Đối với chủ thể nhận thế chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong các tổ chức tín dụng thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Trang 103 - 105)

2. 5 Những bất cập tồn tại trong quá trình xử lý QSDĐ để thu hồi nợ.

3.2.1.2 Đối với chủ thể nhận thế chấp.

Nhà nước cần áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho các TCTD:

Một là, Nhà nước cần có biện pháp tích cực và chủ động quản lý cũng như kiểm soát

nguồn tài chính của hệ thống các TCTD nhằm nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo tính thanh khoản.

Hai là, Nhà nước cần có các biện pháp thiết thực và hữu hiệu nhằm kiểm soát rủi ro và

quản lý tỉ lệ rủi ro đối với các TCTD có tình hình nợ xấu lớn, vượt qua quy chuẩn cho phép.

Ba là, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các TCTD gắn liền với đổi mới phương thức

hoạt động. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần định hướng các TCTD không nên quá chú trọng đến việc tăng số lượng tài sản và thị phần mà cần chú trọng đến tính hiệu quả, lợi nhuận trong kinh doanh.

Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực

tín dụng. Cán bộ ngân hàng ngoài việc phải đáp ứng tốt trình độ chuyên môn, còn phải nâng cáo ý thức và đạo đức nghề nghiệp.

Về phía các TCTD cũng cần phải có những biện pháp nhằm khắc phục những rủi ro từ những Hợp đồng tín dụng thế chấp bất động sản. Cụ thể như sau:

Tăng cường công tác huy động đối với kỳ hạn dài là giải pháp được nhiều Ngân hàng chú trọng trong thời gian gần đây. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài sẽ giúp các Ngân hàng hạn chế được những rủi ro kỳ hạn khi cho vay, hạn chế sự thiếu hụt thanh khoản và sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng, chủ động trong hoạt động và thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Có quy định và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, ít nhất phải 3 tháng một lần, trường hợp giá bất động sản biến động bất thường có thể làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo của khoản vay thì phải đánh giá liên tục, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm và/hoặc trả nợ trước hạn tương ứng với giá trị tài sản bị giảm sút sau khi đánh giá lại và trích lập dự phòng rủi ro.

Đứng trên giác độ nào, trình độ nhân sự vẫn phải là vấn đề quan trọng nhất đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các Ngân hàng cần có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng, hạn chế tình trạng “nhảy việc”. Hơn nữa, các Ngân hàng cũng cần phải xây dựng quy chế trách nhiệm gắn với hoạt động tín dụng và toàn Ngân hàng để nâng cao tinh thành trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên. Nếu thực hiện đồng bộ những giải pháp trên, thì hoạt động tín dụng của các Ngân hàng sẽ đạt được những thành tự nhất định, việc nhận thế chấp QSDĐ sẽ có hiệu quả đảm bảo khoản vay, với những rủi ro thấp nhất.

Năm là, cần sửa đổi các quy định của LĐĐ 2003 về các chủ thể nhận thế chấp cho phù

hợp với Luật các TCTD 2010 và Cam kết gia nhập WTO. Theo đó, LĐĐ cần mở rộng phạm vi nhận thế chấp QSDĐ đối với một số loại hình dịch vụ Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác được phép hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong các tổ chức tín dụng thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Trang 103 - 105)