Những thuận lợi và trở ngại trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 37)

hình thức đó trên thực tế có phù hợp với đối tượng không, qua đó sẽ giúp truyền tải có hiệu quả các nội dung pháp luật cần phổ biến và bảo đảm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, việc kết hợp chặt chẽ, linh hoạt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật này phải là một định hướng, một bộ phận cấu thành trong hoạt động của từng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhờ đó sẽ huy động được các nguồn nhân lực, tài lực to lớn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công chức cấp xã.

1.2. ĐẶC ĐIỂM PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ CHỨC CẤP XÃ

1.2.1. Những thuận lợi và trở ngại trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã luật cho công chức cấp xã

Một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi người, giáo dục mọi thành viên và các

cộng đồng trong xã hội. Thói quen và nếp sống tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một nội dung không thể thiếu được của nhà nước pháp quyền. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng, nó bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Nếu pháp luật là phương tiện hàng đầu để nhà nước quản lý xã hội và là phương tiện để công dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò giúp đỡ cho các công chức cấp xã cũng như mọi công dân biết cách sử dụng đúng đắn phương tiện pháp luật trong công việc và đời sống hàng ngày. Với vị trí là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống, một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có tác động quan trọng và trực tiếp đối với việc trang bị tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi quản lý đúng đắn, chính xác của đội ngũ công chức này. Cùng với giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã tạo ra những điều kiện và nhân tố thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước thông qua việc củng cố các phẩm chất tích cực trong ý thức và hành vi quản lý, tạo ra ở họ khả năng phản ứng và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của việc hoàn thiện nhà nước hiện nay là cải cách bộ máy nhà nước và kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Việc cải cách bộ máy nhà nước và kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã không thể tách rời khỏi quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng này.

Đồng thời, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là khâu đầu tiên của quy trình tổ chức thực hiện pháp luật. Trong bài phát biểu tại kỳ

họp thứ nhất Quốc hội khoá VIII, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nhấn mạnh: "Việc soạn thảo và thông qua luật pháp cũng như các quyết định lớn dù quan trọng nhưng cũng chỉ là phần đầu của công việc, khó khăn lớn nhất là đưa chúng vào cuộc sống, biến chúng thành hoạt động thực tiễn hàng ngày của quảng đại quần chúng" [33, tr. 1237]. Như vậy, tổ chức thực hiện pháp luật là một công tác quan trọng, là quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống. Phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối, là một phương tiện quan trọng để đưa pháp luật vào cuộc sống. Vai trò quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội gắn liền với quá trình không ngừng nâng cao ý thức và tính tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện và bảo vệ pháp luật. Thực hiện pháp luật dù bằng bất kỳ hình thức nào thì trước hết cũng cần phải có sự hiểu biết pháp luật, có nhận thức nhất định về pháp luật, từ đó mới tự giác tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, cũng như áp dụng đúng đắn pháp luật trong quản lý xã hội. Do vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu quan trọng để bảo đảm thực hiện tốt pháp luật trên thực tế.

Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật ở đội ngũ công chức cấp xã hiện nay vẫn diễn ra tương đối nghiêm trọng, trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội chưa được coi trọng, ý thức tự giác tôn trọng pháp luật chưa cao. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được nhận thức đầy đủ và đầu tư đúng mức, chưa được đặt đúng vị trí của nó. Đồng thời, xuất phát từ những điểm đặc thù của đối tượng công chức cấp xã như trình độ không cao; đội ngũ công chức này hay có sự biến động không ổn định; các quy định của pháp luật về công chức cấp xã chưa rõ ràng; đặc điểm địa bàn cấp xã xa Trung ương nên khó kiểm soát, phần lớn ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và có tính khép kín tương đối cao.

Bên cạnh đó, đội ngũ công chức cấp xã chủ yếu là người địa phương chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật (có nơi coi trọng tập tục địa

phương hơn pháp luật, biểu hiện trong việc mê tín dị đoan, tảo hôn,...); hầu hết trải qua thời kỳ quá độ, thậm chí do lịch sử để lại có nhiều người trải qua chiến tranh liên miên tác động đến; nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống khó khăn tác động đến tư tưởng, tâm lý, lối sống và nay lại tham gia quá trình đô thị hóa (từ nông thôn lên thành thị, từ xã lên phường,...) nên cần có sự chuẩn bị kỹ các điều kiện về quản lý nhà nước, hiểu rõ các quy định của pháp luật,; thêm vào đó là hệ thống pháp luật nước ta còn chưa hoàn chỉnh, trong khi đó việc đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho công chức cấp xã còn hạn chế... Vì vậy, muốn đảm bảo cho pháp luật được thực thi, phát huy vai trò, hiệu lực trong cuộc sống, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường thì cần phải thực sự coi trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết pháp luật cho đội ngũ công chức này và cho người dân, hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nhận ra tính công bằng của pháp luật, từ đó thực thi, chấp hành pháp luật một cách tự nguyện và tham gia, giám sát có hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Ngoài ra, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là một bộ phận quan trọng trong giáo dục chính trị tư tưởng. V.I.Lênin đã nhấn mạnh: "Luật là biện pháp chính trị, là chính trị" [27, tr. 99]. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Đường lối chính trị của Đảng ta - chỗ dựa của công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội, đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động lập pháp, chỉ đạo nội dung của pháp luật. Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: "Đảng lãnh đạo định ra đường lối, chính sách, những chủ trương cụ thể quan trọng, có quan hệ nhiều mặt, có ảnh hưởng chính trị rộng. Nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức, quản lý, điều hành việc thực hịên" [16, tr. 26]. Chính sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Nhà nước đã xác lập sự gắn bó hữu cơ giữa đường lối, chính sách của Đảng với pháp luật. Vì vậy, thực hiện

pháp luật cũng là góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)