MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam 07 (Trang 90 - 108)

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, mua bán là phƣơng thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Một số lƣợng lớn các giao dịch dân sự diễn ra trong đời sống kinh tế hàng ngày là giao dịch mua bán tài sản. Ở Việt Nam, cùng với tiến trình hội nhập vào đời sống thƣơng mại quốc tế, khái niệm thƣơng mại hàng hóa đã đƣợc đề cập trong khoa học pháp lý cũng nhƣ luật thực định nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Ngày nay, hầu hết các nƣớc đang cố gắng thích ứng hệ thống pháp luật của mình với tính hợp lý của thị trƣờng thế giới, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Theo số liệu của WTO và IMF, tính đến giữa năm 1996, trên thế giới đã có 101 liên minh kinh tế, thƣơng mại đƣợc thành lập, đầu năm 2000 đã có 184 thỏa thuận về thƣơng mại có tính chất khu vực, trong đó có 109 thỏa thuận khu vực còn hiệu lực (ví dụ nhƣ EU, ASEAN, APEC…). Với yêu cầu của thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và vận hành luật pháp các nhà nghiên cứu và các nhà thực tiễn, từng bƣớc phải đi đến đánh giá đầy đủ hơn về cách thức, hệ thống pháp luật của mỗi nƣớc ảnh hƣởng đến nền kinh tế của nƣớc đó nhƣ thế nào. Điều này, lại càng đƣợc thể hiện một cách rõ rệt và đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết ở những nƣớc đang chuyển đổi, trong đó có VN. Trƣớc đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh trong tiến trình hội nhập, pháp luật về mua bán hàng hóa của VN đã và sẽ còn có những thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời của LTM năm 2005 đánh dấu một bƣớc phát triển mới của pháp luật thƣơng mại nói chung và pháp luật mua bán hàng hóa nói riêng, đã phần nào minh chứng cho những thay đổi này.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, ngƣời viết chỉ đề cập đến thực tiễn về việc thực hiện HĐMBHH trong nƣớc, qua đó đề xuất một số phƣơng hƣớng hoàn thiện về mặt pháp lý đối với những chế định trong LTM năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa trong nƣớc.

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật

3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại hiện hành về mua bán hàng hóa thống nhất trong luật pháp quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế

Sự ra đời của các chế định pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung và HĐMBHH nói riêng trong thời gian qua đã thực sự là cầu nối không chỉ giữa các DN trong nƣớc với nhau mà còn tạo sự liên kết giữa các DN trong nƣớc với DN nƣớc ngoài. Điều này mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, đảm bảo hƣớng đến một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động mua bán hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.

Trƣớc những thách thức của sự phát triển các loại hình kinh doanh, đón đầu sự phát triển của nền kinh tế và để tạo ra một môi trƣờng pháp lý ổn định, trong thời gian qua Nhà nƣớc ta đã tiến hành rất nhiều chính sách cải cách về pháp luật, trong đó có cả những đổi mới liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa. Nhờ đó, hệ thống pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa cũng đã dần đƣợc hoàn thiện nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững vàng cho các DN hoạt động kinh doanh hiệu quả. Việc cải cách pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào công tác giải thích pháp luật, chi tiết hóa các chế định hình thành từ lâu, chủ yếu từ PL HĐKT năm 1989. Văn bản chuyên ngành điều chỉnh về hoạt động này là LTM 2005 đƣợc phát triển dựa trên văn bản quy phạm pháp luật cũ, mặc dù đã có nhiều đổi mới nhƣng hiện nay còn nhiều quy định chƣa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đặt ra. Chính vì thế yêu cầu tiếp tục điều chỉnh, phát triển các quy định còn chƣa phù hợp luôn đƣợc Nhà nƣớc ta đặt ra cấp thiết.

Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại nên thực hiện theo hƣớng phù hợp với pháp luật quốc tế nhƣng cũng đảm bảo những lợi ích hợp pháp của các DN trong nƣớc. Muốn thực hiện đƣợc điều đó, chúng ta cần phải có các ban soạn thảo luật chuyên trách để tập trung nghiên cứu pháp luật các nƣớc phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc phải có chính sách “gần dân” để hiểu các mong muốn cũng nhƣ xác định đƣợc các vấn đề

mong mỏi của DN. Quan trọng hơn nữa là cho ra đời những sản phẩm là những văn bản quy phạm pháp luật về HĐMBHH có chất lƣợng, truyền tải đƣợc những mong muốn của cấp quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ hài hòa đƣợc lợi ích của ngƣời dân, DN.

