Trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu trong lĩnh vực hàng hải (Trang 53)

2.1 Hợp đồng bảo hiểm thân tàu:

2.1.3 Trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm

2.1.3.1 Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm

Để tiện cho việc phân tích một cách rõ ràng, đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, chúng ta chia trách nhiệm của bên mua bảo hiểm tƣơng ứng với ba giai đoạn khác nhau của quá trình tham gia bảo hiểm.

a) Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm trƣớc và ngay khi ký hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm

Một là, bên mua bảo hiểm phải kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các quy định trong giấy yêu cầu bảo hiểm (đơn bảo hiểm)

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của con tàu và các trang thiết bị, máy móc của tàu thì các chủ tàu thƣờng phải mua BHTT. Mặc dù không là quy định bắt buộc song giá trị con tàu thƣờng là rất lớn mà hậu quả xảy ra do các hiểm hoạ của biển kéo theo thƣờng cũng không phải là nhỏ, chỉ riêng cá nhân chủ tàu hầu nhƣ không thể khắc phục đƣợc. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của các chủ tàu khác thông qua tổ chức trung gian là các DNBH.

Không ai ngoài chủ tàu hoặc ngƣời quản lý, khai thác tàu là ngƣời hiểu biết rõ nhất, đầy đủ nhất về chính bản thân con tàu. Do vậy, để đƣợc ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng thì ngƣời mua bảo hiểm phải kê khai thật chính xác, đầy đủ, trung thực các quy định trong giấy yêu cầu bảo hiểm (hay gọi là đơn bảo hiểm). Ví dụ: các yêu cầu vê tên tàu, năm đóng, nơi đóng; quốc tịch tàu; cảng đăng ký; cấp tàu; loại tàu; trọng tải; phạm vi hoạt động; giá trị thực tế; số tiền bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; điều kiện bảo hiểm; tình hình tổn thất trong một số năm trƣớc thời điểm mua bảo hiểm; v.v... Các thông tin này do chính bên mua bảo hiểm tự giác kê khai, do vậy, họ phải có những điều khoản cam kết về những thông tin đó, ví dụ theo mẫu đơn bảo hiểm do Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVIC) thì sự cam kết đó bao gồm: “Chúng tôi cam

kết rằng mọi khai báo ở trên là đúng với sự thật theo sự hiểu biết của chúng tôi và chúng tôi không che dấu bất cứ thông tin nào có thể làm tăng thêm rủi ro cho PVIC có liên quan đến yêu cầu này. Chúng tôi đồng ý rằng yêu cầu bảo hiểm trên và cam kết này là cơ sở của hợp đồng giữa chúng tôi và PVIC và chúng tôi đồng ý tuân thủ các điều kiện và điều khoản của bất cứ đơn bảo hiểm nào đƣợc phát hành là kết quả của giấy yêu cầu bảo hiểm này”. Nội dung kê khai trong giấy yêu cầu bảo hiểm là cơ sở để DNBH xác định mức phí bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Do đó, đòi hỏi ngƣời mua bảo hiểm phải kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin về đối tƣợng bảo hiểm. Yêu cầu này là đã đƣợc pháp luật quy định, cụ thể tại Điều 204 khoản 1 BLHH Việt Nam: “Ngƣời đƣợc bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho ngƣời bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc cần phải biết liên quan đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm”; hoặc Điều 211 khoản 1 BLHH Việt Nam: “Khi ký Hợp đồng bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm phải kê khai số tiền cần bảo hiểm cho đối tƣợng bảo hiểm”; điểm b khoản 2 điều 18 Luật KDBH quy định: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của DNBH”. Nhƣ vậy, việc kê khai không đầy đủ, hoặc không kê khai một hoặc một số yêu cầu nào đó trong đơn bảo hiểm đồng nghĩa với việc bên mua bảo hiểm đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và có thể là căn cứ để DNBH từ chối chấp nhận bảo hiểm hoặc đã nhận bảo hiểm thì có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng bảo hiểm mà không bồi hoàn lại phí bảo hiểm đã thu hoặc từ chối bồi thƣờng nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Hai là, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho DNBH một cách đầy đủ, chính xác, trung thực tất cả các thông tin về hiện trạng con tàu và các máy móc, thiết bị của con tàu. DNBH và ngƣời mua bảo hiểm có thể là quen biết nhau hoặc không, thậm chí họ có quốc tịch khác nhau, cách xa nhau nên việc hiểu biết về đối tƣợng bảo hiểm là có hạn. Do đó, dựa trên nguyên tắc của bảo hiểm là sự tín nhiệm lẫn nhau, trung thực tuyệt đối mà bên mua bảo hiểm phải tự giác cung cấp tất cả các thông tin có liên quan đến con tàu và các máy móc, trang thiết bị khác của con tàu cho ngƣời bảo hiểm biết. Ví dụ độ an toàn của con tàu mới đóng khác với con tàu đƣợc hoán cải, các con tàu có tuổi thọ khác nhau thì mức độ an toàn cũng khác nhau, v.v... nên mức phí bảo hiểm phải khác nhau. Bên mua bảo hiểm có thể cung

