Thực tiễn thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam 07 (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực hiện đúng đủ về đối tƣợng hàng hóa và thực tiễn thi hành pháp luật

2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật

Nếu nhƣ trƣớc đây, các hoạt động mua bán hàng hóa chỉ đƣợc điều chỉnh bởi LTM năm 1997 vì nó khá phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế nƣớc ta lúc bấy giờ. Nhƣng trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu hƣớng hội nhập, hoạt động thƣơng mại tại VN đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều hoạt động trên thị trƣờng có bản chất thƣơng mại nhƣng chƣa đƣợc coi là hoạt động thƣơng mại theo LTM năm 1997, bởi Luật này chỉ quy định gói gọn gồm 14 hành vi thƣơng mại. Điều này không chỉ cản trở đến đa dạng hóa các hoạt động thƣơng mại mà còn đi ngƣợc lại với những chuẩn mực của thƣơng mại quốc tế. Do đó, các hoạt động mua bán ở thời điểm đó diễn ra khá tẻ nhạt do luật không chi phối hết những hành vi thƣơng mại mới xuất hiện hoặc các DN đang có nhu cầu thực hiện nhƣng chƣa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng giữa các DN cũng chƣa mạnh dạn do những quy định của pháp luật về thƣơng mại về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng còn sơ sài, bất cập, chƣa phù hợp với điều kiện và tập quán thƣơng mại quốc tế (ví dụ nhƣ một số nghĩa vụ của bên bán hàng, bên mua hàng, những quy định về chuyển rủi ro…).

Sau một thời gian thực thi LTM năm 1997, cùng với sự phát triển đa dạng của các hành vi thƣơng mại, LTM năm 2005 ra đời đã tạo ra thời cơ mới cho các DNVN. Sau hơn hai năm thực hiện LTM năm 2005, chúng ta có thể thấy đƣợc một số điểm đạt đƣợc trong thực tiễn:

- Việc quy định rộng hơn các hoạt động thƣơng mại (nhƣ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, nhƣợng quyền thƣơng mại…) và quan trọng hơn trong hoạt động mua bán hàng hóa, tạo bƣớc tiến mới cho các DN. Có thể thấy, phạm vi mua bán của thƣơng nhân sẽ rộng hơn về đối tƣợng, từ đó sẽ tạo ra sự đa dạng và phong phú trong mua bán hàng hóa. Ví dụ nhƣ: Nếu trƣớc đây thƣơng nhân chỉ

đƣợc phép mua bán các loại hàng hóa nhƣ máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu… thì bây giờ ngoài những mặt hàng đó thƣơng nhân có thể mua bán tất cả các loại hàng hóa là động sản, bất động sản kể cả động sản hình thành trong tƣơng lai. Chính vì điều này mà hoạt động mua bán hàng hóa ở VN trong những năm gần đây diễn ra rất sôi nổi, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc.

- LTM năm 2005 phù hợp với nguyên tắc tự do hoạt động thƣơng mại. Việc khẳng định rõ và bảo đảm quyền tự do hoạt động của thƣơng nhân là động lực chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động thƣơng mại. Theo đó, các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thƣơng mại. Tự do ở đây đƣợc thể hiện trong nội dung của hợp đồng, tức là các bên mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận để tìm ra những điều khoản thuận lợi nhất cho các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận bất kỳ nội dung mình mong muốn nhƣng không trái pháp luật, đây là điều kiện rất thuận lợi cho thƣơng nhân trong việc ký kết và thực hiện HĐMBHH. Bên cạnh đó, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia HĐMBHH một cách chi tiết và chặt chẽ sẽ tạo cảm giác yên tâm cho các DN khi tham gia hoạt động thƣơng mại. Việc quy định nhƣ vậy thể hiện sự rang buộc đối với các bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại giúp cho các thƣơng nhân có ý thức tôn trọng hợp đồng. Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa ở nƣớc ta từ khi thực thi LTM năm 2005 đã phát triển một cách đa dạng. Ví dụ: Số hợp đồng đƣợc giao kết giữa các DN ngày càng nhiều, trong khi đó số vụ tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại đƣợc giải quyết một cách nhanh gọn do nghĩa vụ của các bên đƣợc quy định chi tiết và cụ thể trong HĐMBHH.

Tuy nhiên, từ thực trạng của nền kinh tế thị trƣờng đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì không ít những trƣờng hợp vi phạm HĐMBHH, không đúng với quy định của pháp luật đã diễn ra, điều này đã và đang là vấn đề bức xúc của ngƣời dân, làm cho không ít ngƣời rơi vào tình trạng tiền mất mà hàng hóa mua lại không đúng nhƣ mong muốn. Do đó, cần sự quan tâm sâu rộng từ phía Nhà nƣớc để giải quyết thực trạng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam 07 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)