Thứ nhất, tại Điều 293 LTM năm 2005 quy định: Trừ trường hợp thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với hành vi vi phạm không

cơ bản.Và tại Khoản 13 Điều 3 Luật này cũng quy định: Vi phạm cơ bản là sự vi

phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng. Ở đây, mục đích của hợp đồng là cái gì đó rất trừu tƣợng, khó có thể xác định, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của các bên tham gia hợp đồng. Giả sử, vào thời điểm giao kết hợp đồng một trong các bên nói rằng mục đích của việc giao kết hợp đồng là muốn bán đƣợc hàng, nhƣng vào thời điểm xảy ra tranh chấp họ lại nói khác rằng mục đích của việc giao kết hợp đồng là thu lợi từ việc bán hàng. Vậy thì đâu mà mục đích thật sự. Chính điều này làm cho các chủ thể hợp đồng khi áp dụng quy định trên trong thực tiễn sẽ gặp khó khăn: dựa vào tiêu chí nào để phân biệt vi phạm nào là cơ bản, vi phạm nào là không cơ bản. Việc xác định này là hoàn toàn cần thiết vì hậu quả pháp lý của chúng hoàn toàn khác nhau, đồng thời nó còn đảm bảo đƣợc sự công bằng trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại.

Theo Điều 25 Công ƣớc Viên năm 1980 quy định: Vi phạm hợp đồng đƣợc coi là cơ bản nếu vi phạm đó gây ra cho bên bị vi phạm sự tổn thất, một khoản lợi đáng kể mà họ phải có đƣợc trên cơ sở hợp đồng, ngoại trừ trƣờng hợp nếu bên vi phạm không nhìn thấy trƣớc hậu quả đó và những ngƣời bình thƣờng, trong những hoàn cảnh, tình huống tƣơng tự cũng không thể nhìn thấy trƣớc đƣợc. VN là một nƣớc chƣa gia nhập Công ƣớc Viên năm 1980, vậy thì nên chăng việc quy định cụ thể thế nào là vi phạm cơ bản trong LTM hay không. Thiết nghĩ là phải có văn bản hƣớng dẫn vi phạm cơ bản là nhƣ thế nào và áp dụng trong những trƣờng hợp cụ thể.

Thứ hai, Điều 15.2.2 BLDS Liên bang Nga quy định: Nếu ngƣời vi phạm nghĩa vụ thu lợi từ việc vi phạm thì ngƣời bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng

cùng với những thiệt hại khác, khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng không ít hơn thu nhập nói trên của ngƣời vi phạm. Có thể nói rằng, đây là một quy định hết sức mới và hiện nay mới chỉ có trong BLDS của Cộng hòa Liên bang Nga. Việc quy định trên đã giải quyết đƣợc một vấn đề mà trong thực tiễn hợp đồng thƣơng mại luôn gặp nhƣng chƣa đƣợc Luật VN cũng nhƣ Luật trên thế giới điều chỉnh. Đó là tình huống khi mà bên vi phạm cố tình không thực hiện nghĩa vụ bởi vì họ thấy rằng việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có lợi hơn thực hiện hợp đồng mặc dù phải chịu bồi thƣờng thiệt hại. Nhằm để góp phần bảo đảm trật tự cho hoạt động kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ lƣu thông dân sự, LTM VN nên xây dựng tƣơng tự Điều 15 BLDS Nga.

Thứ ba, vấn đề đƣợc đặt ra là “giới hạn mức tối đa của phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm” [Điều 301 LTM]. Theo quy định này trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao nhiêu đi nữa thì bên vi phạm chỉ phải trả tiền tối đa 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Phạt vi phạm, theo nguyên tắc thực hiện hai chức năng: Thứ nhất là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; thứ hai là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Nhƣ vậy, liệu quy trình của Luật có phù hợp với mục đích vừa nêu hay không[35]. Thêm nữa, việc quy định mức phạt 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế. Có thể thấy chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại là những ngƣời kinh doanh chuyên nghiệp, vì vậy khi ký kết hợp đồng họ phải biết đƣợc mức thiệt hại nào là có thể nếu nghĩa vụ hợp đồng đó bị vi phạm. Ngoài ra quy định này trái với BLDS năm 2005 và không phù hợp với pháp luật quốc tế. Pháp luật các nƣớc không hạn chế mức phạt vi phạm mà chỉ quy định rằng mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng. Mức phạt này có thể đƣợc Tòa án điều chỉnh khi có yêu cầu của một trong trƣờng hợp thiệt hại thực tế do vi phạm là quá thấp hoặc quá cao so với mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận [Mục 2 Điều 333 BLDS Liên Bang Nga]. Do đó, pháp luật VN nên học tập theo cách lập pháp của các nƣớc nêu trên để điều chỉnh về mức phạt vi phạm khi vi phạm hợp đồng thƣơng mại hàng hóa.

