Nhóm giải pháp về lập pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 82 - 86)

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị

3.3.1. Nhóm giải pháp về lập pháp

* Thứ nhất, về Điều 652 BLDS 2015

- Điều 652 BLDS 2015 hiện nay chƣa dự liệu trƣờng hợp ngƣời bị thay thế tức con của ngƣời để lại di sản thuộc trƣờng hợp không đƣợc quyền nhận di sản hay bị truất quyền hƣởng di sản hay đã từ chối nhận di sản khi còn sống. Pháp luật không dự liệu trƣờng hợp này không chỉ dẫn đến việc tòa án không có căn cứ để giải quyết mà còn ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của những ngƣời thừa kế. Việc quy định cụ thể trong trƣờng hợp con của ngƣời để lại di sản thuộc trƣờng hợp không đƣợc quyền nhận di sản hoặc bị truất quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản là việc cần thiết. Vậy phải quy định nhƣ thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích của ngƣời thừa kế. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng II, việc ngƣời cha, mẹ thực hiện hành vi dẫn đến việc bị tƣớc quyền hƣởng di sản hay bị truất quyền hƣởng di sản không ảnh hƣởng đến quyền hƣởng di sản của con, cháu họ hay nói cách khác, con, cháu họ không phải chịu trách nhiệm về hành vi của cha, mẹ mình. Việc từ chối nhận di sản chỉ thể hiện ý chí của cá nhân ngƣời từ chối nhận di sản nên không ảnh hƣởng đến quyền hƣởng di sản của ngƣời thừa kế thế vị.

- Cần thiết phải quy định mở rộng phạm vi thừa kế thế vị đến vô tận thế hệ đời sau chứ không chỉ giới hạn thừa kế thế vị chỉ đối với cháu, chắt của ngƣời để lại di sản. Mặc dù trƣờng hợp thừa kế thế vị các đời sau là rất ít nhƣng không có nghĩa là không có, nếu xảy ra trƣờng hợp chút chít đủ điều kiện nhƣng pháp luật lại không cho phép họ hƣởng thừa kế thế vị ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của của và bản chất của thừa kế là để lại cho đời sau.

Pháp luật cần phải dự liệu các quan hệ có thể xảy ra trong xã hội nên cần thiết quy định trƣờng hợp các đời sau đƣợc thừa kế thế vị để đảm bảo quyền lợi của ngƣời thừa kế và áp dụng pháp luật một các thống nhất.

- Trong trƣờng hợp ngƣời thừa kế thế vị thuộc trƣờng hợp không đƣợc quyền hƣởng di sản, bị truất quyền hƣởng di sản hay từ chối nhận di sản thì phần di sản này sẽ đƣợc chia nhƣ thế nào. Điều 652 BLDS 2015 cũng chƣa quy định cụ thể về vấn đề này.

Vì vậy, để hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị, đảm bảo áp dụng pháp luật thống nhất và bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời thừa kế, tác giả đề xuất sửa Điều 652 BLDS 2015 nhƣ sau:

1. Trƣờng hợp con của ngƣời để lại di sản chết trƣớc hoặc cùng một thời điểm với ngƣời để lại di sản thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hƣởng di sản của ông, bà; nếu cháu cũng chết trƣớc hoặc cùng một thời điểm với ngƣời để lại di sản thì chắt thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hƣởng di sản của các cụ. Thừa kế thế vị đƣợc áp dụng tƣơng tự, liên tiếp cho đến các thế hệ sau.

2. Nếu con của ngƣời để lại di sản thuộc trƣờng hợp không đƣợc quyền hƣởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật này hoặc bị truất quyền hƣởng di sản hoặc đã từ chối nhận di sản thì cháu, chắt vẫn đƣợc thừa kế thế vị.

3. Trƣờng hợp cháu, chắt thuộc trƣờng hợp không đƣợc quyền hƣởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật này hoặc bị truất quyền hƣởng di sản hoặc đã từ chối nhận di sản thì phần di sản này chia cho những ngƣời thừa kế thế vị khác. Trƣờng hợp không có ngƣời thừa kế thế vị khác thì chia cho những ngƣời thừa kế theo pháp luật [29, Điều 652].

* Thứ hai, về Điều 653 BLDS 2015

cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ:“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều

651 và Điều 652 của Bộ luật này”.Pháp luật Việt Nam công nhận quyền thừa

kế giữa những ngƣời có quan hệ nuôi dƣỡng với nhau, không có sự phân biệt giữa con nuôi và con đẻ, thể hiện tính nhân văn trong truyền thống văn hóa, đạo đức của nƣớc ta. Tuy nhiên, Điều 653 BLDS 2015 lại không quy định cụ thể trong trƣờng hợp thừa kế thế vị thì con đẻ hay con nuôi của ngƣời con nuôi đƣợc thừa kế thế vị.