cấp thông tin cho DNBH bằng cách cung cấp toàn bộ các giấy chứng nhận an toàn đang có hiệu lực có liên quan đến con tàu cho bên bảo hiểm. DNBH có thể cử cán bộ am hiểu về máy móc, thiết bị, kỹ thuật lên tàu để đánh giá hiện trạng thực tế của con tàu để quyết định có nên nhận bảo hiểm cho con tàu đó hay không hoặc thoả thuận tăng, giảm phí cho phù hợp. Điều tối quan trọng ở đây là ngƣời mua bảo hiểm không đƣợc che dấu bất kỳ một thông tin nào, dù là rất nhỏ liên quan đến máy móc, trang thiết bị, v.v... của tàu, vì nó ảnh hƣởng đến khả năng đi biển của tàu sau này. Đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với ngƣời mua bảo hiểm, là nghĩa vụ luật định: “Ngƣời bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho ngƣời bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc cần phải biết liên quan đến việc ký hợp đồng bảo hiểm, có ảnh hƣởng đến việc xác định khả năng xảy ra hiểm hoạ hoặc quyết định của ngƣời bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm” (Điều 204 khoản 1 BLHH Việt Nam). Việc vi phạm nghĩa vụ này có thể là căn cứ để DNBH có quyền rút khỏi hợp đồng và vẫn đƣợc thu đầy đủ bảo hiểm phí theo quy định tại điều 207 BLHH Việt Nam. Hơn nữa, tại điều 19 khoản 1 Luật KDBH quy định: “Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm cho DNBH. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó”. Nếu bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để đƣợc trả tiền bảo hiểm hoặc để đƣợc bồi thƣờng thì DNBH có quyền đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 điều 19 Luật KDBH.

Việc không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ dẫn đến DNBH bị nhầm lẫn đối tƣợng bảo hiểm mà giao kết hợp đồng, khi tổn thất xảy ra thì DNBH có quyền viện dẫn khoản 1 đoạn 2 điều 142 BLDS về giao dịch vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ để từ chối bồi thƣờng: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe doạ, thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tƣợng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó” và viện dẫn điểm d khoản 1 điều 22 Luật KDBH: “Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi bên mua bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm” để yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng đó vô hiệu và hậu quả là tổn thất

phát sinh các bên phải tự chịu theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 39 PLHĐKT năm 1989 “thiệt hại phát sinh, các bên phải chịu”.

Quy định này của pháp luật Việt Nam là phù hợp với MIA 1906: “Theo những quy định của mục này, ngƣời đƣợc bảo hiểm phải cho ngƣời bảo hiểm biết: trƣớc khi ký hợp đồng – mọi tình hình quan trọng mà mình biết và ngƣời đƣợc bảo hiểm coi nhƣ phải biết mọi tình hình mà trong quá trình kinh doanh bình thƣờng ông ta phải biết đến – nếu ngƣời đƣợc bảo hiểm không phát hiện những tình hình đó thì ngƣời bảo hiểm có thể huỷ bỏ hợp đồng (khoản 1); mọi tình hình nếu nó ảnh hƣởng đến sự xét đoán của một ngƣời bảo hiểm thận trọng trong việc ấn định bảo phí hoặc trong việc quyết định xem liệu ông ta có nhận rủi ro đó hay không đều quan trọng (khoản 2). Danh từ “tình hình” bao gồm bất kỳ một sự thông báo hoặc một tin tức nào mà ngƣời đƣợc bảo hiểm nhận đƣợc (khoản 5)”.

Ba là, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm cho DNBH đầy đủ và đúng hạn. Phí bảo hiểm là tỉ lệ phần trăm rất nhỏ mà mỗi ngƣời mua bảo hiểm cam kết đóng cho DNBH, nó vừa là cơ sở để duy trì hoạt động sinh lợi cho DNBH vừa là cơ sở để DNBH tiến hành bồi thƣờng khi một hiểm hoạ thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra. Do vậy, việc vi phạm nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm sẽ ảnh hƣởng không những đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà còn ảnh hƣởng đến việc xem xét, giải quyết bồi thƣờng của DNBH. Chính vì ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về thời hạn đóng phí bảo hiểm, cụ thể điều 219 BLHH Việt Nam quy định: “Ngƣời đƣợc bảo hiểm có nghĩa vụ nộp bảo hiểm phí cho ngƣời bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc ngay sau khi cấp đơn bảo hiểm trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác”. Nhƣ vậy, nếu các bên không có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm thì ngƣời mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng đủ phí bảo hiểm ngay sau khi có bằng chứng về việc ký hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm chƣa đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chƣa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, hợp đồng bảo hiểm chƣa có hiệu lực, trƣờng hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ mặc dù đã đƣợc bên bảo hiểm gia hạn thì hợp đồng bảo hiểm đƣơng nhiên chấm dứt. So với các loại hợp đồng thông thƣờng khác thì hợp đồng bảo hiểm có tính đặc thù, hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm đã nộp đủ phí bảo hiểm. Điều này có nghĩa là thời điểm ký hợp đồng

và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm là không đồng thời, tức là hợp đồng bảo hiểm chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên khi hợp đồng đã đƣợc ký kết và bên mua bảo hiểm đã nộp đủ phí bảo hiểm. Điểm a khoản 2 điều 18 Luật KDBH quy định: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí đầy đủ, theo thời hạn và phƣơng thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Việc bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng, trừ khi có thoả thuận khác có thể là căn cứ để DNBH chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 điều 23 Luật KDBH và hậu quả pháp lý của nó là bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 điều 24 Luật KDBH.

