CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP HẢI PHÒNG
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện phápluật về phòng, chống ma túy
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Những hạn chế, yếu kém trên có một phần nguyên nhân từ yếu tố khách quan do đặc điểm tình hình địa lý nƣớc ta hiểm trở, phức tạp, đƣờng biên giới
dài, khó kiểm soát, đồng thời nƣớc ta lại nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp của tình hình tệ nạn ma túy trong khu vực và thế giới; hoạt động của tội phạm về ma túy tại các nƣớc trong khu vực nhất là các nƣớc tiếp giáp với nƣớc ta còn rất phức tạp, gia tăng cả về quy mô, tính chất; trong khi đó lực lƣợng PCMT chƣa đƣợc đầu tƣ tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chính vì vậy, lƣợng ma túy thẩm lậu vào địa bàn Hải Phòng còn nhiều, gây áp lực rất lớn cho công tác đấu tranh, triệt xóa. Tuy nhiên, xác định nguyên nhân chủ quan là:
- Việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị ở một số sở, ngành, địa phƣơng còn chậm, chƣa thành hệ thống; một số đơn vị, địa phƣơng mặc dù có văn bản triển khai, chỉ đạo công tác PCMT nhƣng buông lỏng kiểm tra, chậm sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc ở cơ sở.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền một số đơn vị, địa phƣơng chƣa thực sự coi công tác PCMT là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, còn cho đây là nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách; chƣa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo nên việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị tham gia vào công tác PCMT ở đơn vị, địa phƣơng còn hạn chế; chƣa tập trung cho công tác quản lý dân cƣ; xây dựng địa bàn xã, phƣờng, thôn, đội, tổ dân phố lành mạnh.
- Một số mục tiêu, giải pháp đề ra trong các Kế hoạch, Chƣơng trình hành động song chƣa đƣợc các sở, ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện có hiệu quả:
+ Việc xã hội hóa công tác PCMT còn hạn chế, chƣa có nhiều chính sách khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội và cá nhân tham gia; đặc biệt là công tác cai nghiện, dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện. Chƣa phát huy truyền thống tƣơng thân, tƣơng ái, chăm sóc, giúp đỡ, không phân biệt kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời nghiện ma túy;
+ Hệ thống văn bản về PCMT vẫn còn chƣa đồng bộ, nhất là các văn bản hƣớng dẫn cai nghiện, quản lý sau cai…;
+ Công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng các bài thuốc hỗ trợ và hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp y tế để cai nghiện ma túy còn chậm;
Chế độ chính sách chƣa khuyên khích, thu hút đƣợc cán bộ trực tiếp làm công tác PCMT. Việc phối hợp liên ngành trong công tác PCMT chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, các ngành chƣa thực sự chủ động trong việc thực hiện các hoạt động PCMT;
+ Việc kiểm tra, hƣớng dẫn cơ sở chƣa thƣờng xuyên, những khó khăn, vƣớng mắc của cơ sở chƣa đƣợc tập trung giải quyết, tháo gỡ kịp thời;
+ Đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất, phƣơng tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho công tác đấu tranh PCMT còn hạn hẹp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Các chính sách, chế độ cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện còn bất cập nhƣ: chính sách tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện, chế độ hỗ trợ cho cán bộ không hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc tham gia công tác PCMT, hỗ trợ cai nghiện tại gia đình và cộng đồng…;
+ Các chƣơng trình, kế hoạch PCMT trong thanh, thiếu niên đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc đẩy mạng thực hiện sâu rộng, có hiệu quả. Số thanh niên chƣa có việc làm còn cao; hiệu quả quản lý, giáo dục thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay hiệu quả còn thấp.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG