối của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tƣợng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, những đối tƣợng nào đƣợc chuyển giao là đối tƣợng của sở hữu công nghiệp thì vẫn chịu sự chi phối của luật pháp về sở hữu trí tuệ.

Luật thƣơng mại mới ra đời ngày 14/06/2005 đánh dấu một bƣớc ngoặt cho hoạt động NQTM ở Việt Nam. Trong luật thƣơng mại này, hoạt động nhƣợng quyền đƣợc quy định từ điều 284 đến 291, nêu định nghĩa NQTM,

quyền và nghĩa vụ của bên nhƣợng quyền và nhận quyền, hợp đồng nhƣợng quyền, đăng ký nhƣợng quyền.

Sau Luật thƣơng mại, ngày 31/03/2006, Chính Phủ đã ban hành nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thƣơng mại về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Nghị định này đã chi tiết hóa hoạt động nhƣợng quyền, hƣớng dẫn doanh nghiệp đăng ký NQTM cũng nhƣ làm rõ nội dung mà hợp đồng nhƣợng quyền cần có. Thông tƣ số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thƣơng Mại ra đời nhằm hƣớng dẫn đăng ký hoạt động NQTM đã giúp cho việc đăng ký hoạt động nhƣợng quyền rõ ràng hơn trong đó nêu rõ cách thức, thủ tục đăng ký NQTM.

Ngoài các văn bản pháp luật nêu trên, một số văn bản sau cũng quy định về NQTM nhƣ pháp luật về Chuyển Giao Công Nghệ và Sở Hữu Trí Tuệ. Pháp luật này có sự tác động và ảnh hƣởng đến hoạt động nhƣợng quyền vì trƣớc khi pháp luật về nhƣợng quyền đƣợc nêu một cách rõ ràng thì hoạt động nhƣợng quyền có thể nói là bị chi phối bởi hai luật trên. Ngoài ra, pháp luật về NQTM còn đƣợc điểu chỉnh bởi pháp luật về cạnh tranh, pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chào bán NQTM, pháp luật thuế, pháp luật về phá sản, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự, ... Mặc dù đƣợc quy định tại nhiều văn băn pháp luật khác nhau nhƣng chính vì không tập trung này nên các quy định về NQTM còn chƣa thực sự hợp lý, thống nhất, còn mâu thuẫn và thể hiện tính sơ khai trong quá trình lập pháp đối với pháp luật về nhƣợng quyền thƣơng mại. Hay nói cách khác, mặc dù hoạt động nhƣợng quyền ở Việt Nam đã đƣợc luật hóa và đã có những quy định cụ thể nhƣng vẫn còn nhiều điểm rất đáng bàn. Ví dụ:

Khái niệm ―thƣơng hiệu‖ chƣa đƣợc bảo hộ về mặt pháp lý nên chƣa thể coi là tài sản có thể chuyển nhƣợng. Trên thực tế, Tổng cục Thuế có công văn số 3539, ra ngày 20/09/2006 không công nhận giá trị của thƣơng hiệu. Tất nhiên, những đối tƣợng nhƣ: nhãn hiệu hàng hóa, biểu tƣợng kinh doanh,

khẩu hiệu kinh doanh, tên thƣơng mại là những yếu tố tạo nên thƣơng hiệu nhƣng chƣa đủ. Ở Việt Nam, khái niệm thƣơng hiệu thƣờng đƣợc hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, khái niệm thƣơng hiệu thực tế rộng hơn nhiều so với khái niệm nhãn hiệu, nó có thể là bất cứ cái gì đƣợc gắn liền với sản phẩm hay dịch vụ làm cho chúng đƣợc nhận diện dễ dàng và khác biệt hóa với sản phẩm cùng loại.

Bên cạnh đó, pháp luật về nhƣợng quyền thƣơng mại còn có sự chồng chéo trong các văn bản luật, chƣa có sự kết nối phù hợp giữa Luật Thƣơng Mại 2005, Luật Dân Sự 2005, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 và Luật Chuyển Giao Công Nghệ 2006 dẫn đến tình trạng nhập nhằng, dẫm chân nhau trong phạm vi cũng nhƣ các đối tƣợng điều chỉnh giữa các luật với nhau. Hay nói cách khác, các quy định về nhƣợng quyền thƣơng mại chƣa đảm bảo tính thống nhất, hợp lý, minh bạch và thậm chí chƣa khả thi.

