Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định về thẩm quyền của TAHSQT, nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam (Trang 135 - 143)

6. Kết cấu của Luận án

4.3. Những thuận lợi, thách thức đặc thù xuất phát từ những quy định và thực tiễn thực th

4.3.2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định về thẩm quyền của TAHSQT, nghiên cứu

thẩm quyền của TAHSQT, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

TAHSQT hoạt động trên nguyên tắc thẩm quyền bổ sung, hơn nữa Quy chế Rôm cũng không hề tạo ra bất kỳ nghĩa vụ nào cho các quốc gia thành viên phải nội luật hóa những nội dung liên quan đến thẩm quyền của TAHSQT được quy định trong Quy chế Rôm vào pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mức độ tương thích của những quy định trong pháp luật quốc gia với các cơ sở và nội dung thuộc thẩm quyền của TAHSQT sẽ là một lợi thế để các quốc gia thành viên của TAHSQT chủ động và tự mình thực hiện các hoạt động truy tố, xét xử các tội phạm quôc tế nghiêm trọng.

Việc xem xét những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của Việt Nam sẽ cho thấy mức độ tương thích của những quy định trong pháp luật quốc gia với Quy chế Rôm, từ đó sẽ xác định rõ những thuận lợi, thách thức liên quan đến lĩnh vực này.

Thứ nhất, các quy định về các tội phạm.

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 tại chương XXIV có quy định về nhóm các tội thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam gồm: Tội phá hoại hòa bình; Tội phạm chống nhân loại; Tội phạm

chiến tranh; Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê27.

Như vậy, các quy định trên của BLHS VN đã đề cập đến các tội diệt chủng, chống nhân loại, tội phạm chiến tranh và cả tội xâm lược. Tuy nhiên, trên thực tế những quy định này mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu tội danh chứ chưa đưa ra được những định nghĩa đầy đủ và chi tiết. Hơn nữa, những quy định trong BLHS VN có một sự khác biệt khá xa so với các định nghĩa nêu trong Quy chế Rôm [16].

Thứ hai, vấn đề quyền miễn trừ của một số cá nhân.

Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với một số cá nhân cụ thể, trong khi Quy chế Rôm lại không chấp nhận bất kỳ hình thức miễn trừ nào, kể cả miễn trừ ở cấp độ quốc gia hay quốc tế. Theo quy định tại điều 27, Quy chế Rôm, người đứng đầu hoặc các quan chức của một quốc gia là thành viên của Quy chế nếu thực hiện các tội phạm thuộc thẩm quyền của TAHSQT sẽ bị mất quyền miễn trừ và có thể bị truy tố bởi TAHSQT.

Quy định về việc không áp dụng quyền miễn trừ đối với các nguyên thủ quốc gia khi thực hiện các tội phạm quốc tế không phải lần đầu tiên xuất hiện

27

a) Tội phá hoại hòa bình,

Tại Điều 341, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một nước khác thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”

b) Tội phạm chống nhân loại

Tại Điều 342, Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tình thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm, tù chung thân hoặc từ hình”.

c) Tội phạm chiến tranh

Điều 343 Bộ Luật hình sự Việt Nam quy định: “Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp Luật quốc tế hoặc các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

d) Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê

Điều 344 Bộ Luật hình sự Việt Nam quy định:“1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. 2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

trong Quy chế Rôm. Quy định này chính thức ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, được quy định trong Hiệp ước Hòa bình Versailles, sau đó cũng được đề cập trong Hiến chương của Tòa Nuremberg, trong Công ước Diệt chủng, và trong các Quy chế của Tòa án Nam tư cũ và Ruanđa.

Đối với các quy định trong Quy chế Rôm liên quan đến việc không áp dụng quyền miễn trừ, các quốc gia có những cách tiếp cận khác nhau nhằm thực thi nghĩa vụ của quốc gia thành viên.

Cách tiếp cận thứ nhất, các quốc gia tiến hành sửa đổi Hiến pháp và quy định pháp luật trong nước như trường hợp của Bỉ, Brazil, Pháp, Ireland.

Theo Điều 88, Hiến pháp của Bỉ, quyền miễn trừ của Vua và tuyệt đối, các thành viên của Nghị viện cũng được hưởng các quyền miễn trừ trước các trách nhiệm hình sự và dân sự trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Hội đồng quốc gia Bỉ đã đưa ra kết luận về những quy định trong Hiến pháp trái với điều 27 của Quy chế Rôm, Bỉ đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với Quy chế Rôm. Cũng tương tự như Bỉ, Pháp cũng đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với các quy định của Quy chế Rôm, việc lựa chọn cách thức sửa đổi Hiến pháp của các quốc gia này sẽ làm mất thời gian và gặp nhiều trở ngại về thủ tục, tài chính.

Cách tiếp cận thứ hai, các quốc gia áp dụng cơ chế hai cấp, cấp quốc gia và cấp quốc tế và không tiến hành việc sửa đổi Hiến Pháp.

