Pháp luật một số quốc gia về bảo tồn các loài thực vật quý hiếm và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo tồn các loài thực vật quý hiếm ở việt nam và thực tiễn thi hành tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 85 - 93)

3. Â Ệ Ả Ệ Ậ Ề Ả Ồ

3.4.2. Pháp luật một số quốc gia về bảo tồn các loài thực vật quý hiếm và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trên thế giới, pháp luật v bảo vệ đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn thực vật quý, hiếm nói riêng được ra đời từ rất sớm. Có những quốc gia, vấn đ bảo tồn đa dạng sinh học c n được quy định trong Hiến pháp. Nhi u nước đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Điểm chung của các quốc gia này là việc xây dựng, quản lý và thực thi pháp luật một cách nghiêm ngặt, có sự phối hợp và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

3.4.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới, nơi cư trú của hơn 10% các loài được biết đến trên Trái Đất. Theo công bố của Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc, ở đất nước này có đủ các loại hình sinh thái trên cạn, hơn 35.000 loài thực vật bậc cao, gần 6.500 loài động vật có xương sống, trong đó, tương ứng, khoảng 17.300 và 667 loài là đặc hữu (xếp thứ ba trên thế giới. Đa dạng sinh học của Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm nghiêm trọng: 15 đến 20% các loài thực vật bậc cao đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt, đe dọa sự tồn tại của hơn 40.000 loài sinh vật có liên quan đến chúng [23].

liên quan đến Công ước và cũng là một trong số ít các quốc gia hoàn thành kế hoạch hành động của Công ước. Năm 1996, Trung Quốc đã ban hành đạo luật bảo vệ thực vật hoang dã. Theo đó, thực vật hoang dã được bảo vệ là các loài thực vật trong tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học hoặc văn hóa quan trong, quý, hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đi u 9 của đạo luật này quy định: Nhà nước bảo vệ các loài thực vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Tất cả các tổ chức, cá nhân đ u bị cấm khai thác trái phép thực vật hoang dã hoặc gây thiệt hại cho môi trường sống của các loài này.

Các loài thực vật hoang dã trong diện được bảo vệ được phân thành hai loại: Loại thuộc phạm vi bảo vệ đặc biệt của Nhà nước và loại thuộc phạm vi bảo vệ đặc biệt của địa phương. Trong nhóm thực vật hoang dã thuộc phạm vi bảo vệ đặc biệt của Nhà nước, được chia thành hai cấp gồm cấp 1 và cấp 2. Danh mục thực vật hoang dã thuộc diện bảo vệ đặc biệt của Nhà nước do Cục quản lý lâm nghiệp và Cục quản lý nông nghiệp thuộc Hội đồng nhà nước, tham vấn với các cơ quan khác công bố sau khi trình Hội đồng nhà nước chấp thuận. Danh mục các loài thực vật hoang dã trong thuộc diện bảo vệ đặc biệt của địa phương do các t nh, thành phố trực thuộc trung ương và các khu tự trị lập, công bố và trình lên Hội đồng nhà nước để lưu giữ hồ sơ. Đạo luật này cũng quy định rõ trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm, cụ thể: phạt ti n gấp 10 lần số ti n thu lợi bất chính đối với hành vi khai thác trái phép, mua, bán thực vật hoang dã thuộc diện bảo vệ đặc biệt của Nhà nước. Ngoài ra, đối với hành vi giả mạo, bán hoặc chuyển giao trái phép giấy phép xuất nhập khẩu... thì có thể bị phạt lên tới 50.000 nhân dân tệ. Người nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc có hành vi thu thập hoặc mua các loài thực vật hoang dã thuộc diện bảo vệ đặc biệt của Nhà nước, hoặc thực hiện khảo sát thực địa mà không được phép thì sẽ bị tịch thu mẫu thực vật hoang dã đã thu thập được, đồng thời áp dụng mức hình phạt lên tới 50.000 nhân dân tệ.

