Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam 07 (Trang 78 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.5. Các nội dung khác của hợp đồng mua bán hàng hóa

2.5.5. Giải quyết tranh chấp

2.5.5.1. Khái niệm về tranh chấp trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong những năm gần đây, số lƣợng các vụ án liên quan đến HĐMBHH luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng các vụ án kinh tế đã đƣợc thụ lý và giải quyết. Hiểu rõ bản chất của HĐMBHH nhằm xác định đúng cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng là rất cần thiết.

Khái niệm tranh chấp thƣơng mại lần đầu tiên đã đƣợc ghi nhận tại Điều 238 LTM năm 1997: "Tranh chấp thƣơng mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thƣơng mại". Trong các loại hình tranh chấp thƣơng mại, tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH là rất phổ biến.

LTM năm 2005 đƣợc ban hành thay thế LTM năm 1997 không quy định về khái niệm tranh chấp thƣơng mại nói chung cũng nhƣ tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH nói riêng. Tuy nhiên theo tinh thần chung của pháp luật hiện hành, có thể hiểu tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện HĐMBHH là sự mâu thuẫn hay xung đột về quyền và lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng đã thỏa thuận.

Theo tính chất của chủ thể, tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện HĐMBHH bao gồm hai loại là các tranh chấp không có yếu tố nƣớc ngoài và các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài. Yếu tố nƣớc ngoài đƣợc thể hiện ở chỗ một bên hoặc các bên tham gia quan hệ HĐMBHH là cá nhân, pháp nhân nƣớc ngoài; hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ HĐMBHH có tranh chấp phát sinh ở nƣớc ngoài hoặc tài sản có tranh chấp liên quan đến nƣớc ngoài.

2.5.5.2.Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Một nguyên tắc giải quyết chung khi xảy ra tranh chấp thƣơng mại là ƣu tiên hàng đầu cho việc hòa giải giữa các bên, chỉ khi các bên không thƣơng lƣợng đƣợc với nhau do mâu thuẫn về lợi ích thì khi đó các bên mới lựa chọn con đƣờng giải quyết khác theo quy định của pháp luật hiện hành của VN. Nếu trong HĐMBHH không quy định hình thức bắt buộc phải áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn con đƣờng giải quyết sau:

- Thƣơng lƣợng; - Hòa giải;

- Giải quyết tại trọng tài; - Giải quyết tại tòa án

Thương lượng

Thƣơng lƣợng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của ngƣời thứ ba. Đặc điểm của thƣơng lƣợng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, tìm ra các biện pháp thích hợp, trên cơ sở đó đi đến thống nhất để giải quyết các bất đồng. Thƣơng lƣợng đòi hỏi các bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác, đồng thời phải có kiến thức cần thiết về chuyên môn và pháp luật. Kết quả của thƣơng lƣợng thƣờng là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bất đồng phát sinh mà các bên thƣờng không nhận thức đƣợc trƣớc đó.

Đây là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣờng đƣợc các bên sử dụng trƣớc tiên khi phát sinh tranh chấp. Thông qua phƣơng thức này, phần lớn các tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH đã đƣợc giải quyết vì những ƣu điểm là tiết kiệm đƣợc chi phí thời gian, tiền bạc, giữ đƣợc bí mật hoạt động kinh doanh và uy tín cho nhau, đáp ứng cơ hội của các hoạt động kinh doanh. Nhà nƣớc khuyến khích các bên có tranh chấp áp dụng phƣơng thức này. Vì thế, các bên có toàn quyền thỏa thuận mọi vấn đề về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức cụ thể giải quyết tranh chấp. Pháp luật không có quy định cụ thể cho phƣơng thức này.

Khác với thƣơng lƣợng, hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.

Hòa giải viên thông thƣờng là những cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến tranh chấp phát sinh. Có hai hình thức hòa giải chủ yếu là hòa giải trong thủ tục tố tụng và hòa giải ngoài thủ tục tố tụng. Hòa giải là phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại mới có trong pháp luật VN. Phƣơng thức này hiện nay chỉ thƣờng đƣợc áp dụng trong các quan hệ kinh doanh, cụ thể là quan hệ HĐMBHH, có yếu tố quốc tế.

Hình thức giải quyết này có nhiều ƣu điểm: thủ tục hòa giải đƣợc tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ ngƣời nào làm trung gian hòa giải cũng nhƣ địa điểm tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt thời gian nhƣ trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua nhƣ quá trình kiện tụng tại tòa án.

Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại mang tính chất kỹ thuật (xây dựng, tài chính … ). Vì rằng, các bên trong vụ việc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm một hòa giải viên có đủ hiểu biết để tham gia giải quyết tranh chấp. Nhƣng trong thực tiễn kiện tụng tại tòa thì các bên không có quyền lựa chọn cán bộ giải quyết trừ một số trƣờng hợp phải thay đổi hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Một điều quan trọng khác mà các nhà kinh doanh cũng rất quan tâm là khi giải quyết

bằng con đƣờng này các bên kiểm soát đƣợc các tài liệu chứng cứ có liên quan (những bí mật kinh doanh) trong khi giải quyết tại tòa án thì các yêu cầu này không đƣợc đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai.

Bên cạnh những ƣa điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phƣơng pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhƣợc điểm nhất định: Việc hòa giải có đƣợc tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đƣa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành nhƣ phán quyết của trọng tài hay của tòa án. Thủ tục này ít đƣợc sử dụng nếu các bên không có sự tin tƣởng với nhau.

Trọng tài

Giải quyết tại trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trƣờng và ngày càng đƣợc các nhà kinh doanh ƣa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung gian (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

Ƣu điểm của phƣơng thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không đƣợc công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ đƣợc bí quyết kinh doanh cũng nhƣ danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ƣu thế vƣợt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hòa giải. Sau khi trọng tài đƣa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trƣớc bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Nhƣợc điểm: Giải quyết bằng phƣơng thức trọng tài đòi hỏi chi phí tƣơng đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết

định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi nhƣ việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Tòa án

Trong các phƣơng thức giải quyết nêu trên thì phƣơng thức giải quyết bằng trọng tài và tòa án đã đƣợc pháp luật quy định thành các chế độ pháp lý hoàn chỉnh. Do đó, thủ tục giải quyết tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH tại trọng tài, tòa án phải đƣợc tiến hành theo đúng các thủ tục tố tụng của trọng tài, tòa án do pháp luật quy định. Giải quyết tranh chấp bằng con đƣờng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nƣớc, nhân danh quyền lực nhà nƣớc để đƣa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Khác với trọng tài, giải quyết tranh chấp theo thủ tục tƣ pháp tại tòa án gắn liền với quyền lực nhà nƣớc.

Việc đƣa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ƣu điểm nhƣng cũng có những nhƣợc điểm nhất định, ƣu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nƣớc nên phán quyết của tòa án có tính cƣỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cƣỡng chế, do đó khi đã đƣa ra tòa án thì quyền lợi của ngƣời thắng kiện sẽ đƣợc đảm bảo nếu nhƣ bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Tuy nhiên, việc lựa chọn phƣơng thức này cũng có những nhƣợc điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã đƣợc pháp luật quy định trƣớc đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc đƣợc xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhƣng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.

Chính vì những nhƣợc điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi đƣợc các thƣơng nhân lựa chọn và các thƣơng nhân thƣờng xem đây là phƣơng thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.

Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thƣơng mại là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 219 LTM 2005.

Nhƣ vậy, sự ra đời của hai văn bản pháp luật quan trọng này đã góp phần giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của cơ chế pháp luật trƣớc đây. Đó là:

- Vấn đề chồng chéo, trùng lắp và thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa đã đƣợc giải quyết bằng cách: BLDS 2005 đƣa ra các khái niệm, phạm trù mang tính quy định chung mà các văn bản pháp luật điều chỉnh các chủng loại hợp đồng khác nhau không cần quy định chỉ cần dẫn chiếu tới quy định chung đó là đƣợc.

- BLDS 2005 không quy định nội dung nào là nội dung chủ yếu, bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng mà chỉ quy định có tính chất định hƣớng [Điều 402]. Quy định mới tạo ra tính khả thi áp dụng cho cả hợp đồng và cho thấy các quy định về hợp đồng trong BLDS đã thể hiện vai trò là quy phạm pháp luật về đối tƣợng hợp đồng.

- BLDS 2005 có quy định mới ghi nhận vấn đề phát sinh từ thực tế, cụ thể về quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng dân sự [Điều 416], quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng song vụ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và về hụi, họ, biểu, phƣờng [Điều 479]. Do đó, BLDS 2005 đã điều chỉnh vấn đề nguy cơ không thực hiện hợp đồng, các quan hệ thực tế đang diễn ra trong đời sống dân sự mà nhiều vụ kiện tòa án chƣa có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. - LTM 2005 chỉ quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thƣơng mại trong đó chủ yếu là HĐMBHH và hợp đồng cung ứng dịch vụ theo hƣớng bỏ ra khỏi LTM 1997 những quy định trùng về hợp đồng liên quan đến chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam 07 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)