1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo thực hiện phápluật
1.5.2. Điều kiện đảm bảo thực hiện phápluật về phòng, chống ma tuý
a. Các văn bản quy phạm pháp luật PCMT phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ
thống, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Để đảm bảo tính khải thi của một văn bản quy phạm pháp luật PCMT, các quy phạm pháp luật PCMT phải xác định rõ các yếu tố của hành vi nhƣ: ai ?,
thực hiện hành vi gì? thực hiện hành vi trong điều kiện nào? Đây chính là những thông tin cơ bản để bản thân các chủ thể có trách nhiệm thực hiện pháp luật nắm bắt để thực hiện tốt trên thực tế cụộc sống. Văn bản quy phạm pháp luật PCMT phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, tránh dùng từ đa nghĩa dẫn đến hiểu lầm. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp, không đƣợc trái với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hợp và không đƣợc chồng chéo. Mục đích của pháp luật là đƣợc ban hành để điều chỉnh các hành vi
của các chủ thể trong xã hội. Mong muốn của các nhà lập pháp là các khuôn mẫu
quy phạm pháp luật đƣa ra sẽ đƣợc các đối tƣợng tuân thủ. Tuy nhiên, dù các quy phạm pháp luật đó có rất rõ ràng, đƣợc xây dựng theo quy trình và kỹ thuật soạn
thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo yêu cầu nhƣng các quy phạm đó không xuất phát từ thực tế cuộc sống thì các quy phạm pháp luật đó khó tổ chức thực hiện trên thực tế. Pháp luật về PCMT là một bộ phận của hệ thống pháp luât, vì thế các quy phạm pháp luật về PCMT cũng vậy, nó phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống thì mới đảm bảo đƣợc thực hiện.
b. Hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật về PCMT
phải được đảm bảo
Trong thực hiện pháp luật về PCMT, ngoài hình thức sử dụng pháp luật thì các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật có đƣợc thực thi nghiêm túc, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật PCMT.
Một quy phạm pháp luật PCMT hoàn chỉnh, ngoài việc quy định về các yếu tố hành vi của chủ thể cần tác động (ai, làm gì, làm trong hoàn cảnh nào), còn có một loại yếu tố khác cũng rất quan trọng đó là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực thi văn bản, đặc biệt là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật
của các đối tƣợng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chƣa cao. Các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật ở đây gồm các cơ quan tƣ pháp và các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tuy nhiên, để phát huy đƣợc vai trò của các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về PCMT thì yêu tố hành vi của các công chức, viên chức trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong những cơ quan này là yếu tố đảm bảo. Muốn vậy, phải có xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức có tham gia thực hiện pháp luật PCMT vừa có năng lực trình độ pháp luật
cao, vừa phải đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp theo quy định tiêu chuẩn ngành, nghề thuộc cơ quan, tổ chức đó.
c. Có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật chặt chẽ, dễ thực hiện
Một hành vi hợp pháp chỉ có thể thực hiện đƣợc và chấp nhận đƣợc thông qua những cơ chế hợp pháp. Muốn pháp luật PCMT đƣợc thực hiện, cần có đủ cơ chế tạo điều kiện đƣa pháp luật PCMT đến với cuộc sống. Trong đó, cơ chế giám sát là một trong những điều kiện đảm bảo cho pháp luật PCMT đi vào cuộc sống. Giám sát chính là cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh và xử lý những sai sót có thể có nhằm đảm bảo đạt đƣợc các mục đích đề ra. Giám sát có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật PCMT. Đó là công cụ để kiểm soát việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về PCMT. Giám sát cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật PCMT phải thực hiện theo đúng trách nhiệm của mình, đồng thời là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về PCMT cho phù hợp vơi thực tiễn cuộc sống. Cơ chế giám sát thực hiện pháp luật phải dễ thực hiện, tiện lợi cho tất cả các chủ thể thực hiện pháp luật.
d. Đảm bảo tính công khai, minh bạch
Công khai minh bạch vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để tổ chức thực hiện pháp luật về PCMT có hiệu quả.. Đảm bảo công khai minh bạch trong thực hiện pháp luật PCMT trƣớc hết đƣợc thể hiện ở việc công khai về nội dung các quy định pháp luật PCMT; công khai các cơ chế thực hiện, cách thức, quy trình thực hiện pháp luật PCMT làm cơ sở để tăng cƣờng sự hiểu biết của ngƣời dân đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật về PCMT. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin đầy đủ về nội dung các quy định pháp luật cũng nhƣ cách thức thực hiện pháp luật PCMT. Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật PCMT còn bao hàm cả việc tạo cơ hội cho các chủ thể trong xã hội tham gia phản biện về nội dung của các quy định pháp luật PCMT cũng nhƣ cách thức tổ chức thực hiện các quy định pháp luật PCMT qua đó sẽ giúp cho các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phát hiện
những điểm bất cập của các quy phạm pháp luật PCMT, những vƣớng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật PCMT. Mặt khác, đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc thực hiện pháp luật PCMT còn bao hàm cả đảm bảo tính độc lập của các cơ quan tƣ pháp; đảm bảo nguyên tắc, hoạt động tranh tụng công khai tại phiên toà; tạo điều kiện cho luật sƣ thực hiện quyền của mình khi tham gia vào các hoạt động tố tụng có liên quan đến thực hiện pháp luật về PCMT. Ngoài ra, công khai, minh bạch còn thể hiện ở chỗ công khai, minh bạch bạch trong phân bổ, sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ công tác PCMT, trong công tác khen thƣởng, xử lý vi phạm liên quan đến ma tuý.