Tính đến cuối năm 2011, Trung Quốc đã thành lập 2.640 khu bảo tồn thiên nhiên ở các cấp độ khác nhau (không bao gồm ở Hồng Kông, Đài Loan và Macao), độ che phủ đạt 149,71 triệu ha, tương đương với 14,93% tổng diện tích

đất (độ che phủ trung bình toàn cầu là 12%). Trung Quốc có 335 khu bảo tồn quốc gia, 2.747 công viên rừng (chiếm 1,83% tổng diện tích đất của Trung Quốc), bao gồm 746 vườn quốc gia, 225 khu th ng cảnh quốc gia, 213 công viên đất ngập nước quốc gia thí điểm và 219 công viên địa chất quốc gia. Với rất nhi u nỗ lực, Trung Quốc đã đạt được nhi u thành quả tích cực. Độ che phủ rừng ở Trung Quốc đã tăng từ 8,6% năm 1949 lên 20,36% tính đến thời điểm hiện nay [33].

3.4.2.2. Kinh nghiệm của Phần Lan.

Nằm trong khu vực rừng lá kim phương b c, Phần Lan được bao bọc bởi biển Baltic, Thụy Điển, Na Uy và Nga. Cực b c của Phần Lan nằm phía trên Vòng B c Cực, trong khi khu vực phía nam của cảnh quan bị chi phối bởi một quần đảo gồm 179.000 h n đảo. Với vị trí địa lý đó, hần Lan được đặc trưng bởi những khu rừng rộng lớn và 188.000 hồ, nơi mang lại cho đất nước cái tên “vùng đất nghìn hồ”.

Phần Lan có khoảng 45.000 loài động vật và thực vật, chiếm 29% tổng số loài được biết đến ở châu Âu và khoảng 3% tổng số loài trên thế giới. Trong đó có khoảng 10% số loài đang bị đe dọa nghiêm trọng [34].

Phần Lan đã thông qua một khung pháp lý toàn diện v các vấn đ môi trường. Mặc dù hầu hết được đi u ch nh thông qua luật pháp quốc gia, nhưng phần lớn luật pháp môi trường của Phần Lan dựa trên cơ sở luật pháp của Liên minh châu Âu (EU) hoặc áp dụng trực tiếp luật pháp EU. Một số đạo luật v môi trường quan trọng ở Phần Lan là: đạo luật bảo vệ môi trường; đạo luật v nước, đạo luật chất thải, đạo luật bảo vệ thiên nhiên, đạo luật v bồi thường thiệt hại môi trường...Đạo luật bảo tồn thiên nhiên Phần Lan (SDK 1096/1996) gồm 11 chương, 77 đi u, là đạo luật chính của luật bảo tồn thiên nhiên Phần Lan. Đạo luật này do Bộ Môi trường Phần Lan, Viện môi trường Phần Lan và các Trung tâm môi trường khu vực và thành phố giám sát thực hiện. Mục tiêu của đạo luật bảo tồn thiên nhiên là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên và giá trị cảnh quan; sử dụng b n vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên;

nâng cao kiến thức tự nhiên và thúc đẩy nghiên cứu tự nhiên. Đạo luật này áp dụng vào việc bảo vệ và quản lý thiên nhiên, cảnh quan. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, đạo luật này không áp dụng trong việc quản lý và sử dụng rừng, mà chủ yếu được đi u ch nh bởi Đạo luật rừng. Đạo luật bảo tồn thiên nhiên của Phần Lan quy định rõ ràng các đi u kiện, thẩm quy n... để tạo lập một Chương trình bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và di tích thiên nhiên; quy định những hoạt động được phép thực hiện trong các khu bảo tồn, những hành vi bị nghiêm cấm... Đạo luật cũng có các quy định v bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm như: cấm b t hoặc giết hại, khai thác các loài quý, hiếm. Việc xuất nhập khẩu, tái xuất khẩu và vận chuyển các loài động thực vật quý hiếm, các bộ phận hoặc dẫn xuất của chúng phải tuân theo quy định của Hội đồng Châu Âu v bảo vệ động thực vật hoang dã. Viện Môi trường Phần Lan là cơ quan có thẩm quy n cấp giấy phép và chứng ch cho các hoạt động xuất nhập khẩu các loài quý hiếm. Các hành vi săn b t, khai thác, xuất nhập khẩu động, thực vật quý hiếm trái với quy định của Đạo luật bảo tồn thiên nhiên thì sẽ bị phạt ti n hoặc phạt tù đến hai năm, theo quy định của Bộ luật hình sự Phần Lan. Hành vi phạm tội có tổ chức thì bị xử phạt từ 4 tháng đến 4 năm tù, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Bên cạnh các quy định của pháp luật, Phần Lan cũng áp dụng nhièu chính sách lâm nghiệp nhằm mục tiêu phát triển b n vững, bảo vệ môi trường. Lâm nghiệp là ngành đặc biệt quan trọng của Phần Lan. Mặc dù ch sở hữu 0.5% của nguồn tài nguyên rừng trên thế giới, Phần Lan lại là nước đứng thứ 6 trên thế giới v sản xuất giấy và bìa cứng. Đối với sản xuất hàng hoá là gỗ xẻ m m thì Phần Lan đứng thứ 7 trên thế giới. Phần lớn những nguyên liệu thô và cả những nguồn năng lượng do ngành công nghiệp rừng của Phần Lan sử dụng đ u từ nguồn nội địa [28]. Chính sách lâm nghiệp của Phần Lan được xây dựng trên cơ sở lâm nghiệp b n vững và sử dụng rừng đa mục đích. Việc sử dụng rừng được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo lợi ích cho cả thiên nhiên và con người và n n kinh tế lâm nghiệp b n vững. Năm 1886 đạo Luật Lâm nghiệp mới đã được

thông qua nhằm cấm chặt phá rừng và phấn đấu trồng thay thế rừng sau khi khai thác. Chính sách lâm nghiệp của Phần Lan được cải cách triệt để đã đem lại hiệu quả to lớn. Độ che phủ rừng ở Phần Lan là 72%, trung bình mỗi người dân Phần Lan có khoảng 4,5 ha rừng. Khối lượng rừng tăng thêm luôn vượt xa khối lượng rừng bị mất đi hoặc bị khai thác. Tổng khối lượng gỗ từ rừng là 2,189 triệu m³. Tổng tăng trưởng hàng năm của cây rừng là 98,5 triệu m³. [28] Diện tích rừng tăng đã làm gia tăng môi trường sống và đảm bảo khả năng sinh tồn cho các loại động thực vật rừng quý, hiếm.

Từ hệ thống pháp luật và chính sách của Trung Quốc và Phần Lan, có thể rút ra nhi u bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh thái. Việt Nam cần có một đạo luật riêng quy định v vấn đ bảo vệ động thực vật quý, hiếm, thể hiện sự ưu tiên quốc gia trong lĩnh vực này. Bởi pháp luật đa dạng sinh học nói chung, và bảo tồn thực vật quý, hiếm nói riêng là một lĩnh vực mới, ra đời muộn so với các ngành luật pháp khác, nên cần có sự đầu tư hơn nữa để hoàn thiện ngành luật này. Nguyên nhân là do từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, vấn đ môi trường mới thực sự đặt ra những thử thách khốc liệt mà chúng ta phải đối mặt. Thêm vào đó, những quy định của pháp luật v bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay còn nằm rải rác trong nhi u văn bản luật khác nhau, dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực thi và quản lý. Các quy định v xử lý vi phạm chưa thực sự chặt ché, hình thức xử phạt chưa nghiêm kh c, không đủ để răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức, xứng đáng vào vấn đ bảo tồn thực vật quý, hiếm. Xét v khía cạnh quản lý, ở Việt Nam chưa quy định rõ ràng cơ chế khen thưởng, xử phạt đối với các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường nói chung, bảo tồn thực vật quý, hiếm nói riêng. Các đợt tập huấn, đào tạo cho cán bộ kiểm lâm c n chưa đồng bộ và đ u đặn; chất lượng tập huấn không cao. Do vậy, hoạt động này không tạo được hiệu quả trong việc nâng cao nghiệp vụ và nhận thức của lực lượng cán bộ này. Cần có sự phối hợp chặt chẽ

giữa cá nhân và tổ chức, giữa Nhà nước và các tổ chức quốc tế trong việc nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực này để đảm bảo đi u kiện v cơ sở vật chất, tạo thuận lợi cho việc quan tr c, theo dõi và nghiên cứu.

