Sự cần thiết và cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật về thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 75 - 79)

3.1. Sự cần thiết và cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị thế vị

Pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng luôn gắn liền với sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội và đạo đức, văn hóa qua từng thời kỳ. Trong những năm vừa qua, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật dân sự bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch và thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển lành mạnh. Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật nƣớc ta ngày càng hoàn thiện, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành phù hợp với tình hình xã hội. Trong đó phải kể đến BLDS 2015.

Thừa kế là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự, BLDS 2015 ra đời, các quy định về thừa kế nói chung và thừa thế thế vị nói riêng đã có những bƣớc phát triển đồng bộ. Pháp luật thừa kế hiện hành đã quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cải cách tƣ pháp trong thời kỳ mới. Tiếp tục kế thừa và phát huy những quy định có nội dung tiến bộ và xóa bỏ những tƣ tƣởng lạc hậu của Pháp luật dân sự Việt Nam các thời kỳ trƣớc, Pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành góp phần giáo dục, nâng cao ý thức tuân theo pháp luật của công dân và trách nhiệm giữa những ngƣời trong gia đình với nhau. Pháp luật thừa kế hiện hành quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục, phƣơng thức chia di sản, thanh toán di sản, không chỉ bảo đảm quyền thừa kế của công dân mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội.

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, có thể thấy rằng cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam hiện nay,

đặc biệt trong xu hƣớng phát triển không ngừng của xã hội hiện nay thì yêu cầu này càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Có thể khái quát việc hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị xuất phát từ những yêu cầu sau:

Một là, xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân

dân, vì Nhân dân”. Pháp luật là một nội dung quan trọng của Nhà nƣớc pháp

quyền, pháp luật là công cụ chủ yếu và hiệu quả để quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Hiến pháp năm 2013 xác định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,

thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp

luật, theo pháp luật là nguyên tắc có tính hiến định, xác lập cơ sở chủ yếu điều chỉnh các quan hệ cơ bản giữa công dân với công dân, giữa công dân với Nhà nƣớc, giữa Nhà nƣớc với các tổ chức xã hội. Sử đổi mới pháp luật tăng cƣờng pháp chế đƣợc tiến hành trên ba lĩnh vực: Xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật.

Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật nƣớc ta, pháp luật về thừa kế nói chung, pháp luật về thừa kế thế vị nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế, chƣa theo kịp sự phát triển của các quan hệ xã hội về thừa kế, chƣa dự liệu đƣợc các trƣờng hợp tranh chấp có thể phát sinh. Đây là một cản trở lớn cho công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với cuộc sống là một trong những yêu cầu cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền. Pháp luật về thừa kế thế vị với vai trò là một bộ phận của ngành luật dân sự cần phải đƣợc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện góp phần xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền.

Hai là, xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng. Pháp luật của một quốc gia phản ánh một cách khách quan đời sống kinh tế, xã hội của quốc gia đó. Xã hội luôn tồn tại và biến đổi không ngừng, vì vậy pháp luật không chỉ phải hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội mà còn phải dự liệu đƣợc các tình huống, phƣơng hƣớng phát triển của xã hội đề điều chỉnh quan hệ xã hội. Quá trình phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự cần phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đát nƣớc. Pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng thƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống thực tế của công ngƣời, nó không chỉ bị tác động bới sự phát triển của xã hội mà còn bị tác động bới truyền thống, văn hóa, đạo đức từ đời xƣa.

Trong thời đại hội nhập kinh tế, văn hóa nhƣ hiện nay, ngoài việc phát triển các quy định pháp luật về thừa kế và thừa kế thế vị thì cũng cần thiết phải phát huy, giữ gìn những tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tranh chấp về thừa kế là tranh chấp giữa những ngƣời trong gia đình với nhau, ảnh hƣởng đến tình cảm giữa những ngƣời thân thích, vì vậy, pháp luật thừa kế phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống và hƣớng đến bảo vệ những quyền lợi chính đáng của những ngƣời trong dòng tộc.

