6. Kết cấu của Luận án
3.2. Phạm vi thẩm quyền của TAHSQT
3.2.4. Thẩm quyền đối với một số tội phạm xác định
Trong Báo cáo dự thảo Quy chế Rôm của Uỷ ban Luật quốc tế, đề cập đến hai nhóm tội phạm mà TAHSQT có thể thực hiện quyền xét xử của Tòa, bao gồm các tội phạm có tính chất nghiêm trọng nhất và tội phạm theo điều ước [49].
Nhóm thứ nhất, gồm các tội phạm như: tội diệt chủng, tội xâm lược, các vi phạm nghiêm trọng pháp luật và tập quán trong các cuộc xung đột vũ trang, và các tội phạm chống nhân loại, đây là những tội phạm vi phạm các quy định của tập quán pháp quốc tế.
Nhóm thứ hai, gồm một danh sách các tội phạm được thiết lập theo chế độ điều ước (treaty regime), bao gồm những vi phạm nghiêm trọng các Công ước Gieneva 1949, và Nghị định thư bổ sung năm 1977, các tội phân biệt chủng tộc, tra tấn, khủng bố và buôn bán ma túy.
Sau Hội nghị Tái xét đầu tiên của Quy chế Rôm về TAHSQT vào năm 2010, một nhóm nhỏ tại LHQ - “Nhóm công tác New York” có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Rôm, bắt đầu vòng tham vấn mới nhằm sửa đổi Quy chế Rôm trong tương lai. Các đề xuất đều muốn thêm vào: (i) các tội phạm của chủ nghĩa khủng bố (do Hà Lan đề xuất), (ii) việc sử dụng các vũ khí hạt nhân như là một tội phạm chiến tranh (Mexico đề xuất), (iii) tội buôn bán ma túy quốc tế (được đề xuất bởi Trinidad & Tobago và Belize) và (iv) các tội phạm chiến tranh bổ sung (Bỉ đề xuất) [82; 331]. Đa số các quốc gia đều thể hiện khuynh hướng ủng hộ việc giới hạn thẩm quyền của Tòa án đối với các tội phạm nghiêm trọng nhất (core crimes) vì những lý do chủ yếu sau:
quốc gia mà nó ảnh hưởng đến cả cộng đồng quốc tế, gây sốc cho lương tri của nhân loại.
Thứ hai, những tội phạm này thường được thực hiện bởi những người đứng đầu các quốc gia, các thủ lĩnh quân sự, nên khả năng đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý bởi các tòa án quốc gia là điều không dễ thực hiện.
Thứ ba, việc giới hạn thẩm quyền của Tòa án đối với bốn loại tội phạm này sẽ giảm thiểu nguy cơ can thiệp, ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, do vậy sẽ thúc đẩy sự ủng hộ rộng rãi nhất của các quốc gia với Tòa và sẽ có cơ hội làm tăng sự tín nhiệm và uy tín của Tòa [50].
Lời nói đầu của Quy chế Rôm đã ghi nhận: “nhận thấy rằng các tội phạm nghiêm trọng đó đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới” và quyết tâm “khẳng định rằng các tội phạm nghiêm trọng nhất gây nên sự lo ngại của toàn thể cộng đồng quốc tế phải bị trừng trị và cần bảo đảm truy tố hiệu quả những tội phạm này bằng việc thực thi các biện pháp ở cấp độ quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế”. Qua đó cũng xác định “trách nhiệm của mỗi quốc gia là thực hiện quyền tài phán hình sự của mình đối với những kẻ đã gây ra tội phạm quốc tế”.
Các tội phạm nghiêm trọng đã được đề cập trong tập quán pháp quốc tế cũng như một số điều ước quốc tế phổ cập như: Công ước của LHQ về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948, Các công ước Gieneva về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949 và các Quy chế của các TAHSQT trước đây như: Nuremberg, Tokyo, Ruanđa…Quy chế Rôm đã kế thừa và quy định chi tiết về các tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án, bao gồm: Tội diệt chủng, tội phạm chống nhân loại, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược. Các tội phạm đã được định nghĩa chi tiết từ Điều 6 đến Điều 8 của Quy chế Rôm, sau đó được giải thích trong Các yếu tố cấu thành tội phạm do Đại hội đồng các quốc gia thành viên thông qua vào tháng 09 năm 2002.