Các quốc gia điển hình áp dụng cách thức này là Moldovan, Ukraine và Albania. Theo các quốc gia trên, những quy định về quyền miễn trừ là vấn đề của pháp luật trong nước và sẽ không ảnh hưởng, cản trở TAHSQT thực hiện thẩm quyền. Theo cách thức này, các quốc gia không phải tiến hành các hoạt động sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước, tuy nhiên, dường như các quốc gia này đã trao cho TAHSQT thẩm quyền ưu tiên trong những vấn đề liên quan đến quyền miễn trừ.

Cách thứ ba, một số quốc để ngỏ vấn đề không giải quyết, vì cho rằng khả năng xảy ra sự xung đột liên quan đến quyền miễn trừ giữa Quy chế và pháp luật trong nước trên thực tế là không có, như trường hợp của Hà Lan, Phần Lan, Na Uy đối với hoàng tộc của họ28. Về bản chất, hệ quả của cách thức thứ ba cũng sẽ giống như cách thức thứ hai, dẫn đến việc TAHSQT có thể chủ động thực hiện thẩm quyền của mình trong những tình huống có liên quan.

Theo pháp luật Việt Nam, Điều 52 Hiến Pháp 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Do vậy quy định của pháp luật Việt nam về cơ bản tương thích với Quy chế Rôm liên quan đến vấn đề miễn trừ. Tuy nhiên, Điều 50 Luật Tổ chức quốc hội và Điều 40 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định:“Không có sự đồng ý của Quốc hội, và trong thời gian Quốc hội họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố Đại biểu Quốc hội”, hoặc

“không được bắt giữ đại biểu Hội đồng Nhân dân trong thời gian Hội đồng nhân dân họp nếu không có sự đồng ý của Đoàn chủ tịch kỳ họp”. Những quy định này không có nghĩa là Đại biểu quốc hội được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoàn toàn, trong trường hợp nếu họ phạm một hoặc nhiều tội theo BLHSVN thì việc truy tố chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội.

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cũng có quy định về việc không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân trong “thời gian Hội đồng nhân dân họp” [22] nếu không có sự đồng ý của Đoàn chủ tịch kỳ họp nhưng đây chỉ là miễn trừ việc hạn chế tự do, không có nghĩa là miễn trừ

28Trường hợp của Hà Lan, Điều 42 của Hiến pháp Hà Lan thừa nhận quyền miễn trừ tuyệt đối của Hoàng gia. Tuy nhiên, nếu Tòa án hình sự quốc tế yêu cầu Hà Lan chuyển giao một người của Hoàng gia thì họ sẽ không được hưởng quyền miễn trừ, cho dù Hiến pháp của Hà Lan quy định về quyền miễn trừ dành cho họ.

trách nhiệm hình sự cho người đó. Trong cả hai trường hợp trên, khi người được hưởng miễn trừ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị kết án thì đều mất quyền đại biểu và quyền miễn trừ [31; 183].

Thứ ba, vấn đề thời hiệu.

Điều 29 của Quy chế Rôm quy định rằng: “Không áp dụng thời hiệu đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án”. Quy định này cũng phù hợp với các Quy chế của các TAHSQT trước đây cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đối với các tội phạm nghiêm trọng nhất. Bộ luật hình sự Việt Nam cũng quy định về việc không áp dụng thời hiệu đối với các tội phạm nghiêm trọng. Hơn nữa, Việt Nam đã là thành viên của Công ước không áp dụng thời hiệu đối với tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại năm 1983, do vậy Việt Nam cũng phải có nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc thực thi các quy định của Công ước.

Thứ tư, vấn đề hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân.

Quy chế Rôm không áp dụng hình phạt tử hình, chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đến tối đa 30 năm, hoặc tù chung thân [28]. Tuy nhiên, tại nhiều nước, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng, đặc biệt đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng như các tội phạm quốc tế được định nghĩa trong Quy chế Rôm. Trong Bộ luật hình sự VN, tại các điều 341, 342, 343 quy định các mức hình phạt đối với các tội phạm này gồm: phạt tù từ mười đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình [23].

Bên cạnh đó, tại một số nước, không những hình phạt tử hình đã bị loại bỏ, mà ngay hình phạt tù chung thân cũng đã bị cấm29, thậm chí một số nước quy định hình phạt tù có thời hạn không được vượt quá một số năm nhất định,

29

hoặc phải ít hơn 30 năm30.

Trong trường hợp nếu hành vi phạm tội được xét xử bởi tòa án quốc gia, vấn đề vẫn có thể được giải quyết trên cơ sở quy định của Quy chế Rôm, với quy định tại Điều 80 của Quy chế: “Không quy định nào trong phần này ảnh hưởng đến việc các quốc gia áp dụng các hình phạt được quy định trong luật quốc gia…”.

