Nguyên tắc căn cứ vào tính nghiêm trọng của vụ việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu của Luận án

3.1. Các nguyên tắc cơ bản để xác lập và thực thi thẩm quyền của TAHSQT

3.1.3. Nguyên tắc căn cứ vào tính nghiêm trọng của vụ việc

Ngay tại lời nói đầu và Điều 1, Quy chế Rôm đã nhấn mạnh: “Tòa án có thẩm quyền xét xử các cá nhân phạm các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất”, vì đây là “những hành động tàn ác chưa từng thấy, gây chấn động lương tri nhân loại” và “các tội phạm đó đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới…những tội phạm đó phải bị trừng trị và cần bảo đảm truy tố hiệu quả…”.

Trên tinh thần đó, Điều 5 của Quy chế đã xác định và giới hạn thẩm quyền của Tòa án đối với bốn loại tội phạm: Tội diệt chủng, tội phạm chống nhân loại, tội phạm chiến tranh, tội xâm lược. Tòa án không xét xử các tội phạm thông thường, mà chỉ xét xử bốn tội phạm nghiêm trọng nhất đã đề cập ở trên, những tội phạm này được xác định gây lo ngại sâu sắc nhất cho toàn thể cộng đồng quốc tế.

Hơn nữa, đối với ngay cả bốn loại tội phạm nêu trên, theo quy định của điều 17 (1, d) Quy chế Rôm, Tòa sẽ không thụ lý một vụ việc khi xác định vụ việc “không đủ mức độ nghiêm trọng” để Tòa giải quyết. Cả Quy chế Rôm và Quy tắc Thủ tục và chứng cứ đều không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về “mức độ nghiêm trọng” của vụ việc, hơn nữa cũng không xác định cách thức để Tòa án đánh giá về mức độ nghiêm trọng này.

Tuy nhiên, việc xác định và đánh giá về “mức độ nghiêm trọng” đã được TAHSQT giải thích thông qua các vụ việc trên thực tiễn. Trong vụ việc

trong những cơ sở để thụ lý vụ án. Bên cạnh đó, yếu tố “nghiêm trọng” cũng là cơ sở để Công tố viên quyết định không mở cuộc điều tra trong vụ việc ở Iraq vào tháng 2 năm 2006. Theo công tố viên, mặc dù có cơ sở hợp lý để xác định rằng tội phạm chiến tranh với những hành vi như giết người có chủ ý và đối xử vô nhân đạo đã xảy ra tại Iraq, tuy nhiên Tòa đã nhận định định số lượng nạn nhân của tội phạm ít hơn hai mươi, con số như vậy là quá thấp và chưa đạt ngưỡng “nghiêm trọng” cần thiết. Công tố viên cũng so sánh số lượng như vậy với các con số trong ba vụ việc khác đang được điều tra tại thời điểm đó tại Uganda, Công gô và Sudan, mỗi vụ việc liên quan đến “hàng ngàn vụ giết người có chủ ý cũng như xâm hại tình dục, bắt cóc với quy mô lớn, cùng với sự dịch chuyển của hơn 5 triệu người”8.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)