Điều 284 Luật Thƣơng mại về khái niệm NQTM chƣa thể hiện đƣợc các đặc trƣng của quan hệ NQTM cũng nhƣ sự khác biệt rõ ràng với hoạt động li-xăng và chuyển giao công nghệ ở chỗ: chƣa đề cập rõ đến tính độc lập về mặt pháp lý và kinh doanh của các bên trong quan hệ NQTM; chƣa thể hiện hết các nội dung của quyền thƣơng mại; chƣa làm rõ tính kết hợp trong một thể thống nhất của các quyền đối với dấu hiệu nhận biết thƣơng nhân cấu thành nên quyền thƣơng mại; chƣa đề cập đến tính đồng bộ và tính hệ thống của các cửa hàng trong hệ thống nhƣợng quyền-là một đặc điểm cơ bản nhất của NQTM.

Cách quy định nhƣ Điều 284 có thể đƣợc hiểu rằng các dấu hiệu nhận biết thƣơng nhân của bên nhƣợng quyền nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh… đều có thể tách riêng để chuyển nhƣợng, từ đó khiến NQTM có thể đƣợc hiểu không có sự khác biệt đáng kể so với hoạt động li xăng và chuyển giao công nghệ.

Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, Điều 3, khoản 6: Khái niệm quyền thƣơng mại- đối tƣợng của hợp đồng NQTM đƣợc diễn giải phức tạp song vẫn chƣa thực sự rõ ràng. Cụ thể là chƣa chỉ rõ quyền thƣơng mại đƣợc hình thành thế nào đối với bên nhƣợng quyền, tại sao bên nhƣợng quyền lại có đƣợc quyền này, quyền thƣơng mại đƣợc đặc trƣng bởi những yếu tố nào, chƣa làm rõ đƣợc sự kết hợp trong một thể thống nhất của các yếu tố đó.

Khoản 6, Điều 3, Nghị định 35 rƣờm rà, gây khó khăn trong việc hiểu quy phạm này, không đảm bảo tính minh bạch rõ ràng. Cụ thể:

+ Chƣa quy định đƣợc ―quyền thƣơng mại‖ là quyền sử dụng để tiến hành kinh doanh tổng thể các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp của bên nhƣợng quyền cấp cho bên nhận quyền.

+ Điểm b.c.d Khoản 6, Điều 3, Nghị định 35 làm phát sinh những khái niệm nhƣ ―quyền thƣơng mại chung‖, ―hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại chung", ―hợp đồng phát triển quyền thƣơng mại‖ là không cần thiết và gây khó khăn trong cách hiểu đối với ―quyền thƣơng mại‖ là đối tƣợng của hợp đồng NQTM. Dẫn đến quy định tại khoản 7,8 của điều này là không thực sự cần thiết

Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-CP chƣa hợp lý ở chỗ: Hạn chế quyền tự do kinh doanh của bên nhƣợng quyền khi liệt kê cụ thể các yếu tố có thể nằm trong ―quyền thƣơng mại‖ có thể đƣợc nhƣợng quyền. Điều này còn chƣa hợp lý khi quy định số năm tối thiểu mà các thƣơng nhân đã kinh doanh NQTM. Bởi con số này không phản ánh đƣợc mức độ hiệu quả và thành công của phƣơng thức kinh doanh này. Nên lấy yếu tố hạch toán tài chính, lãi và số nợ trong các năm kinh doanh liền trƣớc. Điều 3 này còn chƣa khả thi vì gây khó khăn trong việc xác định vi phạm của bên nhận quyền đối với ―quyền thƣơng mại‖ trong quá trình sử dụng vì quy định hiện hành không tính đến ―quyền thƣơng mại‖ nhƣ quyền sử dụng một tổng thể các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp chứ không phải từng đối tƣợng riêng lẻ của quyền sở hữu công nghiệp. [38]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 71 - 75)