Một vấn đ đáng lưu tâm là việc tăng cường tuyên truy n, giáo dục ý thức người dân để nâng cao nhận thức v tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm. Khuyến khích việc thành lập các cộng đồng bảo tồn để tuyên truy n đến chính những người dân bản địa, những người ở khu vực vùng sâu vùng xa dân trí chưa cao, ít được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng. Tạo đi u kiện cho chính những người dân này xóa đói giảm nghèo bằng cách kêu gọi họ tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát hiện hành vi vi phạm... Bằng cách này sẽ vừa nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân, vừa giảm hẳn nạn phá rừng để lấy đất trồng trọt. Để thực hiện những biện pháp này, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế v bảo tồn đa dạng sinh học, thu hút nguồn nhân lực cũng như đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, các quỹ quốc tế..., tạo n n móng nhân lực và tài chính vững ch c cho công cuộc bảo tồn thực vật quý, hiếm, hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học.

K Ậ 3

Trước tình hình diễn biến phức tạp trong thời gian qua, đã cho ta thấy phần nào bức tranh v tình hình bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Pháp luật v bảo tồn, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học đã có những quy định cụ thể hướng tới việc bảo vệ có hiệu quả các loài thực vật rừng quý, heiém. Tuy nhiên các quy định này vẫn còn nhi u bất cập, mâu thuẫn gây ra khó khăn trong cách hiểu và áp dụng thực tế. Để giải quyết tình trạng này, việc cần thiết là sửa đổi những quy định pháp luật hiện hành, tăng cường hiệu quả xử lý vi phạm và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng. Xuất phát từ việc nghiên cứu các vấn đ lý luận và thực tiễn v bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản và đ xuất cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật v bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm trong thời gian tới. Cần tiếp tục đảm bảo thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng v bảo tồn ĐDSH, phát triển b n vững. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác tuyên truy n, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ ĐDSH, bảo tồn các loài quý, hiếm ở Việt Nam.

K Ậ

Thực vật rừng là một m t xích quan trọng trong hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong những năm qua, hiện trạng ĐDSH nói chung, đa dạng thực vật nói riêng tại Việt Nam đang có những biến đổi theo chi u hướng tiêu cực, đ i hỏi phải có nhận thức đúng đ n và những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc BVMT, bảo tồn ĐDSH và phát triển b n vững. Một trong những công cụ mạnh mẽ, hiệu quả nhất để bảo tồn đa dạng sinh học là pháp luật. Ngoài việc quy định các chế tài xử lý vi phạm nghiêm kh c, nhằm trừng trị các đối tượng phạm tội và răn đe con người, thì pháp luật con đi u ch nh, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc tổ chức, quản lý, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ các loài thực vật rừng quý, hiếm. Nhìn chung, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm, chính sách, đường lối chung cho việc bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật v bảo tồn ĐDSH, đa dạng thực vật của Việt Nam vẫn còn nhi u bất cập, đ i hỏi cần tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật hơn nữa, theo hướng minh bạch hóa, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế. Thông qua những nghiên cứu v lý luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật, luận văn đã đ xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật v bảo vệ thực vật rừng quý, hiếm. Những đ xuất này được đưa ra theo quan điểm của người nghiên cứu khoa học, với mong muốn có một góc nhìn sâu hơn v pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo tồn các loài thực vật quý hiếm ở việt nam và thực tiễn thi hành tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)