* Tội diệt chủng
Trong bản dự thảo Quy chế về TAHSQT năm 1994, Uỷ ban Luật quốc tế đã xác định tội diệt chủng sẽ là một trong các tội phạm nghiêm trọng thuộc quyền tài phán của TAHSQT. Tại các cuộc thảo luận của Uỷ ban Ad hoc năm 1995, các quốc gia đã thể hiện quyết tâm đưa loại tội phạm này vào Quy chế. Tuy nhiên, sau đó Uỷ ban Luật quốc tế đã không đưa ra định nghĩa về tội phạm này, mà viện dẫn đến Công ước Gieneva năm 1948 về Ngăn ngừa và trừng trị tội phạm diệt chủng (Công ước Diệt chủng). Theo ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế năm 1951, tội diệt chủng được xem như tội phạm quốc tế được ghi nhận bởi tập quán pháp quốc tế. Trong tài liệu bình luận về dự thảo Quy chế TAHSQT vào năm 1994, Ủy ban Luật quốc tế cho rằng
“không còn nghi ngờ khi xác định nạn diệt chủng trong Công ước về Ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng là một tội phạm của luật quốc tế chung” [49]. Theo Ủy ban Luật quốc tế thì tòa án hình sự trong tương lai cần phải có thẩm quyền “đương nhiên” để xét xử tội phạm diệt chủng vì “những sự nghi ngờ hoặc tranh chấp về tính hợp pháp đối với một số vụ việc cụ thể để xác định tội diệt chủng rất ít…” [49].
Quy chế Rôm quy định tại Điều 5, “diệt chủng” có nghĩa là một trong các hành vi sau đây được thực hiện nhằm tiêu diệt toàn bộ hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo: Giết các thành viên của nhóm; gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; cố ý áp đặt các điều kiện sống nhằm hủy diệt về mặt thể chất toàn bộ hoặc một bộ phận của nhóm; áp đặt các biện pháp nhằm triệt sản trong nhóm; cưỡng ép chuyển trẻ em của nhóm này sang nhóm khác.
Với định nghĩa về tội diệt chủng và xác định năm nhóm hành vi nêu trên, Điều 5 của Quy chế Rôm đã kế thừa các quy định tại Điều 2 Công ước Diệt chủng năm 1948. Trong thời gian Uỷ ban Luật quốc tế tiến hành soạn
thảo Quy chế Rôm, những quy định liên quan đến tội diệt chủng đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận nhanh chóng của đa số các quốc gia. Trong thực tiễn của mình, TAHSQT tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm đã thực hiện các hành vi diệt chủng ở Sudan, vụ việc do HĐBA LHQ chuyển đến Toà vào ngày 31/3/2005. Sau quá trình xem xét và điều tra, ngày 12/7/2010, Tòa Tiền xét xử I đã ra lệnh bắt giữ và buộc tội ông Omar Hassan Ahmad Al Bashir – đương kim Tổng thống của Sudan, vì thực hiện tội phạm diệt chủng. Tòa Tiền xét xử xác định có đầy đủ căn cứ để chứng mình rằng ông Al-Bashir phải chịu trách nhiệm về ba hành vi diệt chủng chống lại các nhóm dân tộc thiểu số Fur, Masalit và Zaghawa, cụ thể: Giết các thành viên của nhóm (điểm a); gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm (điểm b); cố ý áp đặt các điều kiện sống nhằm hủy diệt về mặt thể chất toàn bộ hoặc một bộ phận của nhóm (điểm c)13. Lệnh bắt giữ này đã được thông báo đến các quốc gia thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Sudan và tới tất cả các thành viên của HĐBA mà không phải thành viên của Quy chế Rôm. Tuy nhiên, cho đến nay Ông Al Bashir vẫn tự do và chưa thi hành lệnh bắt của Tòa án.
* Tội phạm chống nhân loại
Giống như trường hợp của tội diệt chủng, các quốc gia cũng dễ dàng thống nhất để đưa tội phạm chống nhân loại vào danh sách các tội phạm thuộc thẩm quyền của TAHSQT trong Quy chế Rôm. Tuy nhiên, khó khăn mà các quốc gia phải giải quyết là tìm kiếm sự đồng thuận giữa các quốc gia để đưa ra một định nghĩa cuối cùng về tội phạm chống nhân loại.