Trong trường hợp TAHSQT yêu cầu quốc gia chuyển giao người bị tình nghi để Tòa án truy tố, xét xử, hoặc yêu cầu quốc gia thực thi bản án mà Tòa án đã tuyên đối với một cá nhân mà án đã tuyên là chung thân hoặc tù 30 năm trong khi pháp luật quốc gia không cho phép hình phạt tù chung thân hay tù có thời hạn đến 30 năm, vấn đề xung đột giữa luật quốc gia và quy định của Quy chế Rôm cần được giải quyết. Trên thực tế, các quốc gia đã không thực hiện những thay đổi của pháp luật trong nước theo xu hướng quy định của Quy chế Rôm.

Thứ năm, vấn đề chuyển giao và dẫn độ.

TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng, một trong những hình thức quan trọng nhất của việc hợp tác đó là các quốc gia thực hiện yêu cầu bắt giữ và giao nộp người phạm tội đến Tòa án. Điều 59, Quy chế Rôm đã xác định nghĩa vụ cho các quốc gia khi nhận được yêu cầu của Tòa án về bắt giữ hoặc giao nộp người phạm tội phải “áp dụng ngay lập tức các bước để tiến hành bắt giữ…hoặc chuyển giao cho Tòa án”.

Vấn đề chuyển giao người cho Tòa án để truy tố, xét xử được quy định tại điều 91 của Quy chế. Nghĩa vụ của quốc gia chuyển giao người bị tình nghi cho Tòa án theo yêu cầu của Tòa án có nhiều điểm mâu thuẫn với quy định truyền thống của hầu hết các quốc gia liên quan đến chế định dẫn độ tội

phạm. Điều 102 Quy chế phân biệt giữa chuyển giao (điều 102 a) với Dẫn độ (điều 102 b). Theo đó, “chuyển giao” có nghĩa là một quốc gia chuyển một người cho Tòa án theo quy định của Quy chế Rôm, còn “dẫn độ” là việc một quốc gia chuyển một người cho một quốc gia khác theo quy định trong một hiệp ước, công ước hay nội luật của quốc gia.

Thực tế, căn cứ vào các quy định của Quy chê Rôm, việc chuyển giao một người theo yêu cầu của Tòa án có nhiều sự khác biệt cơ bản với hoạt động dẫn độ, buộc các quốc gia phải xây dựng mới các quy định pháp luật tương ứng, khác với các quy định truyền thống về dẫn độ trong lĩnh vực hình sự. Trong thực tiễn, Hiến pháp một số quốc gia quy định trực tiếp rằng việc dẫn độ công dân ra nước ngoài là bị cấm31. Pháp luật tố tụng hình sự của đại đa số các quốc gia cũng quy định một trong những trường hợp từ chối dẫn độ là trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ là công dân của nước được yêu cầu dẫn độ.

Do vậy, các quốc gia có hai lựa chọn: Cách thứ nhất, thiết lập rõ ràng trong Luật thực thi Quy chế Rôm các quy định về “dẫn độ” một người đến quốc gia khác và quy định về “chuyển giao” một người đến TAHSQT. Một số quốc gia phân biệt rõ trong các đạo luật của họ giữa việc dẫn độ một người đến quốc gia khác và chuyển giao một người đến TAHSQT, việc phân biệt rõ ràng trong các đạo luật đó cho phép các quốc gia này chuyển giao các công dân đến TAHSQT cho dù pháp luật của họ quy định việc cấm dẫn độ các công dân đến các Tòa án bên ngoài quốc gia. Tòa án Hiến pháp của Moldova đã thông qua quyết định phân biệt giữa “dẫn độ” “chuyển giao” như đã được đề cập trong Quy chế Rôm, do vậy tránh được sự xung đột với các quy định trong Hiến pháp của Moldova. Cách giải quyết này cho phép các quốc

31Điều 47 của Hiến pháp Slovenia, điều 69 Hiến pháp Venezeula, điều 5 Hiến pháp Brazil, điều 32 Hiến pháp Costa Rica.

gia duy trì quy định cấm dẫn độ một người tới Tòa án nước ngoài trong khi đó không làm ảnh hưởng đến khả năng hợp tác đầy đủ của họ với TAHSQT. Ưu điểm của cách tiếp cận này là tránh việc sửa đổi Hiến pháp nhằm phù hợp với Quy chế Rôm, nó tạo ra những thủ tục đơn giản để chuyển giao một người bị tình nghi đến TAHSQT. Qua đó cũng thừa nhận đặc trưng về thẩm quyền của TAHSQT, không giống như thẩm quyền của Tòa án nước ngoài, thông qua đó tạo cơ chế hiệu quả cho việc hợp tác với TAHSQT. Cách thứ hai, các quốc gia sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi, có thể là nhỏ, chỉ bao gồm một ngoại lệ cho nguyên tắc để đảm bảo rằng Hiến pháp sẽ không được vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam (Trang 135 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)