Bốn là, bên mua bảo hiểm phải mẫn cán và chuẩn bị chu đáo cho tàu có đủ khả năng đi biển. DNBH chỉ nhận bảo hiểm cho những con tàu có đủ khả năng đi biển. Mặc dù pháp luật bảo hiểm Việt Nam chƣa có định nghĩa hoàn chỉnh về khả năng đi biển của tàu, tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa sau về khả năng đi biển của tàu:

Theo từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm: “Cam kết tuyệt đối về khả năng đi biển của tàu có nghĩa là tàu phải có đủ khả năng đi biển về mọi phƣơng diện khi bắt đầu chuyến hành trình và chủ tàu cũng không thể trốn tránh trách nhiệm ngay cả trong trƣờng hợp yếu tố không đủ khả năng đi biển của tàu nằm ngoài sự kiểm soát của chủ tàu. Các vận tải đơn của Anh không có cam kết tuyệt đối về khả năng đi biển của tàu nhƣng quy định rằng nếu ngƣời chuyên chở thực hiện mẫn cán hợp lý để cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển thì chủ hàng không thể quy trách nhiệm cho ngƣời chuyên chở về tổn thất của hàng hoá do tàu không có khả năng đi biển gây ra. Trong đơn bảo hiểm thời hạn thân tàu, cũng không có cam kết tuyệt đối về khả năng đi biển của tàu, nhƣng nếu chủ tàu cố ý cho tàu đi biển trong tình trạng tàu không có khả năng đi biển. Ngƣời bảo hiểm không chịu trách nhiệm về tổn thất do tàu không có khả năng đi biển gây ra” 20; tr.8 .

Theo tác giả Đỗ Hữu Vinh: “Tàu đủ tính năng đi biển là tàu có thể chở hàng hoá đi trên biển mà không bị nguy hiểm hoặc tổn hại cho tàu hay cho hàng hoá trong điều kiện sóng gió bình thƣờng hoặc không bị nguy hại do những khiếm

khuyết của con tàu. Tàu phải đúng quy cách, đủ điều kiện về vỏ tàu, máy tàu, hầm hàng, trang thiết bị cũng nhƣ về nhân sự và phƣơng thức điều động trên tàu. Con tàu phải có đầy đủ dụng cụ; thiết bị cần thiết để thực hiện đƣợc ngay mọi công việc trên tàu” 5; tr.2 .

Còn Luật sƣ Võ Nhật Thăng nhận định rằng “Một con tàu có đủ khả năng đi biển là một con tàu khi bắt đầu chuyến đi phải có đủ khả năng thích hợp để vƣợt qua đƣợc những tai biến, sóng gió thông thƣờng trên biển cả mà những con tàu khác cùng cỡ, cùng loại, chở cùng loại hàng tƣơng tự có thể gặp phải và vƣợt qua đƣợc” 15-11; tr 37 .

Theo pháp luật hàng hải quốc tế:

- Điều 3 Công ƣớc quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đƣờng biển (Hague Rules) ký tại Brussels ngày 25/8/1924 quy định: “Trƣớc và lúc bắt đầu chuyến đi, ngƣời vận chuyển phải có sự cần mẫn thích đáng để:

a) Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển;

b) Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu;

c) Làm cho các hầm, phòng lạnh và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng vào vận chuyển hàng hoá, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá”.

- Điều III Quy tắc Hague – Visby 1968 quy định: “Trƣớc và khi bắt đầu chuyến hành trình ngƣời vận chuyển phải có sự mẫn cán cần thiết để:

a) Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển;

b) Bố trí thuyền viên, trang bị và cung ứng cho tàu một cách thích hợp; c) Làm cho các hầm tàu, khoang lạnh và khoang mát và các khoang chứa hàng hoá khác của con tàu thích hợp và an toàn để xếp, vận chuyển và bảo quản hàng hoá đƣợc vận chuyển trên tàu”.

Theo pháp luật hàng hải một số nước:

- Bộ luật thƣơng mại hàng hải Ucraina năm 1995, tại Điều 143 quy định: “Ngƣời vận chuyển trƣớc khi bắt đầu hành trình, phải đảm bảo tàu có đủ khả năng đi biển, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để hoạt động của tàu, cung cấp đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, định biên cho tàu, cũng nhƣ đảm bảo các hầm hàng và tất cả

các khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hoá có đủ điều kiện dể nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá an toàn”.

- BLHH Trung quốc năm 1992, Điều 47 quy định: “Trƣớc và lúc bắt đầu hành trình, ngƣời vận chuyển phải thực hiện sự cần mẫn hợp lý để tàu có đủ khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu trong lĩnh vực hàng hải (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)