Thuật ngữ “tội phạm chống nhân loại” lần đầu tiên được đề cập trong lời nói đầu của Công ước The Hague năm 1907, sau đó đã được quy định trong một loạt các văn kiện khác như Quy chế Nuremberg và Tokyo, Đạo luật
13
số 10 của Hội đồng kiểm soát Đồng minh, Quy chế của Tòa Nam tư, Ruanđa, Công ước Chống buôn bán nô lệ, Công ước Chống tra tấn, cũng như trong các phán quyết của các tòa án và một số điều ước quốc tế phổ cập khác.
Trên cơ sở những quy định về tội phạm chống nhân loại được quy định trong các văn kiện đã đề cập ở trên, các quốc gia mong muốn TAHSQT sẽ đưa ra được một định nghĩa rõ ràng, chính xác về tội phạm này. Tội phạm chống nhân loại đã được quy định tại điều 7, Quy chế Rôm, với nội dung tương tự như trong Quy chế của các Tòa Ruanđa và Nam tư cũ: “Trong Quy chế này, “Tội phạm chống nhân loại” có nghĩa là một trong các hành vi sau được thực hiện như một phần của sự tấn công có hệ thống trên diện rộng nhằm vào bất kỳ một cộng đồng dân thường nào, với nhận biết về sự tấn công đó: Giết người; hủy diệt, các hành vi vô nhân đạo khác có tính chất tương tự gây nhiều đau đớn hoặc thương tổn nghiêm trọng cho thân thể hoặc sức khỏe về mặt tình thần hay thể chất”.
Tội phạm chống nhân loại được xác định trên cơ sở những yếu tố cụ thể như không mối liên hệ với các cuộc xung đột vũ trang, không có yếu tố phân biệt đối xử, diễn ra trên phạm vi rộng và có hệ thống, các cuộc tấn công trực tiếp chống lại dân thường và có chủ đích.
Thứ nhất, yếu tố không có mối liên hệ với các cuộc xung đột vũ trang Vấn đề quan trọng nhất trong các cuộc tranh luận về tội phạm chống nhân loại là liệu tội phạm này có đặt ra yêu cầu về mối liên hệ với một cuộc xung đột vũ trang hay không?, hoặc tội phạm này vẫn có thể được xác định khi không diễn ra trong các cuộc xung đột vũ trang?. Một số đoàn đại biểu của các quốc gia cho rằng tội phạm này chỉ có thể được xác định trong mối liên hệ với các cuộc xung đột vũ trang, một số đại biểu còn đi xa hơn khi cho rằng nó phải được thực hiện trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế. Lý do để các đoàn đại biểu trên đi đến quan điểm như vậy vì họ cho
rằng trong các Quy chế của các Tòa Nuremberg, Tokyo và Nam tư cũ cũng đã xác định như vậy.
Tuy nhiên, đa số các đoàn đại biểu ủng hộ quan điểm rằng, các quy định của tập quán pháp quốc tế hiện tại về tội phạm chống nhân loại không yêu cầu việc xác định tội phạm chống nhân loại phải đặt trong bối cảnh của các cuộc xung đột vũ trang. Trên cơ sở đó, họ lập luận rằng yêu cầu về mối quan hệ với các cuộc xung đột vũ trang được quy định trong quy chế của các tòa án trước đây là một sự giới hạn về thẩm quyền của các tòa án này.
Quan điểm của các quốc gia được ủng hộ bởi những văn kiện quan trọng, trong đó không ghi nhận mối quan hệ giữa tội phạm chống nhân loại và các cuộc xung đột vũ trang, như: Luật số 10 của Hội đồng Kiểm soát, Công ước Không áp dụng giới hạn của các tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại, và Công ước Diệt chủng, các khuyến nghị của Uỷ ban Luật quốc tế. Cuối cùng, các quốc gia đã đồng thuận không đưa vấn đề xung đột vũ trang khi xác định tội phạm chống nhân loại, vì tạo ra sự chồng lấn với nhiều hành vi cấu thành tội phạm chiến tranh, được đề cập trong điều 8 của Quy chế.
