Định hƣớng giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 79 - 81)

Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích của những ngƣời thừa kế, những ngƣời liên quan mà còn tạo cơ sở để giải quyết tranh chấp, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tác giả xin đƣa ra một số định hƣớng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị nhƣ sau:

Thứ nhất, Về mặt nội dung. Pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế

thế vị nói riêng đƣợc coi là hoàn thiện phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn vè mặt nội dung cơ bản sau đây:

- Có nội dung phù hợp với quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nƣớc.

- Phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tồn tại một cách khách quan, tính phù hợp của pháp luật về thừa kế, thể hiện sự tƣơng quan giữa trình độ của pháp luật thừa kế với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển cũng nhƣ hệ thống pháp luật nói chung.

- Phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân...

- Phù hợp với truyền thống, đạo đức, văn hóa, quan niệm về gia đình của dân tộc ta.

Thứ hai, Hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị phải đảm bảo tính toàn

diện của pháp luật về thừa kế và pháp luật dân sự. Tính toàn diện là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về kiểm toán nhà nƣớc. Cũng nhƣ đối với hệ thống pháp luật, tính toàn diện là tiêu chuẩn để “định lƣợng” pháp luật về thừa kế thế vị, có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục nghiên cứu để “định tính” chúng. Tính toàn diện đòi hỏi pháp luật về thừa kế thế vị phải có đầy đủ các chế định quy định cụ thể về ngƣời thừa kế thế vị, ngƣời bị thay thế, điều kiện hƣởng thừa kế thế vị, những trƣờng hợp ngƣời thừa kế thế vị không đƣợc hƣởng di sản… và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tƣơng ứng, đồng thời trong từng chế định pháp luật đó phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.

Thứ ba, Hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị phải đảm bảo tính thống

nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Tính đồng bộ, thống nhất là yêu cầu khách quan, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và chất lƣợng của một hệ thống pháp luật. Khi hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị cần phải xem xét mối tƣơng quan giữa các quy phạm pháp luật khác, đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật và trong chính bản thân nó. Pháp luật về thừa kế và thừa kế thế vị không chỉ đƣợc điều chỉnh bằng BLDS mà còn bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành nhƣ LHNGĐ, Luật nuôi con nuôi... Pháp luật về thừa kế thế vị cần phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng thống nhất nội dung giữa BLDS và các văn bản pháp luật chuyên ngành để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân cũng nhƣ để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị phải đảm bảo đƣợc sự phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, gìn giữ những truyền thống, văn hòa tốt đẹp của dân tộc. Hệ thống pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội, sự phù hợp của hệ thống pháp luật và sự phát triển của kinh tế xã hội đƣợc thể hiện trên mối tƣơng quan giữa pháp luật và kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán truyền thống và quy phạm xã hội. Dƣới sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ảnh hƣởng của nền kinh tế, đời sống xã hội thay đổi, phát triển mỗi ngày tạo ra không ít khó khăn, thách thức mới. Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị cần phải chú ý đền tính phù hợp giữa chính sách pháp luật và sự vận động của xã hội. Sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật sẽ có hiệu quả nếu pháp luật gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện khách quan của xã hội. Nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội và không thể thúc đẩy các quan hệ kinh tế xã hội phát triển. Hoàn thiện pháp luật thừa thế thế vị phải phù hợp với tình hình thực tiền thì pháp luật mới có tính khả thi.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị phải đảm bảo về trình

độ, kỹ thuật lập pháp. Pháp luật về thừa kế thế vị cần phải đƣợc xây dựng một khoa học, đƣợc ban hành đúng nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục. Nội dung trong văn bản pháp luật và những nối dung trong những văn bản pháp luật khác điều chỉnh các vấn đề liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ. Vì vậy, đòi hỏi nhà làm luật phải có chuyên môn cao, tinh thông về mặt ngôn ngữ, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế thế vị theo pháp luật001 (Trang 79 - 81)