Quyền lợi của ngƣời thừa kế thế vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 64 - 66)

Thừa kế thế vị là trƣờng hợp con, cháu thay thế vị trí của bố, mẹ mình để hƣởng di sản của ông, bà hoặc các cụ nếu có đủ điều kiện pháp luật quy định. Vì vậy, ngƣời thừa kế thế vị chỉ đƣợc hƣởng phần di sản mà ngƣời bị thay thế đáng nhẽ đƣợc hƣởng nếu còn sống. Điều 652 BLDS 2015 quy định nhƣ vậy. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi vì thừa kế thế vị là “thế chân” hƣởng di sản không phải hƣởng thừa kế theo hàng.

Theo pháp luật La Mã, quy định thừa kế theo hàng và bậc, ngƣời thế thế vị sẽ trở thành ngƣời thừa thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ngƣời để lại di sản. Không giống với pháp luật La Mã, theo Điều 652 BLDS 2015 thì những ngƣời đƣợc hƣởng thừa kế thế vị không phải là ngƣời thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của ngƣời thừa để lại di sản. Vì vậy, số ngƣời thực tế đƣợc hƣởng thừa kế có thể nhiều hơn số ngƣời thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Đầu tiên phải xác định kỷ phần của từng ngƣời thuộc hàng thừa kế thứ nhất, ngƣời con chết trƣớc hoặc chết cùng thời điểm với ngƣời để lại di sản đƣợc tính để biết số ngƣời đƣợc hƣởng di sản theo hàng thừa kế thứ nhất. Khi đã xác định đƣợc kỷ phần của từng ngƣời thì kỷ phần của ngƣời con chết trƣớc hoặc chết cùng thời điểm với ngƣời để lại di sản đƣợc chia cho những ngƣời thừa kế thế vị. Tất cả

những ngƣời thừa kế thế vị chỉ đƣợc hƣởng phần di sản mà ngƣời bị thay thế đƣợc hƣởng nếu họ còn sống.

Trong trƣờng hợp không còn ngƣời thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mặc dù pháp luật chƣa có quy định cụ thể, nhƣng cách chia này vẫn đƣợc áp dụng vì nó thể hiện đúng bản chất của việc “thế vị”. Pháp luật của Scotland lại có quy định khác trong trƣờng hợp này.

Pháp luật Scotland ghi nhận quyền thừa kế thế vị đánh cho con (cháu) trực hệ của ngƣời để lại di sản khi cha, mẹ chết trƣớc ông bà và suất hƣởng thừa kế đƣợc tính theo chi tức trên phần cha, mẹ họ đƣợc hƣởng chia đều cho số con trong chi đó. Tuy nhiên nếu con (cháu) thế vị ở cùng một hàng thì suất hƣởng thừa kế thế vị của họ sẽ tính trên đầu ngƣời. Ví dụ: A có ba con là X, Y, Z. X có con là X1; Y có con là Y1 và Y2; Z có con là Z1, Z2 và Z3. Vào thời điểm mở thừa kế của A thì X, Y, Z đều chết trƣớc A, do đó di sản của A sẽ đƣợc thừa kế thế vị bởi X1, Y1, Y2, Z1, Z2, Z3, mỗi ngƣời đƣợc một phần bằng nhau là 1/6 [19].

Cách chia này có phần không hợp lý, dễ dàng nhận thấy quyền lợi của X1 bị ảnh hƣởng nếu chia theo cách chia này. Cách chia này không đảm bảo quyền lợi của những ngƣời thừa kế thế vị và hơn nữa là không đúng với bản chất của thừa kế thế vị là “thế chân”. Đáng lẽ, X1 thế vị X nên sẽ đƣợc hƣởng phần di sản mà X đƣợc hƣởng nếu còn sống; Y1, Y2 thế vị Y nên mối ngƣời sẽ đƣợc hƣởng 1/2 phần di sản mà Y đƣợc hƣởng nếu còn sống; Z1, Z2, Z3 thế vị Z nên mỗi ngƣời đƣợc hƣởng 1/3 phần di sản mà Z đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu còn sống.

Pháp luật Việt Nam quy định nhƣ vậy là hoàn toàn phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị. Quy định rõ ràng về quyền lợi của ngƣời thừa kế thế vị không chỉ đảm bảo quyền lợi của họ mà còn đảm bảo quyền lợi của những ngƣời thừa kế khác, tránh những tranh chấp không đáng có phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 64 - 66)