Xác định rõ chủ thể thừa kế thế vị trong trƣờng hợp này nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời thừa kế thế vị và tránh những xung đột giữa những ngƣời thừa kế với nhau. Việc không quy định rõ ràng này không chỉ dẫn đến việc Tòa án khó khăn khi giải quyết vị án mà còn khiến cho hệ thống pháp luật dân sự không có sự toàn diện, phần nào chƣa dự liệu hết các trƣờng hợp có thể xảy ra. Vì vậy, sửa đổi điều luật này là vấn đề cần thiết, cần phải quy định cụ thể trƣờng hợp thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi để áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Nhƣ đã phân tích tại Chƣơng II, trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định của Nghị quyết số 02/1990/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, tác giả xin đề xuất sửa Điều 653 BLDS 2015 theo hƣớng sau:

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi đƣợc thừa kế di sản của nhau và còn đƣợc thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. Trong trƣờng hợp con nuôi chết trƣớc cha nuôi, mẹ nuôi, thì chỉ con đẻ của ngƣời nuôi đƣợc thừa kế thế vị.

* Thứ ba, về Điều 654 BLDS 2015

Điều 654 BLDS 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dƣợng, mẹ kế:“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn

được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Theo quy định này thì mặc dù giữa những ngƣời này không có quan hệ huyết thống, nhƣng khi giữa con riêng, cha dƣợng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dƣỡng nhau nhƣ cha con, mẹ con thì họ thuộc diện và hàng thừa kế của nhau. Nếu con riêng của vợ hoặc chồng mà chết trƣớc hoặc cùng thời điểm với cha dƣợng hoặc mẹ kế thì con của họ đƣợc thừa kế thế vị. Điều luật này xuất phát từ thực tiễn và đạo lý, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, khuyến khích những ngƣời trong gia đình có trách nhiệm với nhau.

Tuy nhiên, thực tế rất khó xác định trƣờng hợp nào là nuôi dƣỡng nhƣ cha con, mẹ con. Pháp luật hiện hành chƣa quy định căn cứ nào để xác định quan hệ chăm sóc nuôi dƣỡng nhƣ cha con, mẹ con. Khi có tranh chấp xảy ra, Tòa án xác định quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng bằng cách xác minh giữa những thành viên trong gia đình, hàng xóm, nhƣng việc đánh giá thế nào thì lại phụ thuộc rất nhiều vào cảm quan của Thẩm phán giải quyết tranh chấp. Cần thiết phải hoàn thiện quy định này để áp dụng pháp luật một cách thống nhất và để loại trừ những khó khăn khi Tòa án giải quyết tranh chấp. Tác giả xin đề xuất hƣớng hoàn thiện nhƣ sau: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế không phụ thuộc vào nơi cư trú nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

* Thứ tư, về trường hợp con sinh ra theo phương pháp khoa học

Trong trƣờng hợp ngƣời chồng đã chết, nhƣng ngƣời vợ vẫn thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, con sinh ra bằng tinh trùng của ngƣời chồng đã chết đã đƣợc lƣu giữ trƣớc đó, thì ngƣời con này có đƣợc quyền thừa kế thế vị khi ngƣời chồng chết trƣớc hoặc chết cùng thời điểm với ngƣời để lại di sản hay không? Pháp luật Việt Nam hiện hành chƣa có quy định về vấn đề này. Hiên nay cũng có hai quan điểm về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng đứa

trẻ sinh ra bằng tinh trùng đã đƣợc lƣu giữ của ngƣời chồng đã chết sẽ không có quyền thừa kế và quyền thừa kế thế vị, bởi vì không thỏa mãn điều kiện của ngƣời thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Quan điểm thứ hai lại cho rằng nên thừa nhận quyền thừa kế và quyền thừa kế thế vị của đứa trẻ trong trƣờng hợp này, bởi vì nó có mối quan hệ huyết thống với ngƣời để lại di sản nên cần đƣợc bảo vệ quyền lợi. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, tuy nhiên quyền thừa kế của đứa trẻ này sẽ chỉ đƣợc công nhận khi đứa trẻ đƣợc sinh ra trong thời hạn không quá ba năm kể từ khi ngƣời chồng mất và không có tranh chấp từ phía những ngƣời đồng thừa kế khác. Cần thiết phải giới hạn điều kiện phát sinh quyền thừa kế của đứa trẻ này vì đứa trẻ này đƣợc sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt và để tránh trƣờng hợp ngƣời vợ lợi dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để đƣợc hƣởng di sản thừa kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 82 - 86)