Thứ hai, không có yếu tố phân biệt đối xử
Một số đoàn đại biểu, đáng chú ý là Pháp đề xuất tội phạm chống nhân loại phải bao gồm cả yếu tố phân biệt đối xử trên các cơ sở như chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc, chính trị…như đã từng được quy định trong Quy chế của Tòa án Ruanđa. Tuy nhiên đa số các phái đoàn đã phản đối đề xuất của Pháp vì các quốc gia cho rằng việc quy định thêm yếu tố phân biệt đối xử sẽ cản trở, tăng gánh nặng không cần thiết cho việc truy tố loại tội phạm này.
Thứ ba, trên phạm vi rộng và có hệ thống
Vấn đề quan trọng tiếp theo tập trung mối quan tâm của các quốc gia là việc xác định tội phạm chống nhân loại phải là những hành vi tội phạm được thực hiện “phổ biến rộng rãi hoặc tấn công có hệ thống”. Trong phán quyết
của Tòa Nam tư cũ về vụ Blaskic, Tòa đã đưa ra kết luận rằng thuật ngữ
“rộng rãi” đề cập đến quy mô của cuộc tấn công và số lượng các nạn nhân. Thuật ngữ “hệ thống” liên quan đến quy mô tổ chức của hành vi có liên quan [66; 15]. Đa số các quốc gia đều nhấn mạnh đến yếu tố có hệ thống và trên phạm vi rộng, và yếu tố này đã được đề cập trong tập quán pháp quốc tế, cũng như trong Quy chế của Tòa Ruanđa, Nam tư cũ và trong các khuyến nghị của Uỷ ban Luật quốc tế.
Tội phạm chống nhân loại đã được viện dẫn trong vụ việc của Cộng hòa Ả rập Libya, do HĐBA chuyển đến Tòa vào ngày 26/2/2011. Văn phòng Công tố đã thực hiện các hoạt động điều tra sơ bộ và quyết định mở cuộc điều tra về vụ việc ở Libya vào ngày 03/3/2011. Ngày 16/5/2011, Công tố viên đã đề nghị Tòa Tiền xét xử I ban hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Libya là Muammar Mohammed Abu Minyar Gaddafi, con trai ông ta là Saif Al-Islam Gaddfi - người phát ngôn của chính phủ Libya và Abdullah Al-Senussi - giám đốc cơ quan tình báo quân sự. Những người này bị buộc tội vì đã tổ chức, lên kế hoạch hành động để thực hiện các tội phạm chống nhân loại. Tuy nhiên, cho đến nay, lệnh bắt giữ những đối tượng trên chưa được thực thi.
* Tội phạm chiến tranh
Trong quá trình soạn thảo Quy chế Rôm, có ba vấn đề quan trọng liên quan đến tội phạm chiến tranh được đặt ra và tập trung nhiều sự quan tâm của các quốc gia. Thứ nhất, là việc xác định những vi phạm diễn ra trong các cuộc xung đột vũ trang. Thứ hai, quy định về trách nhiệm hình sự cá nhân. Thứ ba, là xác định tính chất của các cuộc nội chiến, xung đột vũ trang diễn ra trong nội bộ của một quốc gia. Vấn đề thứ ba đã gây ra những bất đồng giữa các quốc gia, và các quốc gia chỉ đạt được sự thống nhất trong phiên họp Toàn thể tại Hội nghị Rôm.
“Tòa án có quyền tài phán đối với tội phạm chiến tranh, đặc biệt là khi thực hiện như một phần trong một kế hoạch hoặc chính sách hoặc như một phần của tội phạm này được thực hiện trên quy mô lớn...thuật ngữ “tội phạm chiến tranh” là: những vi phạm nghiêm trọng các Công ước Gie-ne-vơ ngày 12/8/1949, cụ thể là bất kỳ hành vi nào chống lại người hay tài sản được bảo hộ theo các quy định của Công ước Giơ-ne-vơ liên quan sau đây:Cố ý giết người;…Bắt giữ con tin;...những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật và tập quán có thể áp dụng trong cuộc xung đột vũ trang có tính quốc tế, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, như bất kỳ các hành động sau đây:Cố ý tấn công vào cộng đồng dân cư hoặc những dân thường không trực tiếp tham gia chiến sự”…
Như vậy, theo quy định tại Điều 8 của Quy chế Rôm, tội phạm chiến tranh là những hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật điều ước và luật tập quán quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Nhân đạo quốc tế về xung đột vũ trang, chủ yếu là các quy định của Luật The Hague và Luật