Vấn đề thực tiễn phápluật về phòng, chống ma túy ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng 0 (Trang 54 - 62)

1.6. Phápluật quốc tế về PCM và vấn đề thực tiễn ở Việt Nam

1.6.2. Vấn đề thực tiễn phápluật về phòng, chống ma túy ở Việt Nam

Ngay từ khi mới thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến công tác PCMT, coi PCMT là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nƣớc. Những quy định về ngăn chặn, đấu tranh, loại trừ ma túy ra khỏi đời sống xã hội dần đƣợc hình thành và đến nay đã trở thành hệ thống những quy phạm pháp luật về PCMT. Lần đầu tiên trong văn bản quy phạm pháp luật cao nhất của Nhà nƣớc ta là Hiến pháp năm1992 đã quy định: “nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm...” [46, Điều 61].

Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Tuy không quy định cụ thể nhƣ Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của

người khác và cộng đồng” [46, Điều 38].

Các quy định nếu trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với tệ nạn ma túy; thể hiện tầm quan trọng của công tác PCMT. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp.

Trƣớc tình hình ma túy và các tội phạm và ma túy diễn biến ngày càng phức tạp hơn, những quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 sau một thời gian thực hiện không đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc đấu tranh nên sau 03 lần (các năm: 1991, 1992, 1997) đƣợc điều chỉnh, bổ sung, ngày 10/5/1999, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985, quy định một chƣơng riêng (Chƣơng XVIII, từ Điều 192 đến Điều 201) về các tội phạm về ma túy. So với quy định về tội phạm ma túy của Bộ luật Hình sự năm 1985, quy định về tội phạm ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.

Căn cứ vào Hiến pháp năm 1992, ngày 09/12/2000, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật PCMT gồm 8 chƣơng, 56 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2001. Nội dung của Luật PCMT quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT.

Trƣớc những yêu cầu thực tế của công tác PCMT ngày 03/6/2008, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Luật PCMT là nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh PCMT hiện nay và trong thời gian tới, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc quyết tâm PCMT – hiểm họa chung của nhân loại. Luật PCMT có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Thể chế hoá những quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về đấu tranh phòng, chống ma tuý, nhằm ngăn chặn, hạn chế, tiến tới xoá bỏ tình trạng

nghiện ma tuý và tội phạm ma tuý, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân;

- Quy định cơ sở, nguyên tắc pháp lý, trách nhiệm PCMT không chỉ của các cơ quan chuyên trách mà còn là cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh PCMT;

- Kế thừa những kinh nghiệm của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân trong lĩnh vực PCMT từ trƣớc đến nay, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, nhất là kinh nghiệm lập pháp và thi hành pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý;

- Đƣợc xây dƣng dựa trên các quy định của Hiến pháp và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, dân chủ, nhân đạo, đảm bảo tôn trọng các điều ƣớc quốc tế về PCMT mà Nhà nƣớc Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Ngoài Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Phòng, chống ma tuý, hiện nay pháp luật phòng, chống ma tuý còn đƣợc quy định ở Luật Xử lý vi phạm hành chính.và các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch, Quyết định: Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng; Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; Thông tƣ liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 giữa Bộ Công an. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tƣ pháp Hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại Chƣơng XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật hình sự năm 1999; Thông tƣ liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 giữa Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an quy định chi tiết hƣớng dân thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng; Nghị định số 221/2013/NĐ- CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc; Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng , chống bạo lực gia đình; Quyết định số 5076/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành Hƣớng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone và Hƣớng dẫn tổ chức thực hiện và nhiều văn bản dƣới luật khác...

Đến nay, hệ thống pháp luật về PCMT đƣợc ban hành khá đầy đủ, tuy nhiên chƣa thực sự đồng bộ, một số văn bản pháp luật về PCMT ban hành còn thiếu thực tiễn, khó thực hiện nên hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT còn hạn chế. Vấn đề này sẽ đƣợc phân tích ở phần nội dung thực trạng thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng ở chƣơng sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG

2.1. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng

2.1.1. Tình hình tội phạm ma túy

Hải Phòng là thành phố cảng, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của ác tỉnh phía Bắc, giao lƣu thuận lợi với các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế. Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, luôn phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới; đến nay, Hải Phòng đã trở thành một thành phố công nghiệp, du lịch và dịch vụ, đô thị loại I cấp quốc gia; một cực tăng trƣởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển – đảo, có vị trí trọng yếu về kinh tế - quốc phòng, an ninh. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng từng bƣớc phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân nhân ngày càng đƣợc cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, quan hệ hợp tác quốc tế đƣợc mở rộng, vị thế của TP. Hải Phòng ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là hoạt động của các loại tội phạm nói chung, nhất là tệ nạn ma túy vẫn diễn biến rất phức tạp.

Trƣớc năm 2008, tình hình tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp, ma túy đã xâm nhập vào các cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học, vùng nông thôn; tội phạm ma túy hoạt động công khai, trắng trợn. Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 06- CT/TW ngày 30/11/1996 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy gắn với thực hiện Chƣơng trình hành động PCMT giai đoạn 2001-2005, Kế hoạch tổng thể PCMT giai đoạn 2006-2010, triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia PCMT giai đoạn 2007-2010 của Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã chỉ đạo các các ngành, đơn vị, địa phƣơng phối hợp đồng bộ đẩy mạnh công tác PCMT, do đó, tình hình kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã có những chuyển biến rõ nét, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, nhận thức và trách

nhiệm của các cấp, các ngành đƣợc nâng cao; phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân tham gia PCMT; đã tổ chức điều tra, triệt xóa nhiều tổ chức, đƣờng dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển ma túy lớn và làm chuyển biến tình hình ở nhiều điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý tội phạm ma túy năm sau cao hơn năm trƣớc; công tác tổ chức cai nghiện, phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy tiếp tục đƣợc quan tâm, triển khai theo hƣớng đa dạng hóa về mô hình, xã hội hóa về thành phần tham gia. Một số mô hình cai nghiện đƣợc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết. Các hoạt động phòng, chống tái nghiện và tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời nghiện sau cai đƣợc chú trọng nhằm hạn chế tình trạng tái nghiện, góp phần ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng tội phạm và tệ nạn ma túy.

Tuy nhiên, công tác PCMT vẫn chƣa đạt đƣợc hết các yêu cầu nhiệm vụ đề ra, hoạt động buôn bán, sử dụng trái phép các chất ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp; nguồn ma túy thẩm lậu từ nƣớc ngoài vào địa bàn thành phố và lấy Hải Phòng là địa bàn trung chuyển vẫn chƣa đƣợc ngăn chặn; tội phạm ma túy, hoạt động buôn bán, vận chuyển heroin chủ yếu từ các tỉnh Tây Bắc về Hải Phòng tiêu thụ; mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp từ các tỉnh biên giới phía Bắc và từ Trung Quốc về Hải Phòng và từ Hải Phòng chuyển tiếp đi các tỉnh, thành phố khác tiêu thụ; mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp, cần sa từ các nƣớc Mỹ, Séc, Anh, Canada, Australia... về Hải Phòng qua đƣợc bƣu điện diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi; tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy hoạt động đan xen nhau, xu hƣớng đối tƣợng hoạt động cùng lúc nhiều lĩnh vực nhƣ: Tội phạm hình sự chuyển sang hoạt động buôn bán ma túy hoặc bảo kê cho tội phạm ma túy, tội phạm ma túy tàng trữ vũ khí nóng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn... các tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma túy tuy đã đƣợc triệt xóa nhƣng vẫn còn nguy cơ tái phức tạp trở lại; tình trạng mua bán, tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp tại các nhà hàng, vũ trƣờng, khách sạn, quán bar, karaoke có chiều hƣớng gia tăng; đặc biệt là trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp mới không có trong danh mục đƣợc Chính phủ quy định. Kết quả cai nghiện chƣa cao, kinh phí đầu tƣ cho PCMT còn hạn chế. Tình hình trên đã ảnh hƣởng trực

tiếp đến an ninh trật tự, cản trợ sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, là mối lo lớn cho toàn xã hội.

2.1.2. Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy

Trên địa bàn TP. Hải Phòng, số ngƣời sử dụng ma túy vẫn tập trung vào nhóm đối tƣợng có trình độ văn hóa thấp, không có nghề nghiệp, đối tƣợng có tiền án, tiền sự. Độ tuổi của ngƣời nghiện có xu hƣớng ngày càng trẻ hóa. . Tỷ lệ ngƣời nghiện sử dụng ma túy bằng đƣờng tiêm chích vẫn chiếm tỷ lệ cao – đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm lây lan nhanh HIV/AIDS. Cùng với xu hƣớng chuyển từ thuốc phiện sang heroin, ma túy tổng hợp, hình thức sử dụng cũng chuyển từ hút, hít, tiêm chích sang uống ma túy tổng hợp, thuốc hƣớng thần. Từ năm 2008 đến nay, ngƣời nghiện ma tuý có xu hƣớng gia tăng; đặc biệt ở khu vực nông thôn ngƣời nghiện ma tuý gia tăng nhanh, chủ yếu do số thanh niên đi làm ăn tại các đô thị, biên giới, khu công nghiệp... mắc nghiện, khi trở lại nơi cƣ trú đã lôi kéo thêm nhiều ngƣời tham gia; tình trạng thanh thiếu niên tụ tập sử dụng ma túy tổng hợp tại các vũ trƣờng, quán bar, quán karaoke, khách sạn, nhà nghỉ diễn biến phức tạp ở địa bàn nội thành, vùng giáp ranh, khu vực nông thôn có tốc độ đô thị hoá nhanh đã gây ảnh hƣởng lớn đến tình hình an ninh trật tự của thành phố.

2.2. Quan điểm, chủ trương của Thành ủy, chính quyền TP. Hải Phòng

về công tác phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng và Chính phủ, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Thành ủy, Chính quyền TP. Hải Phòng đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch, Chƣơng trình hành động để chỉ đạo quyết liệt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, điển hình nhƣ:

- Các Chỉ thị, Nghị quyết: Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 16/3/1998 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn ma túy; Nghị quyết số 24-NQ/HĐND ngày 18/4/1998 của HĐND thành phố về phòng, chống và kiểm soát ma túy; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 11/12/2001 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về tăng cƣờng lãnh đạo, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng,

chống HIV/AIDS và các tệ nạn ma túy; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 30/10/2006 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS và giải quyết các tệ nạn xã hội đến năm 2015; Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 13/12/2007 của HĐND thành phố về đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS đến 2010 và định hƣớng đến 2020.

- Các Chƣơng trình, Kế hoạch hành động, triển khai: Kế hoạch số 7890/KH- UBND ngày 29/12/2006 của UBND thành phố tổ chức thực hiện đề án “Tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010” – TP. Hải Phòng; Chƣơng trình hành động số 173/CTr-UBND ngày 10/01/2008 của UBND thành phố thực hiện Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia PCMT đến năm 2010; Công văn số 761-CV/TU ngày 02/5/2008 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kế hoạch số 6835/KH-BCĐ ngày 27/11/2008 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP. Hải Phòng (Ban Chỉ đạo 138) về việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về Tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCMT trong tình hình mới; Chƣơng trình hành động số 901/CTr-UBND ngày 02/3/2009 của UBND thành phố thực hiện Quyết định số 165/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng 0 (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)