Ba là, trước thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế thế vị

Các quy định về thừa kế thế vị của BLDS 2015 đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định pháp luật thừa kế thế vị thời ký trƣớc. Tuy nhiên những quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa dự liệu hết các trƣờng hợp có thể xảy ra, đặc biệt trong thời kỳ xã hội phát triển không ngừng nhƣ hiện nay. Những hạn chế phải kể đến nhƣ:

- Chƣa dự liệu trƣờng hợp ngƣời bị thay thế là ngƣời thừa kế thuộc trƣờng hợp không đƣợc quyền hƣởng di sản, bị truất quyền hƣởng di sản

hay từ chối hƣởng di sản. Theo quy định nhƣ Điều 652 BLDS 2015 thì cháu, chắt đƣợc hƣởng phần di sản mà cha mẹ cháu đƣợc hƣởng nếu còn sống nghĩa là cháu chắt chỉ đƣợc quyền hƣởng di sản trong trƣờng hợp cha mẹ cháu đƣợc quyền hƣởng di sản. Quy định này dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, khi phân chia di sản thừa kế thế vị thƣờng mắc sai lầm. Cách hiểu nhƣ vậy hoàn toàn không phù hợp với bản chất thừa kế thế vị, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời thừa kế thế vị. Bởi vì, cháu, chắt không hề biết hành vi của cha, mẹ mình và cũng không hề mong muốn hành vi đó xảy ra nên cháu, chắt không có trách nhiệm với với hành vi của cha, mẹ mình. Thừa kế thế vị là trƣờng hợp pháp luật quy định điều kiện để cháu, chắt của ngƣời để lại di sản thay thế vị trí của cha, mẹ mình để hƣởng di sản của ông, bà, vì vậy, cần quy định cụ thể, tránh ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của ngƣời thừa kế thế vị.

- Trƣờng hợp thừa kế thế vị có yếu tố nuôi dƣỡng. Pháp luật hiện hành quy định rất chung chung, dẫn đến việc có nhiều ý kiến về vấn đề thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng. Điều 653 BLDS 2015 quy định:“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Tuy nhiên, Điều 652 BLDS chỉ quy định “con” chứ không hề nhắc đến con nuôi hay con đẻ. Vậy phải hiểu quy định này nhƣ thế nào? Pháp luật chƣa có quy định cụ thể. Đối với mối quan hệ giữa cha dƣợng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng cũng vậy. Điều 654 Bô luật dân sự 2015 quy định “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy

định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Cơ sở phát sinh thừa kế thế

vị giữa các đối tƣợng này là mối quan hệ nuôi dƣỡng. Tuy nhiên, pháp luật lại chƣa quy định nhƣ thế nào thì đƣợc coi là “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con”.

- Phạm vi thừa kế thế vị. Điều 652 BLDS 2015 chỉ quy định phạm vi thừa kế thế vị đến cháu, chắt của ngƣời để lại di sản. Pháp luật cần phải dự liệu đƣợc hết các tình huống có thể xảy ra, mặc dù trƣờng hợp chút, chít hay các đời sau của ngƣời để lại di sản hƣởng thừa kế vị là rất hiếm gặp nhƣng không có nghĩa là không có. Pháp luật hiện hành chỉ giới hạn đến trƣờng hợp “cháu”, “chắt” đƣợc hƣởng thừa kế thế vị vô hình chung làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của những ngƣời thừa kế đời sau, mặc dù họ có đủ điều kiện cũng không đƣợc hƣởng thừa kế thế vị.

- Pháp luật chƣa quy định phần di sản trong trƣờng hợp ngƣời thừa kế thế vị từ chối nhận di sản, bị truất quyền hƣởng di sản hay không đƣợc quyền hƣởng di sản sẽ đƣợc chia thế nào. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc phân chia di sản trong trƣờng hợp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 75 - 79)