Thứ tƣ, việc chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro từ ngƣời bán sang ngƣời mua đối với hàng hóa trong HĐMBHH là một vấn đề hết sức phức tạp và có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Theo LTM quy định: nếu không có thỏa thuận khác hay pháp luật không có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa đƣợc chuyển giao từ ngƣời bán sang ngƣời mua kể từ thời điểm hàng hóa đƣợc chuyển giao [Điều 62]. Tại các điều đề cập đến việc chuyển rủi ro nhƣ Điều 57, 58, 59, 61 cũng có nhắc đến khái niệm hàng hóa đƣợc chuyển giao. Tuy nhiên, thời điểm mà hàng hóa đƣợc chuyển giao là thời điểm nào thì LTM không quy định rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay trên thực tế. Đối tƣợng của HĐMBHH là hàng hóa đồng loại hay hàng hóa đặc định. Có thể nói rằng, trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua phụ thuộc vào đối tƣợng của hợp đồng. Điều kiện cần thiết để quyền sở hữu hàng hóa đồng loại đƣợc chuyển từ ngƣời bán sang ngƣời mua là những hàng hóa đó phải có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định đƣợc bằng những đơn vị đo lƣờng sao cho phù hợp với mục đích của hợp đồng. Còn đối với hàng hóa đặc định, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đƣợc pháp luật các nƣớc khác nhau quy định khác nhau. Chẳng hạn, Điều 459 BLDS Nga quy định: Trong trƣờng hợp không có sự thỏa thuận thì quyền sở hữu đối với hàng hóa đƣợc chuyển từ ngƣời bán sang ngƣời mua tại thời điểm ngƣời bán đƣợc coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và song song đó BLDS quy định rõ ràng, khi nào thì ngƣời bán mới đƣợc coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Từ sự phân tích trên, LTM hay BLDS VN năm 2005 cần có thêm điều khoản quy định khi nào thì ngƣời bán đƣợc coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Có nhƣ vậy, các quy định về chuyển quyền sở hữu cũng nhƣ chuyển rủi ro từ ngƣời bán sang ngƣời mua đối với hàng hóa trong HĐMBHH mới đƣợc coi là chặt chẽ.

Thứ năm, về trƣờng hợp miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng quy định tại Khoản 2 Điều 294 LTM năm 2005. Lại thêm một lần nữa thƣơng nhân gặp nhiều lúng túng khi gặp phải khái niệm cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành ra quyết định đó nhằm mục đích gì? Việc pháp luật không có quy định rõ ràng những vấn đề nói trên chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định một quyết định nào đó của cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền có phải là trƣờng hợp miễn trách nhiệm hay không.

3.1.2. Tăng cường các cơ chế hỗ trợ ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong thực tiễn của hoạt động thƣơng mại liên quan đến mua bán hàng hóa nói riêng cũng nhƣ các hoạt động giao dịch mà pháp luật điều chỉnh nói chung, nếu Nhà nƣớc chỉ hƣớng tới hoàn thiện về các quy định pháp luật để ngày càng chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với mọi vấn đề thì chƣa đủ. Để mọi hoạt động trong xã hội đƣợc diễn ra theo đúng với tinh thần của pháp luật và mang lại hiệu quả đối với các thành phần tham gia quan hệ pháp luật đó thì ngoài hành lang pháp lý ra, yếu tố quản lý nhà nƣớc, cơ chế hỗ trợ thực hiện triển khai tinh thần của pháp luật cũng luôn đƣợc đặt ra cấp thiết không kém. Trong hoạt động thƣơng mại về mua bán hàng hóa cũng vậy, ngoài hệ thống pháp luật vững chắc, nó còn cần có nhiều cơ chế hỗ trợ triển khai và thực hiện mới mang lại hiệu quả. Để làm đƣợc điều này, không những Nhà nƣớc mà các tổ chức, cá nhân trong xã hội cần ý thức và thực sự bắt tay vào những hành động thực tiễn phù hợp với vai trò và chức năng của mình liên quan đến pháp luật và quá trình triển khai thực hiện HĐMBHH.

Kinh doanh là hoạt động của con ngƣời, do đó hiệu quả kinh doanh tùy thuộc vào năng lực của ngƣời kinh doanh. Trong sự phức tạp và đầy những thử thách của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ ở nƣớc ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về HĐMBHH nói riêng cho các cán bộ kinh doanh là thật sự cần thiết. Các DN cần phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin pháp lý; xây dựng tổ chức pháp chế trong DN; sử dụng dịch vụ tƣ vấn pháp luật một cách thƣờng xuyên và có hiệu quả; lãnh đạo cán bộ DN có kế hoạch định kỳ bồi dƣỡng kiến thức về pháp luật HĐMBHH. Điều này sẽ giúp DN tránh đƣợc những rủi ro không đáng có khi giao kết và thực hiện hợp đồng.

Các DN cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về hợp đồng thƣơng mại, xác định rõ nghĩa vụ của các bên. Đặc biệt là nghiên cứu về chế tài khi vi phạm

hợp đồng thƣơng mại; cần phải xem xét tổng thể về nội dung, điều kiện áp dụng và các nghĩa vụ có liên quan đến các chế tài đó. Đặc biệt, khi có hành vi vi phạm xảy ra các DN cần xác định đúng tính chất của hành vi đó. Ứng với mỗi hành vi vi phạm hợp đồng thƣơng mại sẽ có những chế tài áp dụng tùy theo tính chất của hành vi vi phạm là cơ bản hay không cơ bản. “Vi phạm cơ bản là vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng” . Một trong các chế tài mà các bên có thể áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm cơ bản là hủy hợp đồng. Việc xác định tính chất của hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam 07 (Trang 90 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)