dục chính trị, hình thành ở đối tượng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã xác định: "Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng" [20].
1.2.2. Những yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra đối với công chức cấp xã công chức cấp xã
1.2.2. Những yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra đối với công chức cấp xã công chức cấp xã cấp xã, họ rất cần kiến thức pháp luật, bởi vì trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi họ phải làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Ngoài kiến thức chung có liên quan, họ cần được trang bị kiến thức pháp luật chuyên ngành. Theo Hồ Chí Minh: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách đúng, vì vậy cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [31, tr. 269].
Để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao, để đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành và để đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách đúng, thì công chức cấp xã trước hết phải có sự hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của